Chương VI: Các qui định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyeàn khieỏu kieọn goàm 8 ủieàu
3.3. QUAN HỆ HỢP TÁC CANADA - VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ APEC (1998 -2005)
3.3.1. QUAN HỆ NGOẠI GIAO CANADA - VIỆT NAM
Canada chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 21/8/1973. Trước đó, năm 1954, Canada đã tham gia Uỷ ban quốc tế vì hoà bình ở Việt Nam và sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết (27/1/1973), Canada tiếp tục tham gia Uỷ ban giám sát việc Hoa Kì và chính quyền ngụy Sài Gòn thực hiện Hiệp định này.
Từ đó trở đi, quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn bó, có sự phối hợp và hợp tác tại nhiều tổ chức, tại nhiều diễn đàn khu vực và quốc tế. Hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao, các ngành và địa phương, bàn thảo vấn đề mở rộng và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương, đa phương như trong khuôn khổ APEC, Cộng đồng các quốc gia có sử dụng tiếng Pháp...
Canada khẳng định tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, cũng như trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ủng hộ thiết thực và giúp đỡ nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.
Trước đó, hội nghị thượng đỉnh APEC tổ chức tại Vancouver (Canada) do Canada làm chủ tịch đã quyết định kết nạp Việt Nam là thành viên chính thức của diễn đàn trong năm 1998. Từ đó đến nay, hai nước luôn tích cực hợp tác trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của APEC.
Chiều ngày 27/6/2005, Thủ tướng Việt Nam PhanVăn Khải thăm chính thức Canada. Thủ tướng hai nước đã hội đàm với nhau trong bầu không khí cởi mở. Hai Thủ tướng cùng chia sẻ ý kiến về những vấn đề khu vực và quốc tế như việc gia tăng vai trò của APEC, thúc đẩy hợp tác quan hệ ASEAN - Canada, các vấn đề năng lượng và môi trường, vấn đề đánh bắt cá quá mức trên phạm vi toàn cầu.
3.3.2. QUAN HEÄ KINH TEÁ CANADA – VIEÄT NAM TRONG KHUOÂN KHOÅ APEC (1998-2005)
Cho đến nay, Canada và Việt Nam đã kí với nhau nhiều hiệp định hợp tác quan trọng. Trước hết có thể kể đến Hiệp định hợp tác kinh tế và kỹ thuật (1992), Hiệp định chung về hợp tác phát triển (1994), Hiệp định về hợp tác kinh tế (1994), Bản ghi nhớ về một số sản phẩm dệt (1994), Tuyên bố thoả thuận về hợp tác phát triển (1994), Hiệp định về thương mại và mậu dịch (1995), Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (1997), Bản ghi nhớ về dự án dịch vụ và phát triển hạ tầng (2000), Bản ghi nhớ về dự án hỗ trợ chính sách giai đoạn 2 (2001), Thoả thuận về các dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản - thực phẩm, Thoả thuận cải cách hệ thống ngân hàng của Việt Nam... cùng một số thoả thuận trong các lĩnh vực hợp tác khác.
Và mới đây, ngày 22/3/2006, tại trụ sở của WTO tại Geneva - Thụy Sĩ, được sự ủy quyền của chính phủ hai nước, Thứ trưởng Bộ thương mại Việt Nam Lương Văn Tự và Đại sứ, trưởng phái đoàn đại diện Canada tại WTO Don Stepheson đã kí thoả thuận chính thức về việc kết thúc đàm phán song phương gia nhập WTO giữa Việt Nam và Canada.
Canada là nước đầu tiên trong khối Bắc Mĩ kết thúc đàm phán song phương với Việt Nam trong khuôn khổ gia nhập WTO. Đây là bước quan trọng, tiếp nối mối quan hệ song phương tốt đẹp hiện có giữa hai nước.
3.3.2.1. Quan hệ thương mại
Canada hiện là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Chính phủ Canada đã dành sự quan tâm và hỗ trợ thích đáng giúp các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, như kéo dài chế độ ưu đãi thuế quan cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đến năm 2014. Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào Canada được hưởng mức thuế thấp. Từ đầu năm 2005, mặc dù Việt Nam chưa là thành viên của WTO, Canada đã bỏ hạn ngạch với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam khi Hiệp định dệt may của WTO hết hiệu lực.
Năm 2004, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước vẫn tăng trưởng ổn định. Kim ngạch hai chiều tăng từ 192 triệu USD năm 2001 lên 230 triệu Usd năm 2002, năm 2003 đạt 315 triệu USD, năm 2004 đạt 448 triệu USD. Năm 2005, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt khoảng 650 triệu USD [65]. Những mặt hàng xuất khẩu của nước ta vào Canada chủ yếu là giày dép, hàng may sẵn, thuỷ sản, xe đạp và phụ tùng xe đạp, chè, hạt điều, cà phê...
Riêng nhóm hàng xe đạp và phụ tùng xe đạp xuất khẩu vào thị trường Canada năm 1999 đạt 229.000 USD, đến năm 2003 đạt 10 triệu USD, năm 2004 đạt hơn 23 triệu USD và đứng vị trí thứ ba trong các nước xuất khẩu mặt hàng này vào Canada.
