Lĩnh vực thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 173 - 182)

Chương VI: Các qui định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyeàn khieỏu kieọn goàm 8 ủieàu

CHệễNG 4 ĐẶC ĐIỂM, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, NHỮNG CƠ HỘI VÀ

4.5. NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

4.5.1. Lĩnh vực thương mại

Doanh nghiệp Việt Nam chưa thông qua hợp tác APEC để khai thác thông tin về thị trường, về chính sách thương mại và đầu tư của của các thành viên APEC. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm tới tiến trình hợp tác APEC, hoặc chỉ coi đây là công việc của chính phủ mà chưa nghĩ tới việc khai thác để đem lại lợi ích cho mình và cho đất nươc.

Với thị trường Bắc Mĩ, nhất là Hoa Kì, có nhiều kiều bào Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại hầu hết các bang trên nước Hoa Kì. Hơn 5000 doanh nhân Việt kiều đang hoạt động tại Hoa Kì trong các lĩnh vực đồ gỗ, chế biến

thép, tư vấn, phần mềm... Họ đã và đang trở thành một lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường Hoa Kì. Vì vậy, theo một Việt kiều là cự quan chức hải quan của Hoa Kì, hiện làm chủ 2 công ty tư vấn cho biết:"các doanh nghiệp Việt Nam nên xâm nhập vào thị trường Hoa Kì, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải tham gia vào hệ thống phân phối hàng hoá. Tuy nhiên, các công ty thu mua hoặc đại lý của các công ty thu mua này thường là người Hoa Kì gốc Do Thái, nên họ chỉ mua của người Do Thái, ít khi mua của người nước khác. Chính vì vậy, để có thể xâm nhập hệ thống phân phối hàng hoá hàng hoá này, các doanh nghiệp Việt Nam nên hợp tác cùng các công ty tư vấn đã làm việc với họ hoặc các công ty tiếp thị đã có quan hệ với các công ty lớn. Hay tập hợp các công ty nhỏ có chung mặt hàng để kí hợp đồng với họ nhằm làm giảm bớt chi phí và dùng chính những công ty tư vấn ở Hoa Kì làm đại diện" [59]. Dầu vậy, khi đã vào được thị trường Hoa Kì, để có thể trụ vững và phát triển tại thị trường rộng lớn này cũng là một vấn đề vô cùng khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chiến lược cụ thể như củng cố thương hiệu, theo sát kinh tế và thị hiếu thị trường, quyết định nhanh nhưng chắc chaén trong kinh teá.

Đến nay, từ tháng 4/2004, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Bộ Ngoại giao đã kí kết thoả thuận hợp tác, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và địa phương xúc tiến kinh tế đối ngoại. Thêm vào đó, hai cơ quan này cũng đã chủ trương bảo trợ cho việc thành lập Hiệp hội các nhà doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam. Hiệp hội được thành lập với mục đích liên kết cộng đồng doanhh nghiệp Việt Nam trên thế giơi, xác lập mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Những hoạt động này sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư ở Việt Nam.

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào Hoa Kì sẽ phải đối phó với một thách thức rất lớn, đó là vẫn phải chịu hạn ngạch, trong khi các nươc cạnh tranh khác được phép xuất khẩu không hạn chế vào Hoa Kì, do đó, giá hàng dệt may nhập khẩu có khả năng giảm xuống. Cạnh tranh về giá sẽ là một thách thức rất

lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang phải nhập khẩu nguyên liệu hàng dệt.

Về thuỷ sản, sau vụ kiện bán phá giá tôm, các nhà nhập khẩu thuỷ sản Hoa Kì đã quay lại Việt Nam. Một trong những biện pháp để có thể tăng xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kì là các doanh nghiệp Việt Nam nên đa dạng hoá sản phẩm. Trong bối cảnh tôm đông lạnh phải chịu mức thuế chống phá giá, các doanh nghiệp Việt Nam có thể chuyển sang các sản phẩm thuỷ sản chế biến nhằm mở ra hướng đi mới cho thuỷ sản Việt Nam.

Đối với mặt hàng giày dép, tuy chỉ chiếm kim ngạch nhỏ trong trao đổi thương mại hai chiều giữa hai nước, nhưng nhóm mặt hàng này có mức tăng trưởng khá ổn định. Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam khó có thể cạnh tranh với Trung Quốc đối với những mặt hàng có chất lượng thấp và giá rẻ. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung vào sản xuất những mặt hàng có chất lượng trung bình trở lên để xuất khẩu vào Hoa Kì.

