Tham gia các chương trình hợp tác khác trong APEC

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 49 - 55)

CHệễNG 1 DIỄN ĐÀN HỢP TÁC KINH TẾ CHÂU Á – THÁI BÌNH

1.2. HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG APEC

1.2.2. HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG APEC

1.2.2.3. Tham gia các chương trình hợp tác khác trong APEC

Ngoài việc tham gia các chương trình IAP và CAP, Việt Nam cũng tham gia ở một số lĩnh vực khác: thông qua hợp tác APEC, Việt Nam kêu gọi các thành viên APEC ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Việt Nam đang từng bước tham gia vào các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, tạo cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường và tìm hiểu các hoạt động của APEC để hỗ trợ kinh doanh. Các bộ, ngành hữu quan như Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và đầu tư... đã tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp tham gia các hội thảo, hội chợ do APEC tổ chức trong những hoạt động có liên quan.

Ngoài các chương trình hợp tác về kinh tế, Việt Nam cũng tích cực tham gia nhiều hoạt động mang tính chất xã hội như phụ nữ, thanh niên, người khuyết tật… của APEC. Việt Nam đã xây dựng và thực hiện kế hoạch khung về hội nhập của phụ nữ, phổ biến và tuyên truyền về vấn đề giới trong các cấp, các ngành. Gần đây, dự thảo Luật bình đẳng giới đang được Quốc hội khoá X đưa ra xem xét để có thể áp dụng trong tương lai.

Trong những năm gần đây và trong thời gian sắp tới, Việt Nam tập trung dành ưu tiên cho Chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật. Sau 5 năm gia nhập APEC, số lượng các dự án hợp tác trong khuôn khổ diễn đàn này của Việt Nam ngày càng tăng, lĩnh vực hợp tác ngày càng đa dạng, tập trung vào những lĩnh

vực mới như chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, công nghệ sinh học, thương mại điện tử, công nghệ thông tin…

Tuy là thành viên mới nhưng Việt Nam cũng đã tích cực và chủ động đề xuất nhiều sáng kiến tại các hội nghị và diễn đàn khác nhau của APEC. Trong năm 2002, Việt Nam đề xuất đăng cai hội nghị APEC 2006 và đã được các nước thành viên ủng hộ. Năm 2003, kỉ niệm 5 năm tham gia APEC, Việt Nam tổ chức

“Tuần lễ APEC tại Việt Nam” thu hút nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây cũng là bước chuẩn bị để Việt Nam thực hiện tốt vai trò chủ nhà APEC 2006, đồng thời là dịp tốt để doanh nghiệp trong và ngoài nước gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh, tìm cơ hội xúc tiến thương mại và đầu tư.

Năm 2006, hội nghị APEC lần thứ 14 sẽ được tổ chức tại Việt Nam. Theo thông lệ, Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC lần 14, Hội nghị liên Bộ trưởng - Ngoại giao APEC lần 14, từ 5 đến 6 hội nghị chuyên ngành, 5 cuộc họp SOM, khoảng 30 cuộc họp của các nhóm công tác, tổ chức các diễn đàn, hội chợ, hội thảo... Để thực hiện tốt công việc, bảo vệ uy tín của quốc gia, cần có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các bộ, các ngành có liên quan ở Việt Nam.

Nhìn chung, sau hơn 10 năm tồn tại và phát triển, APEC có vị trí quan trọng trong thế giới toàn cầu hoá. Có quan điểm từng cho rằng, "APEC giữa vai trò chỉ đạo đối với nhiều vấn đề kinh tế toàn cầu hiện nay" [Dẫn lại 55,tr75].

Mặc dù còn nhiều ý kiến tranh cãi, nhưng tất cả các nền kinh tế thành viên đều công nhận APEC có những đóng góp thiết thực đối với hệ thống thương mại đa phương, đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Hơn nữa, APEC đã đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy vòng đàm phán Urugoay thành công, dẫn đến sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO), thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thương mại thế giới.

Với sự ra đời của APEC, khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở thành nền tảng thúc đẩy tự do hoá kinh tế, thương mại toàn cầu. Có thể nói như vậy là do APEC theo đuổi "chủ nghĩa khu vực mở", với những nguyên tắc hoạt động phù hợp với WTO.

