Chương VI: Các qui định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyeàn khieỏu kieọn goàm 8 ủieàu
CHệễNG 4 ĐẶC ĐIỂM, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, NHỮNG CƠ HỘI VÀ
4.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Trên cơ sở quan hệ giữa APEC và Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN trong thời gian gần đây, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm cho quá trình hội nhập quốc tế.
4.2.1. Tích cực vận động, chủ động hội nhập với các tổ chức khu vực và thế giới
Vượt qua bao đau thương mất mát trong chiến tranh, đất nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, thống nhất. Nhưng đất nước cũng lâm vào hoàn cảnh vô cùng khốn khó. Hậu quả chiến tranh để lại quá nặng nề, đất nước lại rơi vào tình trạng bị cấm vận, cô lập, bao vây của các thế lực thù địch, nhất là Hoa Kì. Aûnh hưởng của việc thực hiện chính sách cấm vận của Hoa Kì đem lại những tác động tiêu cực cho Việt Nam trong buổi đầu khắc phục hậu chiến tranh, xây dựng phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, dươi tác động của xu thế đối thoại, hợp tác trên thế giới cũng như các nhân tố chủ quan và khách quan khác, Việt Nam từ thế bị cô lập, bao vây... đã tìm được con đường đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Đại hội đảng
lần VI đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới có nguyên tắc để giữ vững và phát triển chủ nghĩa xã hội. Việt Nam nhận thấy được tầm quan trọng của việc hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập khu vực.
Thêm vào đó, lúc này, các nước ASEAN cũng đã dần cải thiện quan hệ với Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế... Năm 1992, Việt Nam trở thành quan sát viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Và 3 năm sau đó, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Tham gia ASEAN như là bước đi đầu tiên của Việt Nam trên bước đưởng hội nhập quốc tế. Đến năm 1989, Việt Nam được kết nạp là thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, trong tương lai gần sẽ là việc gia nhập WTO
Qua đó, chúng ta thấy được, Việt Nam luôn có tinh thần chủ động hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế. Tuy bị cô lập, bao vây, cấm vận, nhưng Việt Nam không mang tâm lý "ngồi chờ" cơ hội đến với mình, mà chủ động đón đầu, nắm bắt chúng, từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, trước hết là tham gia vào các tổ chức khu vực.
4.2.2. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới nói chung, các nước trong tổ chức APEC nói rieâng.
"Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo thành công trên mặt trận ngoại giao" [Dẫn lại 43,tr175]. Ở đây, độc lập, tự chủ không có nghĩa là chủ nghĩa biệt lập hay chủ nghĩa quốc gia dân tộc hẹp hòi.
Nhưng dù sao đi nữa, trong quan hệ với các nước, chúng ta cũng phải biết "dựa vào sức mình là chính".
Trong mối quan hệ với Hoa Kì, thời gian đầu, Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn đến từ nhiều phía. Tuy nhiên, kể từ sau khi Đảng và Nhà nước đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước và bước đầu gặt hái được thành công đã khẳng định vai trò, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Từ những thành công bước đầu đó cùng với tình hình thế giới có những thay đổi, chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại, quan hệ Hoa Kì - Việt Nam cũng đã dần được cải thiện.
Và từ những nỗ lực của cả hai phía, Việt Nam và Hoa Kì, Hoa Kì đã tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Và sau đó là hàng loạt các hoạt động hợp tác giữa hai bên đã diễn ra, đáng kể đến là trong lĩnh vực kinh tế, Hoa Kì và Việt Nam đã kí kết Hiệp định thương mại song phương (7/2000). Từ đó trở đi, quan hệ giữa hai bên ngày càng có những thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Nói như vậy, để chúng ta thấy rõ thêm, có được những thành công như vậy, Việt Nam cũng chủ yếu dựa vào sức mình, và luôn nêu cao tinh thần độc lập tự chủ trong quan hệ với các nước trên thế giới.