Tháng 6/2005, Thủ tướng Phan Văn Khải sang thăm chính thức chính phủ Canada, các doanh nghiệp tháp tùng theo đoàn đã kí kết những hợp đồng quan trọng với doanh nghiệp Canada. Bốn thoả thuận hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước , trị giá tổng cộng hơn 82 triệu USD. Đó là các hợp đồng của công ty May Nhà Bè, xuất khẩu quần áo sang Canada (25 triệu USD), hợp đồng huy động vốn đầu tư khai thác mỏ thiếc, kẽm của công ty Dragon Capi tại Thái Nguyên (25 triệu USD), hợp đồng xuất khẩu tiêu, hạt điều... của công ty tấn Hưng (25 triệu USD), hợp đồng xuất khẩu thuỷ sản của công ty Agnifish An Giang (7 triệu USD).
Theo các nhà phân tích, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại chưa tương xứng với tiềm năng hai nước, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Canada chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Canada.
3.3.2.2. Quan hệ đầu tư
Tính đến tháng 3 năm 2004, Canada có 34 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn 217 triệu USD, đứng thứ 28 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Đến tháng 11/2004, Canada còn 45 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 227,564 triệu USD, đứng thứ 22 trong tổng số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Ngoài ra, tại Canada hiện có gần 250.000 người Việt Nam sinh sống tại các thành phố lớn như Toronto, Quebec...[57]. Trong đó, nhiều người rất giỏi về
các lĩnh vực khoa học, y học, năng lượng... Do chính sách cởi mở của chính phủ Việt Nam, cộng đồng người Việt tại Canada cũng rất quan tâm đến việc đầu tư về trong nước, nhất là các doanh nghiệp trẻ. Nhà nước Việt Nam đánh giá cao sự đóng góp của bà con kiều bào đối với tổ quốc quê hương.
Trong chuyến thăm chính thức Canada vào tháng 6/2005, tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Canada tổ chức ở Toronto, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã phát biểu "Việt Nam coi trọng tiềm năng của Canada, một thị trường có thế mạnh... Việt Nam mở rộng cửa để chào đón các doanh nghiệp Canada vào đầu tư tại Việt Nam". [67]
3.3.3. CÁC QUAN HỆ KHÁC Quan hệ văn hóa- giáo dục:
Ngày nay, Canada và Việt Nam đã gần nhau hơn, khoảng cách địa lí không còn là trở ngại đối với những cơ hội và tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực. Nhân dân hai nước ngày càng gần gũi nhau hơn qua các hoạt động giao lưu nhằm tăng cường hiểu biết, hữu nghị. Nhiều du học sinh Việt Nam đã đến Canada để học tập và trau dồi kiến thức. Theo bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa hai nước, hai bên cùng khuyến khích việc hợp tác, trao đổi giữa các tổ chức, cơ sở đại học của cả hai bên, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển liên trường, tăng cường sự trao đổi sinh viên và các nhà nghiên cứu cũng như các thông tin khoa học và công nghệ. Đặc biệt, hai bên sẽ hỗ trợ tài chính cho sinh viên nước này sang học ở nước kia.
Thỏa thuận này là văn bản pháp lý quan trọng khẳng định sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước, và cũng tạo điều kiện cho bước phát triển mới về giáo dục đại học giữa hai nước.
Về viện trợ phát triển, Canada là nước có nhiều chương trình viện trợ không hoàn lại giúp Việt Nam với số lượng lớn. Quỹ phát triển hợp tác của Canada với Việt Nam lên đến 30 triệu USD/năm. Tổ chức hợp tác quốc tế Canada (CIDA) triển khai nhiều dự án giúp Việt Nam trong các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, phát triển các thành phần kinh tế, giáo dục, văn hoá... thực hiện ở hầu hết các tỉnh và có hiệu quả khá cao.
Cùng hiểu rõ tầm quan trọng ngang nhau giữa an ninh và kinh tế, từ nhiều năm qua, Canada và Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ trên các lĩnh vực phòng chống ma túy, và phòng chống tội phạm quốc tế. Canada cũng giúp lực lượng phòng chống ma túy Việt Nam mở nhiều lớp học về kỹ năng điều tra, cung cấp tài liệu… Trong tương lai, sự hợp tác này sẽ ngày càng tăng, tương xứng với tiềm năng của hai nước.
Trong chuyến thăm chính thức Canada (tháng /2005), Thủ tứơng Phan Văn Khải cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục tạo môi trường làm ăn kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam, chủ động hội nhập nền kinh tế khu vực, kinh tế thế giới.
Nhìn chung, quan hệ giữa Canada với Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất tốt đẹp. Quá trình xây dựng nền tảng cho mối quan hệ giữa hai nước Canada và Việt Nam trong thế kỉ mới luôn được củng cố và phát triển. Sự gắn bó về chất trong quan hệ hai nước ngày càng tăng, mở ra triển vọng tốt đẹp và bền vững cho quan hệ giữa hai nước trong tương lai.
Nhìn vào những hoạt động trao đổi kinh tế giữa Canada và Việt Nam, chúng ta thấy rằng, các nguyên tắc hoạt động của APEC như nguyên tắc đồng thuận, cùng có lợi, tuân thủ các qui chế kinh tế quốc tế... luôn được các nước thành viên APEC vận dụng trong các mối quan hệ song phương hoặc đa phương.
Tất cả các quan hệ song phương, đa phương trong APEC đều nhằm hướng tới thực hiện các nội dung mà APEC đề ra, đó là tạo một môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho tất cả các nước thành viên.