Các chương trình hợp tác của APEC có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển thương mại và đầu tư trong khu vực. Ngoài ra, APEC cũng đóng vai trò thiết yếu trong thúc đẩy việc thành lập một thị trường tự do trong khu vực và thế giới.

APEC cũng đã xây dựng và phát triển một cơ chế đối thoại thường niên giữa các nền kinh tế thành viên. Cơ chế hợp tác này có ý nghĩa trong việc xây dựng lòng tin giữa các nền kinh tế thành viên cũng như giữa các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC. Ngoài ra, các hoạt động khác của APEC trong các lĩnh vực an ninh, chính trị, xã hội cũng giúp nâng cao ý thức của người dân về cộng đồng, từ đó góp phần xây dựng tinh thần hiểu biết lẫn nhau giữa các nền kinh tế thành viên.

Trong quá trình hoạt động và phát triển, với vai trò là một tổ chức thúc đẩy mở cửa và hợp tác về kinh tế giữa các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, góp phần hình thành cơ chế buôn bán mở toàn cầu, APEC đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới.

Giai đoạn đầu, APEC tỏ ra là một tổ chức năng động và có hiệu quả. Tuy nhiên, từ sau năm 1998, các hoạt động của APEC có chiều hướng sút kém và không đạt được những kết quả mong muốn. Tuy vấn đề hợp tác kinh tế – kỹ thuật được đưa vào hoạt động nhưng tiến triển rất chậm chạp. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực đã làm cho một số nền kinh tế thành viên ít quan tâm đến việc thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa nền kinh tế, nhằm tập trung giải quyết các vấn đề trong nước.

Tuy nhiên, xét đến các mục tiêu chính của APEC, trong thực tế hoạt động đã có những thành công nhưng cũng còn một số hạn chế.

Thứ nhất, vấn đề tự do hoá thương mại vẫn là vấn đề chủ chốt được các thành viên APEC theo đuổi và tập trung thực hiện. Bên cạnh việc phổ biến lợi ích của kinh tế toàn cầu, APEC rất quan tâm đến việc “tăng cường tự do hoá thương mại và đầu tư”. Đó cũng chính là chủ đề của APEC 2001. Tuy nhiên, để tiến hành tự do hóa, trong từng thời kỳ khác nhau, APEC đặt trọng tâm vào những nội dung hoạt động khác nhau. Trong thời gian gần đây, APEC đặt trọng

tâm vào việc cải thiện chương trình hành động quốc gia (IAP), sau đó là IAP điện tử (e-IAP), xem nó như là công cụ chính để tiến hành tự do hoá. Trong năm 2005, APEC đã tiến hành rà soát giữa kỳ quá trình thực hiện IAP của các thành viên, từ đó đề ra những biện pháp để bảo đảm mục tiêu Bogor được thực hiện đúng thời hạn. Ngoài ra, việc đàm phán xây dựng các khu vực mậu dịch tự do song phương, các thoả thuận thương mại khu vực giữa các thành viên APEC đang có xu hướng gia tăng. Quá trình này cũng có tác dụng thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư trong khu vực.

Thứ hai, vấn đề thuận lợi hoá thương mại và đầu tư. Đây được coi là một biện pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu Bogor. Tại hội nghị Bộ trưởng thương mại APEC (6/2002), các bộ trưởng đã thông qua bộ nguyên tắc về thuận lợi hoá thương mại của APEC. Đồng thời, các chương trình xây dựng năng lực cũng được SOM triển khai nhằm giúp các thành viên thực hiện những nguyên tắc này trên cơ sở tự nguyện. Hiện nay, các biện pháp thuận lợi hoá thương mại APEC được chia thành ba hình thức thực hiện: thực hiện tập thể dưới hình thức CAPs, thực hiện theo từng nước dưới hình thức IAP, và thực hiện theo từng nhóm nước dưới sáng kiến người tìm đường4. APEC cũng đang tiến hành lượng hoá các kết quả đạt được của quá trình thuận lợi hoá thương mại, tổng hợp tình hình giảm chi phí giao dịch thực tế để báo cáo kết quả cuối cùng tại hội nghị APEC 2006, tổ chức ở Việt Nam. [62]

Tuy nhiên, tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư trong APEC cũng gặp một số khó khăn do chính sự đa dạng của APEC mang lại. Các thành viên phát triển trong APEC chủ trương đẩy mạnh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư phải chờ đợi khả năng thực hiện của các thành viên đang phát triển;

các thành viên đang phát triển thì quan tâm đến việc tăng cường hợp tác kinh tế – kỹ thuật, xem đó là cơ sở để thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá.

