Chương VI: Các qui định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyeàn khieỏu kieọn goàm 8 ủieàu
CHệễNG 4 ĐẶC ĐIỂM, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, NHỮNG CƠ HỘI VÀ
4.4. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HỢP TÁC APEC - VIỆT NAM QUA TRƯỜNG HỢP KHỐI BẮC MĨ VÀ KHỐI ASEAN
4.4.1. Trường hợp khối ASEAN
Từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN cho đến nay, Việt Nam luôn tham gia tích cực vào các chương trình hợp tác khu vực. Cho đến nay, nhìn lại quá trình tham gia ASEAN của Việt Nam, chúng ta có thể thấy được:
Thứ nhất, sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN diễn ra khá thuận lợi, ngày càng chặt chẽ hơn. Sự đóng góp của Việt Nam vào quá trình phát triển của ASEAN luôn tương xứng với vị trí của mình trong khu vực. Việt Nam không chỉ giữa vững những cam kết của mình mà còn tích cực, chủ động đưa ra những sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực.
Thứ hai, sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN cho thấy trong bối cảnh quốc tế hiện nay, sự khác biệt về chế độ chính trị và hệ tư tưởng, nếu biết xử lý một cách đúng đắn và khéo léo thì nó sẽ không gây ra những khó khăn phức tạp cho quá trình liên kết khu vực, nằhm đem lại những lợi ích cho các bên tham gia.
Thứ ba, việc mở rộng ASEAN 6 thành ASEAN 10 là một thành công của các nước Đông Nam Á trong quá trình thực hiện liên kết khu vực. Nó đã khẳng định sức mạnh tập thể, làm tăng vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. ASEAN đã tổ chức thành công các hội nghị khu vực, liên kết với các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, một số hội nghị của APEC... và đề xuất nhiều sáng kiến bảo vệ hoà bình, an ninh khu vực và thế giới.
Trong sự phát triển và khẳng định vị thế của ASEAN trên trường quốc tế, Việt Nam có nhiều đóng góp. Triển vọng hợp tác giữa ASEAN - Việt Nam trong khuôn khổ một tổ chức liên kết khu vực rộng lớn hơn (APEC) cũng đặt nước ta những khó khăn và những thuận lợi trước mắt. Tuy nhiên, đối với chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN, nổi bật là AFTA, thì cơ cấu sản xuất ở các nứơc ASEAN có những sự thay đổi khác nhau, có những tác động không nhỏ đến triển vọng hợp tác của ASEAN - Việt Nam.
Ở Indonesia, các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động và tài nguyên thiên nhiên cao như dệt, may mặc, chế biến gỗ... sẽ ngày càng phát triển.
Ở Malaysia, sản xuất tăng trong các ngành có hàm lượng lao động tương đối cao như may mặc và sản phẩm gỗ. Các ngành giảm nhiều nhất sẽ là thực phẩm, giấy và sản phẩm giấy, sản phẩm phi kim loại và máy móc.
Ở Philippines, sản xuất sẽ tăng lớn nhất trong các ngành có hàm lượng tư bản cao, gồm các sản phẩm chế tạo phi kim loại, máy điện và không điện.
Ngành công nghiệp gỗ sẽ có phần giảm. Trong ASEAN, tác động của AFTA đối với Philippines là ít vì nứơc này ít có quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực.
Brunei vẫn phát triển thế mạnh của nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có của quốc gia, đó là các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt.
Với Singapore, sản xuất sẽ tăng trong các ngành có hàm lượng tư bản và kỹ nghệ cao, các ngành sử dụng nhiều lao động sẽ giảm.
Ở Thái Lan, ngành thực phẩm sẽ tăng mạnh. Các ngành sản xuất sản phẩm gỗ, máy móc không phải điện, hoá chất công nghiệp sẽ giảm.
Việt Nam thích hợp với các ngành sử dụng lao động giản đơn, vốn nhỏ, công nghệ thích hợp như các ngành sản xuất và chế biến nông sản, hải sản, dệt may, thuỷ coõng myừ ngheọ...
Từ những nhận xét trên, chúng ta thấy được, trong tương lai, triển vọng hợp tác ASEAN - Việt Nam trong khuôn khổ APEC chắc chắn sẽ có những kết quả khả quan.
Quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN phát triển mạnh và ngày càng được củng cố. Gần 50 Hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính ngân hàng... đã được kí kết giữa các nước ASEAN và Việt Nam. Đây là những cơ sở pháp lý, đồng thời là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế thương mại song phương giữa các nước ASEAN với Việt Nam.
Ở lĩnh vực thương mại, khả năng buôn bán giữa Việt Nam và thị trường các nước ASEAN sẽ ngày càng mở rộng. Theo đó, Singapore vẫn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong các nước ở khu vực Đông Nam Á. Singapore sẽ xuất sang Việt Nam các sản phẩm dầu mỏ, hoá chất, điện tử, máy móc, thiết bị...
và nhập khẩu từ Việt Nam các loại nông sản, hàng may mặc và dầu thô, những ngành đang là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Với Malaysia, Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu sang nước này những mặt hàng như nông sản sơ chế, lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng, đổi lại, Malaysia xuất sang Việt Nam các mặt hàng điện - điện tử, hàng cơ khí chế tạo, dầu thực vật, và một số vật liệu xây dựng...
Ở các nước ASEAN khác như Indonesia, Thái Lan, Brunei, Philippines, Việt Nam vẫn xuất khẩu sang các nước này những mặt hàng vốn có thế mạnh của Việt Nam như gạo, gia vị, cao su... và nhập từ các nước này những mặt hàng phục vụ cho phát triển kinh tế nước nhà như phân bón, dầu mỏ, hoá chất...
Ngoài AFTA, Việt Nam cũng đang tiếp tục tham gia vào các chương trình hợp tác khác của ASEAN. Những mối quan hệ kinh tế, xã hội, văn hoá truyền thống giữa các nước ASEAN và Việt Nam, cùng với các nhân tố mới tác động, đã và đang mở ra những khả năng, cơ hội mới thúc đẩy tăng cường hơn nữa quan
hệ buôn bán giữa ASEAN và Việt Nam. Cả hai bên đã có những nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đa phương và song phương. Chúng ta có thể dự đoán được quan hệ thương mại giữa các nước ASEAN và Việt Nam sẽ được tăng cường và phát triển trong những năm sắp tới.
Lĩnh vực đầu tư, theo các nhà nghiên cứu kinh tế, trong những năm sắp tới, quan hệ hợp tác đầu tư giữa các nước ASEAN và Việt Nam chắc chắn có những bước phát triển mới. Trước mắt, các cơ hội đầu tư ASEAN - Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như kinh doanh khách sạn, du lịch và nhà hàng Việt Nam ở các nước ASEAN. Số lượng du khách Việt Nam đến các nứơc ASEAN rất lớn, do vậy, vấn đề về văn hoá, ẩm thực... cần được chú trọng.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ thành lập các văn phòng đại diện tại các nước ASEAN. Mặt khác, thông qua các cơ sở khách sạn, du lịch, và nhà hàng, chúng ta giới thiệu đến bạn bè ASEAN những nét đặc sắc trong văn hoá nước nhà.