Chương VI: Các qui định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyeàn khieỏu kieọn goàm 8 ủieàu
3.2.3. CÁC QUAN HỆ KHÁC
3.2.3.1. Hợp tác trong lĩnh vực an ninh quân sự
Đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất trong quan hệ Hoa Kì - Việt Nam. Trong thời gian đầu thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quân sự chủ yếu tập trung vào việc giải quyết những vấn đề do chiến tranh để lại như tìm kiếm người Việt, người Hoa Kì mất tích trong chiến tranh, rà phá bom mìn... Dần dần, quan hệ trong lĩnh vực này được nâng lên ở mức độ cao hơn, hai bên tăng cường hợp tác, thăm viếng lẫn nhau, giao lưu rộng rãi trên các lĩnh vực quân y, bồi dưỡng sĩ quan kĩ thuật, trao đổi thông tin chống khủng bố... Việt Nam yêu cầu chính phủ Hoa Kì hợp tác ngăn chặn và nghiêm trị những tổ chức và cá nhân có hành động khuỷng boỏ choỏng Vieọt Nam.
Năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kì Cohen thăm Việt Nam. Đáp lại, tháng 11 năm 2003, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phạm Văn Trà thăm Hoa Kì và sự kiện tàu chiến Hoa Kì thăm Việt Nam đã đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ quân sự giữa hai nước.
3.2.3.2. Hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học - công nghệ, văn hoá, y tế
Trước khi tổng thống Hoa Kì Bill Clinton tuyên bố bình thường hoá các quan hệ với Việt Nam, quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học - công nghệ, văn hoá, y tế cũng có diễn ra nhưng bị nhiều hạn chế. Sau đó, quan hệ hợp tác giữa hai bên đã diễn ra sôi nổi hơn ở các lĩnh vực này.
Trong những lĩnh vực này, các tổ chức phi chính phủ của Hoa Kì đóng vai trò to lớn. Trước khi quan hệ giữa hai nước được bình thường hoá, hầu hết các hoạt động hợp tác, trao đổi văn hoá, giáo dục, khoa học, kĩ thuật, y tế giữa Hoa Kì và Việt Nam được thực hiện thông qua các tổ chức phi chính phủ. Sau đó, các
tổ chức này được sự ủng hộ của các chính phủ về mặt tinh thần lẫn vật chất, làm cho các hoạt động của họ ở Việt Nam tích cực hơn trước.
Trao đổi giáo dục được xem là cơ hội để thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa người Hoa Kì và người Việt Nam, một yếu tố quan trọng trong tiến trình củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kì.
Viện Giáo dục quốc tế của Hoa Kì mở văn phòng đại diện ở Việt Nam từ năm 1992, bắt đầu bằng các chương trình giới thiệu giáo dục và cấp học bổng Hoa Kì cho sinh viên Việt Nam. Hàng năm, Việt Nam có khoảng 5000 sinh viên và các nhà khoa học được cử đi nước ngoài học tập và nghiên cứu, trong đó số lượng đến Hoa Kì khoảng 1300 em (số liệu năm 1998) [7,tr152]. Các du học sinh Việt Nam đến Hoa Kì một số được các chương trình cấp học bổng tài trợ, một số du học tự túc. Chúng ta cũng thấy rằng số lượng học sinh, sinh viên du học ở Hoa Kì chiếm con số khá khiêm tốn. Điều này được giải thích do nhiều nguyên nhân, nhưng "tài chính vẫn là sự hạn chế cốt yếu nhất đối với sự phát triển các quan hệ trao đổi về giáo dục, chuyên môn và khoa học với Hoa Kì". [Dẫn lại 7,tr152]
Nhìn chung, ở lĩnh vực giáo dục, thông qua chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, Hoa Kì đã hợp tác và giúp đỡ Việt Nam thực hiện một số chương trình như giáo viên tình nguyện dạy tiếng Anh trong các trường đại học, chương trình đào tạo cán bộ quản lý kinh tế, chương trình hợp tác về công nghệ thông tin, chương trình hợp tác giữa các trường đại học Hoa Kì và Việt Nam, chương trình trao đổi văn hoá thông tin, thể thao... Sự hợp tác giữa chính phủ hai nước trong các lĩnh vực này ngày càng phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng, ngày càng đa dạng và thiết thực. Tuy còn nhiều hạn chế do những hạn chế và sự thiếu hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, do sự bất đồng ngôn ngữ... nhưng những kết quả đạt được từ việc hợp tác trong các lĩnh vực này đã thể hiện những nỗ lực hết mình của chính phủ và nhân dân hai nước.
3.2.3.3. Viện trợ phát triển
Khoản viện trợ nhân đạo đầu tiên mà chính phủ Hoa Kì cấp cho Việt Nam kể từ năm 1975 là 1 triệu USD (năm 1991) [7,tr143]. Đây là hành động đáp lại những thiện chí của phía Việt Nam trong việc tìm kiếm người Hoa Kì mất tích và
tù nhân chiến tranh. Từ đó trở đi, mỗi năm Hoa Kì cấp cho Việt Nam 3 triệu USD viện trợ nhân đạo. Tuy chỉ là viện trợ nhân đạo, nhưng việc làm này của phía Hoa Kì đã cho thấy khả năng hợp tác giữa hai nước, khả năng Hoa Kì góp phần tham gia vào việc xây dựng lại đất nước Việt Nam sau chiến tranh, mặc dù có phần hạn chế.