Đối với mặt hàng đồ gỗ nội thất, Việt Nam cần có sự liên kết các doanh nghiệp nhỏ lại với nhau để có thể ổn định nguồn nguyên liệu và đáp ứng nhu cầu của các nhà nhập khẩu Hoa Kì.

Nhìn chung, Việt Nam nên thúc đẩy mạnh mẽ hàng xuất khẩu bằng cách miễn thuế cho hàng nhập khẩu ở các ngành có khả năng cạnh tranh cao, đơn giản hoá thủ tục hải quan, giúp các nhà sản xuất nghiên cứu các thị trường nước ngoài, cũng như học hỏi các kỹ thuật tiếp thị hàng xuất khẩu.

Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần biết rằng, Hoa Kì là một thị trường rất cởi mở, nhưng đòi hỏi hàng hoá phải có chất lượng cao. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường khâu quản lý chất lượng sản phẩm.

Thêm vào đó, khi kí hợp đồng với phía Hoa Kì, các doanh nghiệp Việt Nam "cần phải tìm hiểu thật kĩ các chỉ tiêu về kĩ thuật mà phía đối tác giao cho và phải giao hàng đúng hẹn, và trong tình trạng hoàn hảo, không phân biệt đó là mặt hàng gì" - Tham tán thương mại Đại sứ quán Hoa Kì Michael R. Frisby đã trả lời [58]. Theo ông, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ thị trường Hoa

Kì, có thể tìm hiểu trên sách báo, trên iternet, hoặc thông qua cơ quan thương mại Việt Nam ở Hoa Kì... không cần phải trực tiếp sang tận Hoa Kì.

Giới doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tăng cường liên kết, liên doanh với các công ty của Hoa Kì để sản xuất và phân phối hàng hoá trên đất Hoa Kì. Các công ty này sẽ vì quyền lợi của mình mà tìm cách đưa hàng hoá Việt Nam vào các siêu thị của Hoa Kì để gây sự chú ý của người tiêu dùng Hoa Kì, vì hiện nay, người Hoa Kì biết rất ít về hàng hoá Việt Nam, trừ những người đã sang Việt Nam và cộng đồng người Việt, chủ yếu ở California. Ở lĩnh vực này, rất nhiều kiều bào sinh sống tại Hoa Kì có nguyện vọng hợp tác với doanh nghiệp trong nước để cùng thiết lập mạng lưới phân phối hàng hoá Việt Nam tại Hoa Kì, đưa hàng Việt Nam đến với người tiêu dùng nước ngoài và góp phần quảng bá thương hiệu Việt.

Theo giới kinh doanh Việt kiều tại Hoa Kì, "hầu hết các nhà xuất khẩu Việt Nam thường chỉ chú trọng đến quảng cáo trong khi lẽ ra không cần quảng cáo nhiều nếu cảm thấy không có được mấy hiệu quả khi tiếp cận ở thị trường Hoa Kì. Chỉ chú trọng vào quảng cáo mà không biết cách phân phối, xây dựng mạng lưới phân phối thì cũng thất bại" [64]. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam chỉ chú trọng ở một mức độ nhất định trong khâu quảng cáo, và cần phải chú trọng tới việc thiết kế, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn về mẫu mã, bao bì cũng như chất lượng để thu hút khách hàng.

Để nâng cao uy tín của hàng hoá trên thương trường, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng thương hiệu sản phẩm cho mình. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kinh doanh quốc tế. Xây dựng được thương hiệu nổi tiếng, ngoài việc nâng cao uy tín cho doanh nghiệp, còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để xây dựng được một thương hiệu riêng nổi tiếng phải trải qua một thời gian dài và chịu tác động của nhiều yếu tố.

Ở mức độ khác, trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh những các cam kết trong hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì, Việt Nam cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội ngành

hàng, các doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền vận động tạo môi trường tâm lý xã hội ổn định, thuận lợi, hiểu biết lẫn nhau, phát triển quan hệ đối tác đôi bên cùng có lợi nhằm thúc đẩy hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kì.