Đối với khối ASEAN cũng vậy. Trong chiến tranh Việt Nam, một số nước ASEAN là đồng minh của Mĩ tham chiến ở Việt Nam. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, quan hệ giữa tổ chức này và Việt Nam là quan hệ đối đầu. Nhưng từ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc và những động thái tích cực của các bên liên quan trong giải quyết các vấn đề có liên quan, nổi bật là vấn đề Campuchia, quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam có những chuyển biến tốt đẹp. Đến tháng 7/1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên ASEAN, và sau đó là APEC đã mở ra một chương mới trong lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam. Những kết quả đạt được cho thấy "hoạt động ngoại giao càng phải quán triệt tinh thần dựa vào sức mình là chính, phải có tư duy độc lập và sáng tạo, biết nắm vững nguyên lý cơ bản, tranh thủ những kinh nghiệm quý báu - kết tinh trí tuệ của các dân tộc , để ứng dụng phù hợp với điều kiện đặc thù của nước ta vào việc xử lý quan hệ cụ thể với từng nước, từng đối tượng, tự chủ quyết định chủ trương và hành động của mình, không để bị biến thành con bài trong tay người khác" [Dẫn lại 43,tr177].
4.2.3. Sự khác nhau về chế độ chính trị, hệ tư tưởng không là rào cản quyết định quan hệ giữa APEC với Việt Nam.
Chúng ta biết rằng, APEC là tập hợp những nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có sự khác biệt rất xa nhau về các lĩnh vực chính trị, trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội... Tuy nhiên, APEC là một tổ chức chấp nhận những sự khác biệt đó và thực hiện các biện pháp phát triển nền kinh tế ổn định,
năng động ở khu vực, tiến dần xoá bỏ khoảng cách về trình độ phát triển giũa các nền kinh tế thành viên. Trong quan hệ với khối Bắc Mĩ, chủ yếu là Hoa Kì, mặc dù có những bất đồng về chế độ chính trị, nhưng Việt Nam và Hoa Kì, sau những nỗ lực từ cả hai phía, vấn đề ý thức hệ khác biệt, từng một thời gian là đối đầu đã chuyển sang hợp tác với nhau, vì một mục tiêu cao hơn là vì sự phát triển của đất nước.
Với các nước khối ASEAN, quá trình hội nhập của Việt Nam vào ASEAN được mở đầu bằng hội nhập kinh tế. Đây là điểm khác biệt so với hội nhập của các thành viên ban đầu của khối ASEAN. Có sự khác biệt đó là do nước ta và các nước ASEAN có chế độ chính trị, hệ tư tưởng đối lập nhau. Đây là vấn đề không thể không xét đến trong quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam, nhưng vì các lý do khách quan lẫn chủ quan, sự khác nhau này "cho đến nay, chưa cản trở việc duy trì và củng cố một cộng đồng khu vực" [Dẫn lại 43;186] ở Đông Nam Á.
Dù vậy, cả Việt Nam, Hoa Kì, các nước ASEAN và những nước khác tham gia APEC đã có những nỗ lực, không để sự khác biệt về ý thức hệ ảnh hưởng đến mục tiêu hoà bình, phát triển của các bên tham gia và sự phát triển ổn định của khu vực và thế giới.
4.2.4. Các nước láng giềng khu vực phải giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam
Dân ta có câu "bán anh em xa mua láng giềng gần". Việt Nam là một nước ở khu vực Đông Nam Á, rộng hơn nữa là thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, do đó, quan hệ tốt với các nước khu vực rất được Việt Nam coi trọng. Vì lợi ích dân tộc Việt Nam gắn liền với lợi ích khu vực.
Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ được thành lập, Hồ Chủ tịch đã tuyên bố với thế giới rằng Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ trên thế giới. Và từ Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta cũng đã đưa ra phương châm: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập, hợp tác và phát triển.
Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực cũng có những lúc đối đầu căng thẳng. Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hoa Kì từng là kẻ thù trực tiếp đem quân xâm chiếm nước ta, làm cho nhân dân ta phải hứng chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh để lại.
Trong một thời gian rất dài, quan hệ thù nghịch giữa hai bên trở nên gay gắt. Dù vậy, dứơi tác động của những nguyên nhân khách quan và chủ quan, quan hệ giữa hai bên đã được phục hồi và có những bước phát triển tốt đẹp.