4 Theo phương thức “sáng kiến người tìm đường”, một số thành viên có thể đi trước (tiên phong) trong việc thực hiện các sáng kiến nhằm tới mục tiêu tự do hoá, thuận lợi háo thương mại, các thành viên khác sẽ tham gia sáng kiến khi điều kiện cho phép.

Hoạt động trong khuôn khổ này có các sáng kiến như: thẻ đi lại của doanh nhân APEC, hệ thống thông tin trước về hành khách, chính sách thương mại cho kinh tế – kỹ thuật số…

Thứ ba, trong thời gian gần đây, vấn đề hợp tác kinh tế kỹ thuật trong APEC cũng thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà lãnh đạo APEC. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và kinh tế mới cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin như hiện nay, các nhà lãnh đạo APEC nhận thức rõ sự cần thiết phải tập trung nhiều hơn vào các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm giảm khoảng cách phát triển trong APEC, giúp các thành viên đang phát triển theo kịp với khoa học công nghệ hiện đại. Trong những năm tới, chắc chắn vấn đề hợp tác kinh tế – kỹ thuật sẽ được đẩy mạnh hơn bên cạnh việc thúc đẩy tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư.

Mặc dù còn không ít hạn chế, nhưng những thành tựu mà APEC đạt được trên các mục tiêu đề ra là không thể phủ nhận. APEC đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy buôn bán và tự do hoá thương mại giữa các nền kinh tế phát triển năng động nhất châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhất là từ sau sự kiện ngày 11/9/2001 ở Hoa Kì, APEC có xu hướng dần chệch ra khỏi ý tưởng và mục tiêu ban đầu. Một số thành viên APEC, nhất là Hoa Kì, chuyển trọng tâm ưu tiên sang lĩnh vực an ninh chứ không còn hoàn toàn tâp trung vào nội dung kinh tế. Thực chất hợp tác kinh tế trong APEC dần bị những mối quan tâm về chính trị, an ninh tác động, mặc dù trong đó có an ninh kinh tế. Cũng trong thời gian này, hàng loạt các hiệp định mậu dịch tự do song phương được kí kết. Điều này cho thấy các nền kinh tế thành viên APEC đang tự xoay sở để tìm kiếm lợi ích cho riêng mình.

Như vậy, để phát huy những thành tựu và giải quyết những hạn chế còn tồn tại, APEC cần lấy lại động lực phát triển của mình. Để đạt được điều đó, APEC cần chú trọng nhiều hơn vào việc triển khai thực hiện các mục tiêu của hội nghị Bogor, tăng cường các nỗ lực nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và kỹ thuật, tiến hành cải cách và tăng cừơng phối hợp trong nội bộ. Đây cũng nhằm thực hiện chức năng riêng biệt của APEC.

Đối với Việt Nam, gia nhập APEC là một chính sách đối ngoại thành công của Việt Nam. Thực chất mối quan hệ giữa APEC và Việt Nam là mối quan hệ giữa một tổ chức kinh tế khu vực với một quốc gia là thành viên, biểu hiện qua các mối quan hệ song phương và đa phương. Còn quan hệ giữa các khối nước

trong APEC với Việt Nam là quan hệ giữa các thành viên của một tổ chức hợp tác kinh tế khu vực. Các mối quan hệ này chủ yếu diễn ra ở lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế chính là cầu nối, là động lực thúc đẩy mối quan hệ giữa APEC và Việt Nam trên các lĩnh vực khác. Đó chính là cánh cửa mở ra đón nhận Việt Nam hội nhập vào dòng chảy chung của nền kinh tế toàn cầu.

CHệễNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)