Trong quan hệ thương mại với các nước ASEAN, Việt Nam cần chú ý phát huy thế mạnh của mình. Hiện nay, mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang ASEAN là gạo. Thu nhập từ xuất khẩu gạo sang ASEAN đạt 731 triệu USD trong năm 1998. Indonesia là thị trường gạo lớn nhất của nước ta trong ASEAN, kế đến là Philippines và Malaysia. Các nhà sản xuất, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú trọng đến chất lượng gạo, mẫu mã hàng hoá... để có thể tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trong khu vực cũng như đối với các nước khác trên thế giới.

4.5.2. Lĩnh vực đầu tư

So với tốc độ tăng trưởng thương mại giữa hai nước, thì tốc độ tăng trưởng đầu tư của Hoa Kì vào Việt Nam thấp hơn rất nhiều. "Điều này dễ hiểu vì lợi thế so sánh của các nhà đầu tư Hoa Kì không phải là những ngành sử dụng nhiều lao động có tiềm năng xuất khẩu sang Hoa Kì như dệt may, giày da, đồ gỗ..., mà thế mạnh của họ là các dự án lớn, ngành công nghệ cao và dịch vụ" [69]. Vì vậy, việc mở cửa hơn nữa và hoàn thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam trong và ngoài khuôn khổ Hiệp định thương mại song phương sẽ giúp Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kì vào những ngành này.

Hơn nữa, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư. Nhiều luật liên quan đến xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của tình hình sản xuất kinh doanh và cạnh tranh quốc tế. Trong khi đó, ta lại chậm sửa đổi, bổ sung các văn bản qui định chi tiết thi hành Luật thương mại, Luật đầu tử...

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài, nhất là ở Hoa Kì. Các doanh nghiệp Việt Nam cần giới thiệu đến người Hoa Kì những mặt hàng của mình, khả năng sản xuất kinh doanh

cũng như nền văn hoá, tính cách người Việt, môi trường kinh doanh và đầu tư ở Việt Nam... cho giới doanh nhân nước ngoài biết rõ.

Một biện pháp khác có thể đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhất là từ Hoa Kì, Việt Nam cũng cần phải đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến hoạt động đầu tư, tăng cường công tác chống tham nhũng, cửa quyền...

Nếu được, Việt Nam có thể thiết lập cơ chế một cửa sẽ làm cho các thủ tục này bớt rườm rà, hoạt động nhanh chóng và có hiệu quả hơn.

Việt Nam cũng cần thực hiện các chế độ bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và các thành phần khác. Nhà nước không nên phân biệt các liên doanh giữa người nước ngoài với khu vực quốc doanh với liên doanh với các khu vực không phải quốc doanh. Việc làm này sẽ tạo ra một sự canh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Ở tầm cao hơn, để thúc đẩy hợp tác đầu tư Hoa Kì - Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách giữa hai nước cần tăng cừơng trao đổi, tiếp xúc nhằm tìm ra các giải pháp tháo gỡ các vướng mắc trong việc thực hiện các dự án đang triển khai và xúc tiến các dự án trong các lĩnh vực mà hai bên có nhiều tiềm năng. Hoa Kì có thể dành cho Việt Nam dự án hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý đầu tư nước ngoài. Hai bên cần tạo điều kiện hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước cơ hội trao đổi, tiếp xúc nhằm thúc đẩy quá trình giao thương và đầu tư trực tiếp. Gần đây, vào giữa năm 2003, Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam đã thuê công ty tư vấn Hill&knowlton của Hoa Kì tư vấn việc xúc tiến đầu tư của Hoa Kì vào Việt Nam. Đây được xem như một biện pháp rất tích cực của Việt Nam trong hoàn cảnh nhiều công ty Hoa Kì chưa biết gì về Việt Nam.

Hill&knowlton là công ty làm đại diện thương mại của nhiều nước.

Hill&knowlton sẽ giúp các công ty Hoa Kì biết đến Việt Nam như là một môi trường kinh doanh thuận lợi và triển vọng, chứ không phải chỉ biết đến những chuyện trong lịch sử của Việt Nam. Việt Nam hi vọng Hill&knowlton sẽ giúp Việt Nam thu hút được nhiều hơn nữa đầu tư của Hoa Kì.

Việt Nam cũng nên tăng cường các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích Việt kiều đầu tư về nước. Trong cộng đồng kiều bào Việt Nam sinh sống tại Hoa Kì,

có nhiều người trở thành những nhà kinh doanh thành đạt có khả năng đầu tư về nước, một số khác có trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt trong các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường các chế độ ưu đãi, khuyến khích Việt kiều đầu tư về nước, đặc biệt trong các ngành công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, nghiên cứu phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cảnh, cư trú, đi lại và sinh hoạt của Việt kiều tại Việt Nam.

