Hệ thống luật pháp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 182 - 186)

Chương VI: Các qui định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyeàn khieỏu kieọn goàm 8 ủieàu

CHệễNG 4 ĐẶC ĐIỂM, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, NHỮNG CƠ HỘI VÀ

4.5. NHỮNG KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

4.5.3 Hệ thống luật pháp

Như trên đã nêu, những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam về mặt luật pháp khi vào thị trường Hoa Kì là rất lớn. Hệ thống pháp luật của Việt Nam về

kinh tế đã có nhưng còn chung chung, chưa có hệ thống các luật gia tư vấn cho các nhà kinh doanh xuất khẩu, nhất là đối với thị trường Hoa Kì. Mặt khác, hiểu biết của các nhà sản xuất kinh doanh cũng như các luật gia Việt Nam về hệ thống pháp luật phức tạp của Hoa Kì còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ ràng hệ thống pháp luật của đối tác để có thể thích ứng kịp thời sẽ tránh được những rủi ro và mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh.

Thêm vào đó, trong thời gian đầu thâm nhập vào thị trường Hoa Kì, các doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng dịch vụ môi giới, tư vấn thương mại và pháp luật của các công ty có uy tín. Theo báo Thanh niên (12/9/2001) dẫn lại lời Ông Bùi Kiến Thành, cố vấn cao cấp của một công ty Hoa Kì lưu ý "không có một vị giám đốc nào của các công ty Hoa Kì dám kí một hợp đồng mà không có luật sư kiểm tra và phê duyệt trước. Các đối tác Hoa Kì không khỏi ngạc nhiên và ái ngại khi thấy đại diện của đối tác Việt Nam sẵn sàng kí hợp đồng do phía đối tác Hoa Kì soạn thảo mà không có luật sư của mình kiểm tra phê duyệt".

Cho đến năm 2001, một số văn bản pháp luật đã được phía Việt Nam sửa đổi để thực thi hiệp định. Đó là:

- Sửa đổi Luật đầu tư: tháng 5/2000

- Ban hành Luật doanh nghiệp: tháng 10/200 và Nghị định thực thi Luật doanh nghieọp

- Ban hành Quyết định 53/CP/1999 xây dựng lộ trình thực hiện áp dụng chế độ một giá, phí cho cả hai đối tượng trong và ngoài nước.

- Nghị định 72/2000/NĐ-CP: ngày 1/2/2221 hướng dẫn thi hành các Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp)

- Ban hành Quyết định 46/2001/QĐ-CP: ngày 4/4/2001 về quản lý cơ chế nhập khẩu 5 năm 2001 - 2005, trong đó xoá bỏ một loạt các biện pháp phi thuế quan sớm hơn lộ trình cam kết trong Phụ lục B của Hiệp định

- Quốc hội thông qua Luật hải quan phù hợp với Luật lệ và tập quán quốc teá: 12/7/2001. [61]

Để có thể giành được lợi ích nhiều nhất từ Hiệp định thương mại, Việt Nam nên tiến hành thêm các cải cách kinh tế, đặc biệt ở bốn khu vực: tư nhânm doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và hệ thống pháp lý. Những cải cách này vô cùng cần thiết. Theo đó, Việt Nam nên hỗ trợ khu vực tư nhân để mở rộng và tạo thêm việc làm cho lực lượng lao động. Các biện pháp hỗ trợ quan trọng gồm đơn giản hoá thủ tục, chuẩn bị sẵn nguồn tài chính cho doanh nghiệp tư nhân, và tạo sân chơi bình đẳng cho mọi khu vực kinh tế.

Thêm vào đó, để đạt hiệu quả cao nhất trong làm ăn với Hoa Kì, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu và có những hiểu biết sâu sắc hơn về thị trường rộng lớn này. Theo phỏng vấn Đại sứ Raymond Burghardt với câu hỏi về sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam với thị trừơng Hoa Kì, ông này trả lời: "Hoa Kì là một thị trường rộng lớn và phức tạp nên có thể gây choáng ngợp cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Họ cần phải được trang bị đầy đủ thông tin khi làm ăn với đối tác Hoa Kì. Một trở ngại là trong khi chúng tôi làm các nghiên cứu thị trường và giao dịch qua Internet thì các doanh nghiệp Việt Nam lại gặp nhiều bất lợi trong hệ thống thông tin toàn cầu này do cước phí cao và khả năng tiếng Anh hạn chế (...). Tôi tin rằng tì nh hình sẽ được cải thiện đáng kể trong năm tới khi việc làm ăn với các công ty Hoa Kì trở nên quen thuộc" [Dẫn lại 31,tr144].

Tóm lại, Việt Nam đã kí nhiều hiệp định trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện một cam kết quốc tế, hoà mình vào nền kinh tế toàn cầu và tự do hoá nền kinh tế thông qua một Hiệp định thương mại song phương với nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hiệp định thương mại mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển kinh tế.

Việt Nam không thể đánh mất các cơ hội phát triển kinh tế và viện trợ của Hoa Kì để cải thiện đời sống kinh tế đất nước.

Và để khuyến khích các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài, Việt Nam cũng cần sớm ban hành Luật đầu tư ra nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý vững

chắc cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, trước mắt là vào các nước ASEAN, từ đó, có thể xâm nhập vào thị trường các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ: Quan hệ hợp tác giữa các khối nước trong diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với Việt Nam qua trường hợp khối Bắc Mĩ và khối ASEAN (1998 - 2005) (Trang 182 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)