Quan hệ đầu tư Hoa Kì - Việt Nam trong khuôn khổ APEC

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 126 - 135)

Chương VI: Các qui định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyeàn khieỏu kieọn goàm 8 ủieàu

3.2.2.3. Quan hệ đầu tư Hoa Kì - Việt Nam trong khuôn khổ APEC

Trước khi có hiệp định thương mại song phương (13/7/2000)

Cùng với thương mại, đầu tư quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng. "Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, nó là sự tiếp nối của thương mại ở tầng cao vì nó thâm nhập sâu vào quá trình thay đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước sở tại" [35,tr32]. Đối với Việt Nam, đầu tư quốc tế còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để thực hiện việc thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại và đầu tư, Việt Nam cần có vốn để khai thác những lợi thế về so sánh thị trường, tài nguyên và lao động. Hơn nữa, việc viện trợ vốn từ những nước xã hội chủ nghĩa anh em trước kia không còn dồi dào như trước nữa, Việt Nam cần phải tự nỗ lực tìm kiếm thị trường, phát triển kinh tế. Và sau những hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là các hoạt động chuyển giao công nghệ, giúp các nước đang phát triển như Việt Nam có cơ hội tiếp xúc với công nghệ mới. Vì những lẽ đó, năm 1987, Việt Nam đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài. Và Việt Nam nhanh chóng trở thành một trong những nước có nhịp độ đầu tư nước ngoài nhanh nhất.

Đối với các nhà đầu tư Hoa Kì, trước khi chính phủ Hoa Kì huỷ bỏ cấm vận với Việt Nam, hầu như không có các dự án đầu tư vào Việt Nam, mặc dù họ rất muốn được vào đầu tư kinh doanh tại Việt Nam để có cơ hội cạnh tranh với các công ty Nhật Bản, châu Aâu và các nước khác.

Đến khi chính phủ Hoa Kì tuyên bố bình thừơng hoá các quan hệ với Việt Nam, "30 công ty đã mở văn phòng ngay sau khi bỏ cấm vận một ngày, mở đầu

cuộc đấu tranh giành trái tim và túi tiền của người Việt Nam" [7,tr137]. Từ đó trở đi, đầu tư của Hoa Kì vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Đến giữa năm 1998, có khoảng 400 công ty Hoa Kì đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng kí là 1,134 triệu USD, chiếm 3,54% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí tại Việt Nam.

Dưới đây là bảng thống kê đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo khu vực và nước (5/1998) trước khi có hiệp định thương mại.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo khu vực và nước (tính đến 5/1998)

1988 - 1990 1991 -1995 1996 - 5/1998 Toồng soỏ Khu

vực và nước

Voán (1000 USD)

% Voán (1000 USD)

% Voán (1000 USD)

% Voán (1000 USD)

%

Toồng soỏ 1.582.646 100 16.244.387 100 14.253.916 100 32.080.949 100 Chaâu

Á - TBD

779.858 49.28 11.207.538 68.99 10.958.520 76.88 22.945.916 1.53

Trong đó:

ASEAN 58.435 3.69 2.804.937 17.27 5.087.670 35.69 7.951.042 24.78 Các

nước khác

466.199 29.46 7.688.141 47.33 5.720545 40.13 13.874.885 3.25

Đài Loan

199.923 7.58 3.112.886 19.16 1.189.688 8.35 4.442.497 13.79

Nhật Bản

85.932 5.43 1.780.641 10.96 1.404.865 9.86 3.271.438 10.20

Hoàng Koâng

240.288 15.18 1.371.003 8.44 1.554.096 10.90 3.165.387 9.87

Hàn Quoác

4.975 0.31 1.375.633 8.47 1.531.024 10.74 2.911.632 9.08

Chaâu AÂu

690.846 43.65 3.770.406 23.21 2.119.438 14.87 6.580.735 20.51

Trong đó

Pháp 289.244 18.28 604.340 3.72 841.049 5.90 1.734.633 5.41 Hà Lan 118.000 7.46 385.084 2.37 104.310 0.73 607.394 1.89 Anh 115.510 7.30 351.103 2.16 52.763 0.37 519.376 1.62

Đức 9.358 0.59 23.017 0.14 140.354 0.98 172.729 0.54

Chaâu

111.942 7.07 1.219.443 7.51 1.175.913 8.25 2.507.298 7.82

Trong đó

Hoa Kì 2.565 0.16 759.970 4.68 371.906 2.61 1.134.441 3.54 Canada 109.257 6.90 67.789 0.42 13.239 0.09 190.285 0.59

Nguồn: [Dẫn lại 7,tr138]

Nhìn chung, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia đầu tư rất mạnh vào thị trường Việt Nam. Riêng đối với Hoa Kì, từ sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, đầu tư của Hoa Kì tại Việt Nam đã phát triển rất nhanh. Sự phát triển này cũng được giải thích do môi trường đầu tư tại Việt Nam có sự cải thiện hơn trước thu hút các nhà đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam.