Các hoạt động tham gia của doanh nghiệp rất hạn chế do những khó khăn về tài chính. Cho nên, số lượng doanh nghiệp tham gia các hội chợ đầu tư, diễn đàn doanh nghiệp trẻ, các hoạt động giao lưu khác còn hạn chế.

Thêm vào đó, nhà nước cũng cần sớm ban hành Luật đầu tư ra nước ngoài để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, trước mắt là vào các nước ASEAN, khai thác những lợi thế tại các nước trong khu vực Đông Nam Á. Hiện nay, Việt Nam là nước trong số rất ít những nước ASEAN không có đầu tư vào các nước láng giềng. Trong khi đó, các nước như Thái Lan, Phillippine, Indonesia, kể cả Lào... là những nước thiếu vốn cho công cuộc phát triển, nhưng các doanh nghiệp của họ vẫn tích cực đầu tư vào các nước khác để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Việt Nam và các nước ASEAN có khá nhiều điểm giống nhau về vị trí địa lý, về điều kiện khí hậu cùng những lợi thế về nguồn lao động dồi dào và nguồn tài nguyên thiên nhiên... vì vậy, thiết nghĩ, chúng ta cũng cần học hỏi thêm những kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài của một số nước ASEAN đối với công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam.

Như đối với Singapore, từ lâu, đất nước này rất coi trọng việc lợi dụng vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế. Tuỳ từng giai đoạn mà chính phủ xác định những ngành kinh tế mũi nhọn, cần ưu tiên phát triển mà có những chính sách khuyến khích đầu tư thích hợp. Chẳng hạn như, ở những năm 60 của thế kỉ XX Singapore dùng những biện pháp thuế ưu đãi để khuyến khích đầu tư vào các ngành chế biến, lắp ráp, sử dụng nhiều lao động, sang những năm 70, Singapore lại tập trụng vào các ngành chế tạo sử dụng vốn và kỹ thuật cao, và từ

những năm 80 trở đi, quốc gia này khuyến khích đầu tư vào những ngành kỹ thuật cao sử dụng công nghệ hiện đại...

Cụ thể, chính phủ Singapore đã có những sắc luật khuyến khích đầu tư khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế từng giai đoạn: sắc lệnh về công nghiệp "mũi nhọn" và sắc lệnh miễn thuế cho các xí nghiệp đang mở rộng, đạo luật giảm thuế thu nhập để phát triển kinh tế, đạo luật khuyến khích phát triển kinh tế... Các đạo luật này đã qui định một số điều khoản sau:

- Để hưởng qui chế về công nghiệp "mũi nhọn", số vốn đầu tư tối thiểu phải là 1 triệu đô Singapore. Công ty thuộc diện này được giảm thuế trong 5 năm, lợi nhuận cổ phần đóng góp cho đến cuối thời gian hưởng ưu đãi đều được miễn thuế thu nhập.

- Mỗi xí nghiệp mở rộng phát triển sản xuất phải chi phí thêm 10 triệu đô Singapore sẽ được giảm bớt một phần thuế...

- Các xí nghiệp có thể nhập khẩu miễn thuế thiết bị và nguyên vật liệu không có sẵn ở Singapore

- Các doanh nghiệp nước ngoài không bị hạn chế về qui mô vốn đầu tư....

Ngoài ra theo thời gian và theo từng giai đoạn phát triển kinh tế, chính phủ Singapore cũng ban hành nhiều sắc lệnh khác nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.

Như vậy, từ Singapore, Việt Nam có thể học hỏi những kinh nghiệm để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như về công tác tổ chức bộ máy quản lý nhà nước gọn nhẹ, coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực, lấy tiêu chuẩn vốn đầu tư có giá trị lớn, tiêu chuẩn hứơng về xuất khẩu và kỹ thuật cao là điều kiện hưởng các chế độ ưu đãi.

Đối với Malaysia, từ năm 1968, chính phủ nước này đã ban hành luật đầu tư nước ngoài và sửa đổi những điều luật này vào năm 1986 theo hướng tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo đó, các chủ đầu tư nước ngoài có thể bỏ vốn 100% nếu họ xuất khẩu trên 80% sản phẩm, được hưởng ưu đãi nếu họ bán được hơn 50% sản phẩm trên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 173 - 182)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)