Khác hẳn với các nước Đông Nam Á khác, Việt Nam đã phải trải qua những cuộc chiến tranh tàn khốc, để lại những hậu quả nặng nề cho dân tộc. Tuy nhiên, với chính sách trước sau như một, là thi hành chính sách láng giềng thân thiện với các nước như Trung Quốc, ASEAN...Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu khi ASEAN được thành lập, "trở ngại lớn nhất cho quan hệ giữa các nứơc ASEAN với Việt Nam là sự nghi ngại hiểu lầm nhau về đe doạ an ninh, không phải là chỗ khác nhau về chế độ chính trị và ý thức hệ" [Dẫn lại 43,tr199]. Nhưng vì nhiều lí do khác nhau7 Việt Nam đã xác định:"Trong toàn bộ chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng như trong chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Việt Nam, ưu tiên thứ nhất gàinh cho các cùng tiểu khu vực Đông Nam Á, các nứơc ASEAN vì lợi ích hoà bình ổn định khu vực cũng như vì lợi ích phát triển kinh tế của Việt Nam. (...) việc củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước Đông Nam Á cơ sở quan trọng nhất cho công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam trong hoà bình và ổn định" (Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ đã từng phát biểu trong tham luận của mình tại hội nghị về
"Những thách thức đối với công cuộc tái thiết của Việt Nam, các vấn đề trong nước và quốc tế do Trung tâm Đông - Tây tổ chức tại trường Đại học Geoge Mason, Hoa Kì ngày 21-22/5/1992). Đến tháng 7/1995, Việt Nam chính thức được kết nạp vào ASEAN và trở thành một trong những thành viên tích cực của tổ chức này.
7 Xin xem theõm chửụng II
Mỗi quốc gia phải sống bên cạnh những nước láng giềng nhất định, và vì là những nước láng giềng, cho nên, những vấn đề do lịch sử để lại, như biên giới, lãnh thổ, sắc tộc, điều kiện tự nhiên... chắc chắn sẽ còn tồn tại. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể thích nghi, chung sống hoà bình với nhau, thiết nghĩ, các nước láng giềng của nhau cần phải biết coi trọng nhau, và đặt lợi ích của khu vực, dân tộc lên hàng đầu .
4.2.5. Phát huy truyền thống hoà hiếu của dân tộc, giải quyết đúng đắn các vấn đề do lịch sử để lại
Như trên đã nêu, trong số những nước tham gia vào APEC, có những nước từng tham gia vào chiến tranh Việt Nam, đặt ách thống trị lên đất nước ta như Nhật Bản, Hoa Kì, hoặc tham chiến với tư cách là đồng minh của Mĩ như Thái Lan, Philippines... Tuy nhiên, giữ vững tinh thần dựng nước và giữ nước của cha ông để lại (lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước), Việt Nam đã chủ động "sang trang" đối với kẻ thù cũ theo tinh thần khép lại quá khứ, hướng đến tửụng lai.
"Tư tưởng hoà hiếu, tinh thần yêu chuộng hoà bình vốn là truyền thống, là di sản quý báu, là đạo lý của dân tộc ta, nay đã trở thành một trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại". [Dẫn lại 43,tr219]
Ngay từ thời xa xưa dựng nước, nhân dân ta luôn biết "lấy đại nghĩa để thắng hung tàn; Đem trí nhân để thay cường bạo" (Nguyễn Trãi). Sau khi chiến thắng quân Minh, Lê Lợi còn cấp cho bọn chúng lương thực và phương tiện để về nước. Truyền thống đó được tiếp nối ở các triều đại tiếp theo và sau này được Bác Hồ thực hiện trong quan hệ với thực dân Pháp, đế quốc Mĩ sau những cuộc chiến tranh tàn khốc. Sau khi Cách mạng tháng tám thành công và nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, không lâu sau đó, năm 1947, Hồ Chủ tịch đã tuyên bố trước toàn thế giới:"Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước dân chủ, không gây thù oán với một ai".
Trong cuộc chiến tranh của Mĩ xâm lược Việt Nam, các nước Đông Nam Á từng dính líu đến, nhưng sau khi giành được độc lập thống nhất nứơc nhà, Việt Nam không trả thù những nứơc đã mang lại đau thương mất mát cho người dân,
cho đất nước Việt Nam. Với truyền thống hoà hiếu của dân tộc, Việt Nam đã chủ động khép lại quá khứ và mở ra cánh cửa tương lai, cùng với Hoa Kì, các nước ASEAN hợp tác vì sự phát triển chung của khu vực và sau đó là vì lợi ích nước nhà.