Sang năm 1999, thế giới chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh. Đầu tư của Hoa Kì vào Việt Nam cũng giảm sút nghiêm trọng. Trong năm này, Hoa Kì chỉ đầu tư vào Việt Nam 96.352 triệu USD, bằng 31% so với năm trước.

Đến những tháng đầu năm 2000, số dự án đầu tư của Hoa Kì vào Việt Nam chỉ là 12 dự án, và số vốn đầu tư chỉ đạt 20 triệu USD [31,tr71]. Sự giảm sút đầu tư của Hoa Kì vào Việt Nam có thể được giải thích bởi nhiều nguyên nhân, nhưng kết quả này không phù hợp với tiềm năng hai nước, và thể hiện sức thu hút kém của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhìn chung, trước khi có hiệp định thương mại song phương, đầu tư của Hoa Kì vào Việt Nam chiếm vị trí khá quan trọng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Dù vậy, do nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan mà hai nước không thực sự phát huy hết tiềm năng của mình trong quá trình hợp tác đầu tư. Dần dần, những vướng mắc đó cũng được gỡ bỏ, tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, nhất là từ khi hiệp định thương mại Hoa Kì - Việt Nam được kí kết.

Sau khi có hiệp định thương mại song phương (13/7/2000)

Sau khi có hiệp định thương mại, bên cạnh những kết quả tích cực về trao đổi thương mại, hoạt động hợp tác đầu tư giữa hai nước có những bước tiến đáng kể. Tính đến cuối năm 2001, Hoa Kì có 125 dự án đầu tư tại Việt Nam, với số vốn 1,35 tỉ USD, đứng thứ 6 trong các nước đầu tư vào Việt Nam [73]. Cùng thời gian này, các nước trên thế giới đầu tư vào Việt Nam 2.842 dự án, với tổng số

vốn là 37,438 tỉ USD. Những số liệu trên cho thấy, đầu tư Hoa Kì vào Việt Nam tuy có tăng so với trước nhưng so với nước khác còn khá khiêm tốn.

Sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực, quan hệ kinh tế giữa hai nước được mở rộng hơn trước. Hoa Kì có hơn 700 doanh nghiệp có mặt tại Việt Nam dưới các hình thức đầu tư liên doanh, các công ty 100% vốn Hoa Kì, các văn phòng đại diện... Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, đến cuối năm 2002, đầu tư trực tiếp của Hoa Kì ở Việt Nam tăng trên 30%, đạt 38,9 triệu USD, với 32 dự án [31,tr93]. Mặc dù số tăng là không nhiều, nhưng cũng là dấu hiệu khả quan cho Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Sang năm 2004, theo Đại sứ Hoa Kì tại Hà Nội Michael Marine cho biết, Hoa Kì là nước thực tế đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, với 531 triệu USD, chiếm 19% tổng giá trị đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam [81]. Lĩnh vực đầu tư lớn nhất của các công ty Hoa Kì vào Việt Nam là dầu lửa với gần 1 tỉ USD.

Hiện nay, tổng số vốn đầu tư trực tiếp từ Hoa Kì vào Việt Nam đạt khoảng 2,6 tỉ USD, trong đó có 730 triệu USD được đầu tư trực tiếp từ Hoa Kì và 1,9 tỉ USD từ các công ty con của Hoa Kì ở nước ngoài. Việt Nam có khoảng 20 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp Hoa Kì, chủ yếu trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và chế biến. Trong số các công ty lớn làm ăn tại Việt Nam có công ty điện tử GE, công ty thực phẩm Cargil, công ty dầu khí Conoko, Nike, Cocacola, Pepsi...

Cơ cấu đầu tư của Hoa Kì ở Việt Nam Đầu tư theo ngành

Về cơ cấu đầu tư theo ngành, khoảng 2/3 đầu tư của Hoa Kì tập trung vào các ngành công nghiệp, tiếp đến là các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, tin học...

