Chương VI: Các qui định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyeàn khieỏu kieọn goàm 8 ủieàu
CHệễNG 4 ĐẶC ĐIỂM, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, NHỮNG CƠ HỘI VÀ
4.4. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HỢP TÁC APEC - VIỆT NAM QUA TRƯỜNG HỢP KHỐI BẮC MĨ VÀ KHỐI ASEAN
4.4.2. Trường hợp khối Bắc Mĩ
4.4.2.1. Các nhân tố tác động đến triển vọng quan hệ hợp tác khối Bắc Mú - Vieọt Nam trong khuoõn khoồ APEC
Các nhân tố chung
Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế chi phối hầu hết các mối quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực cũng như quan hệ giữa các nước với nhau. Vì lợi ích kinh tế, các xung đột, mâu thuẫn có thể được gác lại hoặc giải quyết một cách êm thắm. Vì vậy, các mối quan hệ kinh tế - chính trị đan xen lẫn nhau, nếu không nói là chằng chịt, cho nên, nếu không có biện pháp thích ứng được, chắc chắn bất kì nền kinh tế nào cũng khó có thể có sự phát triển bền vững. Mối quan hệ giữa APEC và Việt Nam nói chung, giữa khối Bắc Mĩ với Việt Nam hoặc mối quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì nói riêng cũng chịu tác động mạnh mẽ của quá trình này.
Thêm vào đó, trong tình hình thế giới có nhiều biến động như ngày nay, vai trò của các tổ chức quốc tế như WB, WTO, EU... cũng như vai trò quốc tế và khu vực của các nền kinh tế lớn trên thế giới đều ít nhiều tác động đến quan hệ giữa hai nước.
Ngoài ra, chính sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kì và nền kinh tế Việt Nam cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Nhaân toá Hoa Kì
Sự phát triển của Hoa Kì (kinh tế, chính trị…) có ảnh hưởng rất nhiều đến quan hệ Hoa Kì – Việt và sự phát triển của nước ta, nhất là những định hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kì ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Chính sách đối ngoại của Hoa Kì luôn phục vụ mục tiêu củng cố an ninh và bảo vệ lơi ích quốc gia Hoa Kì, cũng như phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế đứng đầu thế giới, thiết lập dân chủ và kinh tế thị trường trên thế giới. Chính sách đối ngoại của Hoa Kì đang được hoàn thiện. Ngày 20/9/2002, Hoa Kì công bố chiến lược an ninh quốc gia, dựa vào các yếu tố cơ bản như:
- Đảm bảo an ninh của Hoa Kì và các nước đồng minh, cũng như đảm bảo môi trường an ninh quốc tế nói chung.
- Thực hiện chính sách ngoại giao trên cơ sở mở rộng dân chủ, nhân quyền.
- Thúc đẩy tự do thương mại là một trong những mục tiêu và cũng là phương tiện để Hoa Kì thực hiện các lợi ích của mình trên thế giới.
- Coi trọng các tổ chức quốc tế và khu vực như WTO, IMF, WB, EU…
- Chú trọng quan hệ với các nước lớn và mở rộng quan hệ với các khu vực quan trọng của thế giới như EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á…
Xét về triển vọng phát triển kinh tế, mặc dù bị lâm vào tình trạng suy thoái từ trước khi sự kiện 11/9/2001 xảy ra, nhưng đến nay, Mĩ vẫn là một nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Mĩ là một thị trường rộng lớn, người tiêu dùng luôn luôn có nhu cầu cao và đa dạng, cần nhiều hàng hoá với khối lượng lớn và chất lượng cao từ nhiều nước trên thế giới nhập khẩu vào. Vì vậy, Mĩ là một thị trường cho sự phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nhaõn toỏ Vieọt Nam
Sau khi thành công bước đầu trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Nhìn chung, những
thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước tác động mạnh mẽ đến quan hệ giữa Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới. Nhờ đó, các mối quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam đã được mở rộng.
Thứ nhất, tiềm lực kinh tế Việt Nam lớn mạnh hơn trước. Cho nên, Việt Nam phải mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế để tiếp tục phát triển đất nước.
Thứ hai, vị thế chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế cũng ngày càng tăng. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức thế giới, các quan hệ song phương, đa phương với các nước và khu vực trên thế giới ngày càng được mở rộng. Quan trọng hơn là Việt Nam và Hoa Kì đã đàm phán và kí kết thành công hiệp định thương mại song phương. Điều này có tác động rất lớn đến quan hệ đối ngoại của Việt Nam trên trường quốc tế.
4.4.2.2. Triển vọng hợp tác kinh tế giữa khối Bắc Mĩ với Việt Nam trong APEC
Trong một báo cáo gần đây của Dự án VIE 98/201 ("Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu"), các chuyên gia đã dự kiến xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng ít nhất là 14% hàng năm trong 10 năm tới, và năm 2010 kim ngạch sẽ đạt 50 tỉ USD; dự kiến xuất khẩu dịch vụ sẽ đạt khoảng 8 - 9 tỉ USD (mức hiện nay là 2,5 tỉ USD). [31;167-168]
Những nhân tố quan trọng đảm bảo việc thực hiện những chỉ tiêu dự kiến trên là Hiệp định thương mại song phương Hoa Kì - Việt Nam đã được kí kết và có hiệu lực. Cùng với Hiệp định này là khả năng Việt Nam gia nhập WTO trong thời gian sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, chính sách đa dạng hoá thị trường và sản phẩm, tạo môi trường luật pháp thuận lợi thu hút thương mại và đầu tư nươc ngoài, cải cách doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân... cũng là những nhân tố quan trọng góp phần thực hiện chỉ tiêu trên.
Bộ Thương mại dự kiến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kì đạt mức hơn 6 tỉ USD. Hoa Kì tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực phòng chống AIDS với khoản giải ngân từ phía Hoa Kì dự kiến hơn 30 triệu USD.
Các số liệu dự báo trên được đưa ra trên cơ sở các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như may mặc, thuỷ sản, giày dép... có mức cung tăng nhanh chóng. Nhiều mặt hàng xuất khẩu khác như thực phẩm chế biến, vật liệu từ gỗ, các ngành dịch vụ... cũng đang có xu hướng tăng trưởng mạnh. Những xu hướng tích cực này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam xâm nhập mạnh mẽ hơn vào thị trường thế giới, trong đó có thị trường rộng lớn Hoa Kì.
Ở lĩnh vực đầu tư, triển vọng thu hút dòng đầu tư của Hoa Kì vào Việt Nam khá khả quan. Với đường lối đổi mới và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam là một trong những thị trường có tiềm năng ở châu Á, nhưng chưa được khai thác nhiều. Trong tương lai, khả năng phát triển của Việt Nam có thể dự đoán được sẽ khá mạnh mẽ, và các công ty Hoa Kì khi mở rộng quan hệ kinh tế, hoạt động đầu tư quốc tế không thể không tham gia ngày càng nhiều hơn vào thị trường Việt Nam.
Dầu vậy, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Hoa Kì với Việt Nam, giữa khối Bắc Mĩ với Việt Nam trong APEC, giữa các nước thành viên APEC với Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại, đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác từ các bên.
Riêng quan hệ giữa Hoa Kì và Việt Nam trong APEC, nhất là từ sau khi Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực, hai bên phải cố gằng rất nhiều, nhất là trong việc thực hiện hiệp định này.