CHệễNG 2 QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA APEC VỚI VIỆT NAM QUA TRƯỜNG
2.1.1. VÀI NÉT VỀ SỰ THÀNH LẬP TỔ CHỨC ASEAN
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ quốc tế phát triển ngày càng phức tạp. Để bảo vệ quyền lợi của từng nước cũng như của khu vực, chủ nghĩa khu vực đã hình thành và nhanh chóng phát triển. Nhiều tổ chức khu vực đã được thành lập ở nhiều nơi như Trung Mĩ, Châu Phi, Châu Âu… Các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng không thoát khỏi sự tác động từ tình hình trên. Khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, Hoa Kì ngày càng lún sâu và chịu nhiều thất bại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Tình hình này đã ảnh hưởng không ít đến các nước trong khu vực. Đến năm 1965, hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập (trừ Brunei) dưới nhiều mức độ và hình thức khác nhau. Các nước Đông Nam Á bắt đầu chú trọng việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị và bước đầu thu được một số kết quả. Tuy nhiên, các nước này cũng đứng trước những khó khăn về kinh tế, chính trị còn tồn đọng, cũng như giải quyết những xung đột giữa họ với nhau và những sức ép từ bên ngoài. Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo ở các nước Đông Nam Á nhận thấy việc liên kết lại để phát triển kinh tế, ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài là một yêu cầu cấp thiết.
Ngoài ra, khi vận động thành lập tổ chức khu vực, các thành viên ban đầu của tổ chức ASEAN đều có những mục đích riêng.
Indonesia là nước có diện tích đất đai và dân số lớn nhất khu vực, có tham vọng tiến tới vị trí lãnh đạo và phát huy ảnh hưởng của mình đến các nước khác trong khu vực.
Malaysia có nhiều vấn đề còn tồn đọng như vấn đề dân tộc trong nước và tranh chấp lãnh thổ với Idonesia, Philippines. Cho nên, Malaysia hy vọng việc
tham gia tổ chức này sẽ giải quyết được những khó khăn trong nước và xây dựng mối quan hệ hữu nghị với các nước anh em. Mặt khác, về quân sự, từ sau khi độc lập, Malaysia vẫn dựa vào Anh, nhưng từ khi Anh từ bỏ những cam kết quân sự ở phía đông kênh đào Suez thì Malaysia phải tính đến việc tăng cường xây dựng lực lượng quân sự quốc phòng nhằm bảo vệ an ninh đất nước.
Philippines mong muốn sẽ tiến tới việc đa dạng hóa chính sách ngoại giao và tạo điều kiện giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Malaysia.
Thái Lan lúc này đang phải chống lại phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước và lo ngại bởi phong trào cách mạng Đông Dương, cho nên, việc tham gia vào một tổ chức khu vực sẽ giúp Thái Lan có thêm sức mạnh để giải quyết những khó khăn. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo Thái Lan nhận thấy rằng các nước lớn, kể cả Mĩ, có thể phải điều chỉnh vị thế của họ ở Đông Nam Á để phù hợp với những thay đổi trong tình hình quốc tế. Thái Lan muốn tìm kiếm sự cân bằng trong chính sách đối ngoại thông qua sự hợp tác khu vực. Về mặt kinh tế, Thái Lan cũng nhận thức rõ sự hợp tác kinh tế trong khu vực sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển.
Cuối cùng là quốc gia có diện tích thuộc vào loại nhỏ ở Đông Nam Á, có vị trí nằm lọt thỏm giữa Malaysia và Indonesia, nên Singapore phải tham gia vào tổ chức ASEAN nếu như không muốn bị cô lập. Thêm vào đó, khi tham gia vào tổ chức này, Singapore cũng có nhiều quyền lợi, như việc dựa vào thị trường chung ASEAN để phát triển nền kinh tế nước nhà.
Nhìn chung, đến lúc này, dù việc vận động thành lập và tham gia tổ chức ASEAN của 5 nước thành viên ban đầu có nhiều mục đích khác nhau, nhưng nó phản ánh được tình hình quốc tế lúc giờ. Đó là việc cần thiết đẩy mạnh nhu cầu hợp tác khu vực để phát triển và tránh được sự can thiệp từ bên ngoài.
2.1.1.2. Sự thành lập
Trước khi tổ chức ASEAN ra đời, một số tổ chức trong khu vực cũng đã được thành lập: Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) ra đời năm 1954, gồm nhiều nước trong đó có 2 nước thuộc khu vực Đông Nam Á là Thái Lan và
Philippines; Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) ra đời năm 1961, gồm các nước Thái Lan, Malaysia và Philippines; Tổ chức Maphilindo do Malaysia, Philippines và Indonesia sáng lập vào tháng 8/1963… Tuy nhiên, các tổ chức trên tồn tại trong khoảng thời gian không bao lâu, vì lúc bấy giờ, mâu thuẫn giữa các nước trong từng tổ chức vẫn còn chưa giải quyết được. Dù vậy, các tổ chức trên cũng đã phản ánh được yêu cầu hợp tác cùng nhau phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa của các nước trong khu vực và hạn chế sự ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm mọi cách để biến Đông Nam Châu Á thành "sân sau".
Đến cuối năm 1966, Ngoại trưởng Thái Lan gởi đến ngoại trưởng các nước Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore bản dự thảo về việc tổ chức
"Hội các quốc gia Đông Nam Á về hợp tác khu vực". Sau nhiều cuộc thảo luận, vào tháng 8/1967, tại cuộc họp các Bộ trưởng ngoại giao, "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á" (Association of Southeast Asian Nation - ASEAN) ra đời với 5 nước thành viên ban đầu là Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Singapore.
2.1.1.3. Mục đích thành lập
Theo Tuyên bố Bangkok, mục tiêu cơ bản của ASEAN là bảo đảm ổn định, an ninh và phát triển của toàn khu vực Đông Nam Á, trong đó sự hợp tác về kinh tế, chính trị giữa các nước được đề cao.
Tổ chức ASEAN được thành lập với các mục đích sau:
1) Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng.
2) Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lí và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ các nguyeõn taộc cuỷa Hieỏn Chửụng Lieõn Hieọp Quoỏc.
3) Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và hành chính.
4) Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính.
5) Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hóa giữa cac nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc, nâng cao mức sống của nhân dân.
6) Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á.
7) Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương hợp và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.
Như vậy, những mục đích thành lập tổ chức ASEAN cho thấy rằng các nước thành viên đều nhận thấy sự hợp tác bình đẳng giữa các nước trong Hiệp hội sẽ đem lại lợi ích chung cho mỗi quốc gia, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho hòa bình, ổn định và phồn vinh trên thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng.
Từ khi thành lập cho đến nay, ASEAN đã trải qua nhiều cuộc họp các cấp, vạch ra phương hướng hoạt động, chính sách phát triển quan hệ trên các lĩnh vực giữa các nước trong và ngoài khu vực. Vị thế quốc tế của ASEAN ngày càng nâng cao.