Đây là những ngành chiếm 9,83% tổng số vốn đầu tư của Hoa Kì, trong khi đó, đầu tư của các nước khác đầu tư vào Việt Nam ở lĩnh vực này chỉ có 1,27%.

Cơ cấu đầu tư theo ngành của Hoa Kì ở Việt Nam

Ngành Số dự

án

Tyû trọng

(%)

Soá voán (trieọu USD)

Tỷ trọng (%)

Công nghiệp nặng 8 8.79 359.017 30.37

Coõng nghieọp nheù 24 26.37 336.421 28.46

VH-Y tế-GD-Tin học 18 19.78 116.215 9.83

Du lịch - Khách sạn 4 4.40 102.791 8.69

Xây dựng 7 7.69 87.259 7.38

Noõng - laõm nghieọp 10 10.99 78.664 6.65

GTVT - Bửu ủieọn 4 4.40 40.350 3.41

Dũch vuù 10 10.99 37.503 3.17

Daàu khí 4 4.40 19.200 1.62

Thủy sản 2 2.20 4.816 0.41

Toồng soỏ 91 100.00 1.182.236 100.00

Nguoàn: [31,tr77] (Soỏ lieọu naờm 1998) Ngành nông - lâm nghiệp cũng thu hút khá nhiều vốn đầu tư của Hoa Kì. Tuy nhiên, các ngành mà Hoa Kì có ưu thế về vốn và công nghệ cao như xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông... lại chưa được đầu tư nhiều vào Việt Nam.

Nhìn chung, các ngành chiếm thế mạnh trong nền kinh tế của Việt Nam như may mặc, giày dép, thủy sản... lại không thu hút được nhiều vốn đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kì. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như doanh nghiệp Hoa Kì chưa tìm được đối tác thích hợp để hợp tác sản xuất. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư thuận lợi cũng sẽ là một trong những nguyên nhân thúc đẩy cho việc phát triển quan hệ đầu tư giữa Hoa Kì và Việt Nam, cũng như giữa Việt Nam với bất kì nước nào trên thế giới.

Đầu tư theo vùng lãnh thổ:

Xét theo vùng lãnh thổ, thời gian đầu, đầu tư của Hoa Kì tập trung ở các tổnh mieàn Nam Vieọt Nam.

Ở phía Nam, các nhà đầu tư Hoa Kì tập trung nhiều nhất vào thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... là những tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế khá cao ở Việt Nam, cùng với nhiều chính sách phát triển kinh tế khác, cơ sở hạ tầng thuận lợi đã thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kì.

Ở phía Bắc, Hà Nội là thành phố có vốn đầu tư của Hoa Kì nhiều nhất.

Tiếp đó là các tỉnh như Hải Dương, Hà Tây...

Đầu tư của Hoa Kì ở Việt Nam tính theo tỉnh

Tổnh % USD

Bạc Liêu 1 4.116.000

Bà Rịa-Vũng Tàu 4 87.617.00

Bỡnh ẹũnh 1 1.000.000

Bỡnh Dửụng 5 55.073.066

Caàn Thô 1 1.751.000

Đà Nẵng 1 10.093.000

ẹaộc Laộc 1 4.563.530

Đồng Nai 5 234.909.265

Hà Nội 15 121.145.532

Hà Tây 3 104.177.000

Hải Dương 1 102.700.000

Hải Phòng 2 36.700.000

Tp.Hoà Chí Minh 17 178.408.372

Khánh Hoà 2 6.700.000

Long An 1 5.150.000

Phuù Yeân 1 1.000.000

Quảng Nam 2 133.877.000

Quảng Trị 1 3.952.000

Thái Bình 1 280.000

Vónh Long 1 2.390.000

Toồng soỏ 66 1.095.602.765

Nguoàn: [7,tr140] (Soỏ lieọu naờm 1998)

Nhìn chung, việc các nhà đầu tư Hoa Kì chú ý nhiều đến miền Nam Việt Nam được lý giải do "tính chất quen thuộc và hấp dẫn cũng như "mối quan hệ lịch sử để lại" của miền Nam Việt Nam đối với các công ty của Hoa Kì".

[7,tr139]

Hình thức đầu tư:

Các công ty Hoa Kì đầu tư vào Việt Nam theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp Hoa Kì đầu tư vào Việt Nam theo các hình thức liên doanh, hợp đồng kinh doanh hoặc thành lập các coâng ty 100% voán Hoa Kì.

