Chương VI: Các qui định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyeàn khieỏu kieọn goàm 8 ủieàu
3.2.2.2. Quan hệ thương mại Hoa Kì - Việt Nam trong khuôn khổ APEC
Trước khi có hiệp định thương mại song phương (13/7/2000)
Sau khi Tổng thống Hoa Kì tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, trao đổi kinh tế giữa Hoa Kì và Việt Nam tăng lên rõ rệt. Khi hiệp định thương mại song phương chưa được kí kết, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kì phải chịu mức thuế rất cao. So với các nước được hưởng quy chế này, chênh lệch về thuế mà hàng hóa Việt Nam phải chịu được thể hiện qua bảng sau:
Bình quân đơn giản (%) ST
T
Loại hàng hóa Có tối huệ quoác
Không có tối huệ quoác
1 Đường 10,3 20,0
2 Thực phẩm 5,5 19,2 3 Sản phẩm đồ
uống, thuốc lá
16,8 92,0
4 Hàng dệt 10,3 55,1
5 Hàng may mặc 13,4 68,9
6 Sản phẩm da 5,6 33,0
7 Sản phẩm gỗ 2,1 29,4
8 Sản phẩm giấy, in aán
1,3 22,7
9 Sản phẩm dầu lửa, than
1,3 8,6
10 Sản phẩm hóa chaát, cao su, nhựa
4,3 30,3
11 Sản phẩm khoáng chất
4,3 41,6
12 Kim loại màu 3,7 21,5
13 Kim loại 3,0 28,0
14 Sản phẩm kim loại
3,6 38,9
15 Xe mô tô và phuù tuứng
5,2 18,9
16 Thiết bị vận tải 3,0 28,4
17 Thiết bị điện tử 2,8 34,0
18 Máy móc, thiết 2,9 37,6
bò
19 Hàng chế tạo 3,8 46,7
Toồng soỏ 4,9 35,0
Nguồn:[ Dẫn lại 7,tr 57]
Như vậy, tổng mức thuế quan đánh vào hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kì khi chưa được hưởng qui chế tối huệ quốc sẽ là 35% so với 4,9% nếu Việt Nam được hưởng qui chế này. Trong đó, có những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu nhiều như hàng may mặc, có thể giảm từ 68,9% xuống 13,4%, hoặc hàng dệt, từ 55,1% còn 10,3%.
Trong giai đoạn này, quan hệ thương mại giữa Hoa Kì và Việt Nam vẫn chưa có những bước tiến đáng kể. Năm 1998, tỉ lệ Hoa Kì nhập khẩu từ Việt Nam là 502 USD, chiếm 0,05% tỉ lệ nhập khẩu từ thế giới; và tỷ lệ Hoa Kì xuất khẩu sang Việt Nam là 425 triệu USD, chiếm 0,07% tỉ lệ Hoa Kì xuất sang thế giới. [7,tr61]
Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kì được xem là thế mạnh của Việt Nam trong giai đoạn này vẫn không phát huy được thế mạnh cuûa mình.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kì ẹụn vũ tớnh: trieọu USD
Mặt hàng 1998 1999
Cà phê 125.126 145.5
Daàu thoâ 79.21 76.0
Hải sản 81.55 98.8
Deọt may 26.34 34.5
Rau quả 25.6 26
Gạo 40.4 68.72
Giày dép 99.31 115
Hàng khác 41.96 38.18
Tổng kim ngạch 519.5 601.7 Nguoàn: [31,tr51]
Năm 1998, đối với hàng dệt may, thị trường Hoa Kì có nhu cầu rất lớn, đạt giá trị hơn 45 tỉ USD [7;62], nhưng Việt Nam chỉ xuất được khoảng hơn 26 triệu USD vào thị trường rộng lớn này. Đối với mặt hàng cà phê, Hoa Kì nhập khẩu khoảng 3,7 tỉ USD, nhưng chỉ nhập từ Việt Nam hơn 125 triệu USD. Về hải sản, Hoa Kì chỉ nhập từ Việt Nam 81,55 triệu USD so với nhu cầu 7,65 tỉ USD.
Như vậy, trong giai đoạn này, trao đổi thương mại giữa Hoa Kì và Việt Nam rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng hai nước.
Có tình trạng này là do, ngoài việc hàng hoá Việt Nam vào thị trường Hoa Kì phải chịu mức thuế cao do không được hưởng qui chế tối huệ quốc ra, còn nhiều nguyên nhân khác tác động đến. Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kì chủ yếu nghiêng về hàng nông hải sản, lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, cần phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về chất lượng khi xâm nhập vào thị trường rộng lớn này. Tiếp nữa, khi trao đổi kinh tế với bất kì quốc gia nào, chúng ta cũng cần phải hiểu được hệ thống pháp luật của nước đó. Hoa Kì là một quốc gia có rất nhiều bang, mỗi bang lại có thể lệ riêng, cho nên hệ thống pháp luật của Hoa Kì rất phức tạp. Đối với giới doanh nghiệp Việt Nam, việc thiếu thông tin về hệ thống pháp luật của một thị trường rộng lớn nhưng mới mẻ này đã cản trở không nhỏ đến trao đổi thương mại.