Sau khi Hoa Kì tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, bên cạnh các khoản viện trợ nhân đạo, viện trợ kinh tế của Hoa Kì dành cho Việt Nam được tăng lên. Tổng giá trị các chương trình viện trợ do cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kì (USAID) giám sát và thực hiện ở Việt Nam đã tăng lên 12,5 triệu USD năm 2003, 11 triệu USD năm 2004 và 13 triệu USD năm 2005. [81]
Theo báo cáo của cơ quan nghiên cứu Quốc hội Hoa Kì (CRS), tổng viện trợ của Hoa Kì cho Việt Nam, kể cả các chương trình của USAID, là 40 triệu năm 2003. Các chương trình viện trợ lớn của Hoa Kì cho Việt Nam gồm phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc trẻ em, trao đổi giáo dục, trợ giúp lương thực thực phẩm và hỗ trợ cho việc thực hiện hiệp định thương mại song phương.
3.2.3.4. Hợp tác nhân dân
Trước khi chính phủ Hoa Kì tuyên bố bình thường hoá các quan hệ, quan hệ giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ đã rất phát triển. "Các tổ chức phi chính phủ của Hoa Kì được xem là người tiên phong của Hoa Kì ở Việt Nam... là những sứ giả Hoa Kì đầu tiên ở Việt Nam". [7,tr148]
Thời gian trước khi Việt Nam thống nhất đất nước, ở Việt Nam có ít tổ chức phi chính phủ. Từ 1975 đến 1988, các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam có tăng lên, chủ yếu tập trung vào các hoạt động nhân đạo. Sau khi Việt Nam khá thành công trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, các tổ chức phi chính phủ quốc tế vào Việt Nam hoạt động ngày càng nhiều, "từ 70 tổ chức năm 1988 lên 476 tổ chức năm 1997 với tổng ngân sách 70-80 triệu USD" [7,tr148], các lĩnh vực hoạt động cũng đa dạng hơn, không chỉ tập trung ở viện trợ nhân đạo mà còn chú ý đến các dự án phát triển và xoá đói giảm nghèo. Đến năm 1999, các tổ chức phi chính phủ quốc tế đã viện trợ 129 triệu USD cho hơn 1.500 dự án ở Việt Nam. [7,tr149]
Trong bối cảnh đó, các tổ chức phi chính phủ của Hoa Kì cũng rất quan tâm đến Việt Nam. Hiện có khoảng 280 tổ chức phi chính phủ của Hoa Kì hoạt động tại Việt Nam, với tổng nguồn viện trợ khoảng trên 60 triệu USD/năm, tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như phát triển bền vững, xoá đói giảm nghèo, đào tạo và phát triển năng lực...
Một khía cạnh khác của hợp tác nhân dân là số lượng kiều bào Việt Nam sinh sống tại Hoa Kì. Một số kiều bào vẫn sống trong những hận thù cũ, nhưng phần lớn người Việt sống tại Hoa Kì đều có tâm tưởng hướng về quê hương. Vì vậy, những người này thường xuyên gửi tiền và quà cho thân nhân ở Việt Nam, có người thì tham gia vào các công tác từ thiện trong nước... Những người này, đặc biệt là lớp trẻ, còn là cầu nối đưa các công ty Hoa Kì về làm ăn tại Việt Nam. Nhìn chung, họ rất ủng hộ việc cải thiện quan hệ Hoa Kì - Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.
3.2.3.5. Hợp tác về các vấn đề nhân đạo do chiến tranh để lại
Với truyền thống và chính sách nhân đạo, Việt Nam đã và đang hợp tác tốt với chính phủ Hoa Kì trong việc giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại, nhất là việc tìm kiếm người Hoa Kì mất tích trong chiến tranh. Việt Nam đã trao cho phía Hoa Kì 827 bộ hài cốt.
Hoa Kì cũng hợp tác với Việt Nam trong việc giải quyết một số hậu quả của chiến tranh để lại cũng như cung cấp các thông tin liên quan đến việc tìm kiếm người Việt Nam mất tích trong chiến tranh. Gần đây, hai bên đã hợp tác tổ chức một số hội nghị về nghiên cứu hậu quả của chất độc màu da cam để lại, nhất là từ sau khi các nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam khởi kiện các công ty sản xuất hoá chất của Hoa Kì.
Ngoài ra, phía Hoa Kì cũng viện trợ cho nhiều tổ chức quốc tế thực hiện các chương trình rà phá bom mìn, trồng cây xanh... Ngày 25/2/2004, Trung tâm xử lý bom mìn của Bộ Quốc phòng và Quỹ cựu binh Hoa Kì ở Việt Nam kí dự án
"Điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam"
Nhìn chung, hoạt động của Hoa Kì ở Việt Nam trong nhưng năm qua tuy không giải quyết hết những hậu quả to lớn của chiến tranh, nhưng đã góp phần xoa dịu những vết thương do chiến tranh để lại.