Thời gian đầu, đa số các doanh nghiệp Hoa Kì đầu tư vào Việt nam với hình thức liên doanh nhằm làm quen với môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. Càng về sau, hình thức 100% vốn Hoa Kì đã tăng lên. Điều này được lí giải là do các công ty Hoa Kì luôn hướng đến việc thành lập các công ty hoạt động độc lập. Thêm vào đó, trong hình thức liên doanh, phía Việt Nam chủ yếu đóng góp về mặt bằng, cán bộ tham gia quản lý liên doanh có trình độ thấp, lực lượng lao động có tay nghề nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Đến nay, hình thức liên doanh chiếm 50,1% tổng giá trị vốn đầu tư của Hoa Kì tại Việt Nam, hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 49,6%, hình thức hợp đồng kinh doanh chiếm 0,3%, chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò và khai thác daàu khí.

Đặc điểm của đầu tư Hoa Kì vào Việt Nam

Từ nghiên cứu quá trình đầu tư đầu tư trên đây, chúng tôi rút ra một số đặc điểm như sau:

Thứ nhất, số vốn của Hoa Kì đầu tư vào Việt Nam chưa cao. Đầu tư của Hoa Kì chỉ chiếm 3,02% tổng số vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam [31,tr73].

Mặc dù địa bàn đầu tư ở Việt Nam rất lớn và thuận lợi, nhưng Hoa Kì vẫn chưa đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.

Thứ hai, số vốn Hoa Kì đầu tư vào Việt Nam không ổn định, lúc lên, lúc xuống theo từng năm. Từ năm 1997 đến nay, có nhiều công ty Hoa Kì rút vốn,

không tăng đầu tư hoặc nếu có đầu tư mới thì đầu tư rất ít vào Việt Nam. Tình hình này, theo ý kiến của các nhà kinh doanh Hoa Kì, một phần là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, một phần là do môi trường và chính sách đầu tư ở Việt Nam không ổn định, nhiều rủi ro, chậm thu lợi nhuận... Việc các công ty Hoa Kì bỏ đi sẽ mang đến nhiều bất lợi cho Việt Nam trong việc huy động vốn, kỹ thuật, tạo việc làm cho người lạo động... mà còn gây ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư của các nước khác vào Việt Nam.

Thứ ba, đầu tư của Hoa Kì trong thời gian qua có xu hướng giảm sút và chưa phát triển mạnh mẽ trở lại. Số vốn đầu tư trước khi có hiệp định thương mại song phương không đáng kể. Đến khi hiệp định được kí kết, đầu tư của Hoa Kì vào Việt Nam lại chịu tác động của nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên cũng không tăng nhiều so với trước đó. Gần đây, đầu tư của Hoa Kì vào Việt Nam tuy có tăng nhưng vẫn còn khá ít ỏi so với đầu tư của Hoa Kì vào các nước khác, cũng như so với các nhà đầu tư nước khác vào Việt Nam.

Thứ tư, đầu tư của Hoa Kì vào Việt Nam tập trung ở một số ngành được xem là thế mạnh của Hoa Kì như công nghiệp, tin học... đã có tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, vốn đầu tư của các dự án cũng không lớn, cho thấy, mặc dù hai nước có nhiều cải thiện trong quan hệ kinh tế, nhất là từ sau khi hiệp định thương mại song phương được kí kết, Hoa Kì vẫn chưa có những dự án lớn đầu tư vào Việt Nam.

Nhìn chung, trong quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư giữa hai nước vẫn có những bước phát triển đáng khích lệ, tuy chưa xứng với tiềm năng của hai nước. Vì cả hai quốc gia đều là những thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, nên phía Hoa Kì và Việt Nam đều cố gắng tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nhằm đi đến thực hiện các mục tiêu chung mà APEC đã đặt ra, đó là thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại và đầu tư. Có lẽ cần một thời gian dài nữa để hai bên phát triển hài hoà các mối quan hệ kinh tế song phương, cũng như hợp tác chặt chẽ trong các tổ chức thương mại có tính quoỏc teỏ nhử APEC, WTO....

Thêm vào đó, trong quá trình triển khai các mối quan hệ song phương, các nước không bị ràng buộc nhiều bởi các luật lệ của APEC. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các nước thành viên APEC tiến tới các thỏa thuận với nhau, phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 126 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)