Về phía Hoa Kì, hàng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam rất đa dạng.
Việt Nam có thể nhập từ Hoa Kì nhiều loại hàng hoá quan trọng, từ máy móc thiết bị đến các nguyên liệu cần thiết. Hơn nữa, hàng hoá Hoa Kì khi vào Việt Nam được đối xử bình đẳng, ngang hàng với hàng hoá của các nước khác, với cùng mức thuế nhập khẩu, không phân biệt xuất xứ.
Xuất phát từ nhu cầu hiện đại hoá, công nghiệp hóa đất nước, Việt Nam chủ yếu nhập từ Hoa Kì máy móc thiết bị. Năm 1998, nhóm hàng này có giá trị nhập khẩu là 85,48 triệu USD, đến năm 1999 đạt 111,33 triệu USD. Các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chủ yếu là phân bón, sắt thép, hoá chất... cũng đạt giá trị nhập khẩu khá cao. Năm 1998, tổng kim ngạch nhập khẩu
từ Hoa Kì của nhóm hàng này đạt hơn 32 triệu USD, trong đó phân bón đạt giá trị lớn nhất. Ngoài ra, danh mục hàng xuất khẩu sang Việt Nam của Hoa Kì còn có các mặt hàng từ thiện như thuốc, bột dinh dưỡng với giá trị nhập khẩu không lớn, chỉ đạt khoảng 5 triệu USD năm 1998, 1999.
Dưới đây là bảng số liệu về một số mặt hàng Hoa Kì xuất sang Việt Nam:
Các mặt hàng xuất khẩu của Hoa Kì sang Việt Nam
ẹụn vũ tớnh: trieọu USD Mặt hàng Năm 1998 Năm 1999
Phân bón 22.49 21.14
Boâng 7.25 9.16
Máy móc 42.11 63.22
Thiết bị điện tử 43.37 48.11
OÂ toâ nguyeân chieác 26.269 28.66
Saét theùp 2.92 1.24
Tổng kim ngạch nhập khẩu
260.329 277.23
Nguoàn: [3,tr 63]
Nhìn chung, quan hệ thương mại giữa Hoa Kì với Việt Nam thời kì trước khi hiệp định thương mại song phương được kí kết vẫn diễn ra, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước. Trong khuôn khổ APEC, cả hai quốc gia đều hướng tới việc thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, do quan hệ giữa hai nước mặc dù đã được bình thường hoá nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc.
Cùng với nhiều lý do khác đã cản trở quan hệ giữa hai nước tiến một bước xa hơn. Dầu vậy, do yêu cầu tất yếu trong quan hệ giữa hai nước đòi hỏi mỗi quốc gia phải nỗ lực rất nhiều để quan hệ giữa hai bên thực sự "bình thường". Hiệp định thương mại song phương Hoa Kì - Việt Nam được kí kết vào tháng 7/2000 đã thể hiện sự cố gắng hết mình của các nhà lãnh đạo cũng như nhân dân hai nước. Hiệp định được kí kết giữa Hoa Kì - Việt Nam đã đưa hai nước tiến dần
đến thực hiện mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư trong APEC, là điều kiện giúp Việt Nam kí kết nhiều hiệp định thương mại song phương với các quốc gia khác, kết thúc nhanh quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.
Sau khi có hiệp định thương mại song phương (13/7/2000)
Ngày 13 tháng 7 năm 2000, hiệp định thương mại Hoa Kì - Việt Nam được kí kết. Đến tháng 10/2001, Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tăng cường quan hệ kinh tế thương mại, hợp tác và đầu tư giữa hai nước trên cơ sở cùng có lợi. Trao đổi thương mại giữa hai nước trong những năm qua có xu hướng gia tăng.
Tổng giá trị kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kì trong năm 2000 đạt 827,4 triệu USD, trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam như cà phê đạt giá trị 150 triệu USD (tăng 106% so với năm 1999), hải sản tươi và đông lạnh đạt 157 triệu USD (tăng 143%), giày dép đạt 195 triệu USD (130%), hàng may mặc dệt kim đạt 50 triệu USD (139%), hoa quả tươi, rau quả chế biến đạt 30 triệu USD (111%). [73]
Đến khoảng cuối năm 2001, sau khi hiệp định thương mại được Quốc hội hai nước phê chuẩn, quan hệ thương mại Hoa Kì - Việt Nam đã phát triển theo chiều hướng ngày càng có lợi cho nhân dân hai nước. Đồng thời, hiệp định được thực thi đã tạo ra cho các doanh nghiệp Hoa Kì và Việt Nam nhiều cơ hội phát triển thương mại trong hiện tại và cả tương lai.
Trước hết, ngay trong chuyến đi của Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng thương mại Vũ Khoan lúc giờ sang Hoa Kì trao công hàm đưa hiệp định vào hiệu lực, hàng trăm doanh nghiệp tháp tùng đoàn đã kí kết được nhiều hợp đồng thương mại. Một năm sau khi hiệp định có hiệu lực, các doanh nghiệp dệt may đã đạt gần một tỉ USD, điều mà họ hằng mong muốn từ lâu. Năm 2003, con số này đã lên đến 2,5 tỉ USD.
Ngoài dệt may, nhiều mặt hàng khác cũng được Việt Nam xuất khẩu rất mạnh vào thị trường Hoa Kì như cà phê, thủy sản. Riêng các mặt hàng giày dép, đồ gỗ, rau quả... đang tăng nhanh sau khi Việt Nam được hưởng qui chế tối huệ
quốc. Tuy nhiên, qui mô các mặt hàng này không được lớn như hàng dệt may vì khả năng sản xuất trong nước còn ở qui mô nhỏ.
Bước sang năm 2004, trao đổi kinh tế - thương mại giữa hai nước càng gia tăng mạnh mẽ. Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kì đã tăng hơn 5 triệu USD năm 2004 [80]. Việt Nam hiện nhập khẩu hơn 1 tỉ USD mỗi năm từ thị trường Hoa Kì.
Hoa Kì nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng dệt may, thủy hải sản, giày dép và đồ gỗ gia đình... và xuất sang Việt Nam các thiết bị y tế, máy bay... Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kì tăng 5 lần sau khi có hiệp định thương mại nhưng con số này cũng chỉ chiếm 0,4% tổng giá trị nhập khẩu của Hoa Kì. Hiện nay, Hoa Kì đang là thị truờng lớn cho các loại hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu của Việt Nam.
Thêm vào đó, trong những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ... cho nên hàng hoá Việt Nam đã tăng khả năng cạnh tranh trên trị trường quốc tế, cơ cấu hàng xuất khẩu ngày càng phong phú hơn. Riêng đối với thị trường Hoa Kì, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp cận và mở rộng sản xuất và xuất khẩu vào thị trường rộng lớn này.
Dưới đây là bảng thống kê kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kì sau khi Hiệp định thương mại được kí kết.
Nhóm mặt hàng 2003 2004 2005
Tổng kim ngạch 4.472,0 5.035 - 5.085 5.750 – 6.000 Hàng dệt may 2.514,1 2730 - 2.740 2.700 - 2.750 Thuỷ sản kể cả chế
biến
730.5 550 - 560 730 - 750
Giầy dép 324,8 460 - 470 600 - 650
Đồ gỗ và trang trí nội thất
189,6 360 - 365 530 - 560
Cà phê, điều, tiêu, cao su & các nông sản khác
236,2 340 - 345 340 - 360
Dầu khí và sản phẩm dầu khí
209,18 240 - 245 300 – 320
Kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kì (2003 - 2005) Các mặt hàng khác 267,62 355 - 360 550 - 610
ẹụn vũ tớnh (triệu USD) Nguoàn:[81]
Sang năm 2005, Hoa Kì nhập từ Việt Nam khoảng 6 tỉ USD. Dệt may vẫn là nhóm hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng giá trị nhập khẩu của Hoa Kì từ thị trường Việt Nam, khoảng 2,74 tỉ USD/năm. Sản phẩm dệt may của Việt Nam đang ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu Hoa Kì nhờ chất lượng tốt và bảo đảm được thời gian giao hàng.
Thuỷ hải sản vẫn chiếm vị trí thứ hai trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, sau những "cuộc chiến thương mại" về tôm đông lạnh và cá da trơn, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Hoa Kì đã giảm sút đáng kể.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng sau khi hiệp định thương mại được kí kết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kì trong năm 2005 vẫn gia tăng đáng kể. Bên cạnh những lợi ích về xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kì, Việt Nam cũng đã nhập khẩu từ Hoa Kì nhiều hàng hoá quan trọng cho việc đẩy mạnh công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, bảo đảm cuộc sống của người dân.
Tóm lại, để qui mô trao đổi thương mại giữa hai nước lớn hơn nữa, cả hai bên cần thúc đẩy quan hệ thương mại lên trình độ mới và cải thiện hơn nữa quan hệ chính trị giữa hai bên. Đối với Việt Nam, các nhà lãnh đạo cần phấn đấu sao cho hàng hoá Việt Nam hoàn toàn bình đẳng với hàng hoá các nước khác. Đây được xem là thách thức lớn lao đối với Việt Nam trong quá trình xâm nhập vào một thị trường lớn trên thế giới cũng như quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu.
Nhìn chung, Hiệp định thương mại song phương được kí kết đã nâng quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới. Những nội dung chính của hiệp định đều
hướng tới thực hiện thuận lợi hoá, tự do hoá thương mại và đầu tư giữa hai nước, sao cho, hai nước đối xử bình đẳng với nhau. Vì vậy, quan hệ thương maị giữa Hoa Kì và Việt Nam trong khuôn khổ APEC cũng hướng tới thực hiện những mục tiêu chính của diễn đàn này: tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư . Hiệp định thương mại song phương thể hiện rõ nhất điều này.