Cung ứng DVTĐG tài sản vô hình

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 115 - 117)

b. Xây dựng thương hiệu cho DN kinh doanh DVTĐG

3.2.3.5. Cung ứng DVTĐG tài sản vô hình

Nội dung giải pháp

Xuất phát từ tình hình cung ứng DVTĐG thực tế sau hơn 10 năm phát triển ngành TĐG VN, NCS thấy rằng nhất thiết phải ban hành các tiêu chuẩn TĐG tài sản vô hình để các DN cung ứng có hành lang pháp lý rõ ràng, tạo cơ sở để các DN cung ứng trong nước có thể cung cấp DVTĐG tài sản vô hình.

Nếu như trước đây quan điểm coi tài sản của doanh nghiệp chỉ là tài sản hữu hình, việc thẩm định khả năng sinh lợi, hiệu quả kinh doanh của các DN vẫn dựa vào những chỉ số như suất sinh lợi của vốn đầu tư, của tài sản, và của vốn chủ sở hữu… thì hiện nay, quan điểm này đã thay đổi, bên cạnh những tài sản hữu hình đã xuất hiện các tài sản vô hình. Mặt khác, nếu xem tài sản vô hình là một phần tài sản của DN, thì DN hoàn toàn có thể trao đổi, mua bán, cho thuê, góp vốn tài sản này trong các dự án kinh doanh với đối tác bên ngoài, tức tài sản vô hình có khả năng mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu của nó. Xu hướng toàn cầu hóa cùng sự phát triển của nền

kinh tế thì đánh giá được giá trị của tài sản vô hình sẽ là thước đo hiệu quả kinh doanh, sự cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, tham gia cung ứng DVTĐG tài sản vô hình tại VN chắc chắn sẽ là một bước chuẩn bị tốt cho tương lại. DVTĐG tài sản vô hình chắc chắn sẽ là một phân khúc DVTĐG quan trọng trong thời gian tới. Tuy nhiên, DVTĐG tài sản vô hình cũng vừa là một thách thức và vừa là một cơ hội cho các DN cung ứng. DVTĐG giá trị của tài sản vô hình còn khá mới tại VN, hành lang pháp lý cho việc TĐG giá trị tài sản vô hình còn thiếu, trong khi thế giới đã có tiêu chuẩn TĐG tài sản vô hình thì VN chưa có quy định cụ thể nào. Do vậy, thách thức cho các DN cung ứng là vừa xác định phương pháp thẩm định cho phù hợp với các quy định của thế giới, vừa cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm trong mảng DV này. Đi cùng với các thách thức đó là cơ hội không hề nhỏ dành được cho các DN cung ứng. Phát triển được DVTĐG tài sản vô hình cũng đồng nghĩa với việc phát triển, mở rộng thị trường DV cung ứng, thị trường tài sản vô hình đang ngày càng phát triển cùng với nền kinh tế tại VN.

Điều kiện thực hiện

Tài sản vô hình không có hình thái vật chất và tài sản vô hình có thể được chứa đựng trên hoặc trong thực thể vật chất. Một số tài sản cố định vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất. Tuy nhiên, giá trị của thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình – có thể nhận biết được.

Tài sản vô hình được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Tài sản vô hình được sở hữu hợp pháp và có thể chuyển giao sở hữu theo pháp luật.

Tài sản vô hình tồn tại có bằng chứng như: hợp đồng, bằng sáng chế, hồ sơ đăng ký, phần mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính…

Tài sản vô hình có khả năng tạo ra thu nhập cho người có quyền sở hữu. Giá trị tài sản vô hình có thể định lượng được và tài sản vô hình có vòng đời xác định được (có thể tìm được thời điểm hoặc thời gian sinh ra hoặc chấm dứt tồn tại).

Doanh nghiệp cung ứng DVTĐG cần dự đoán và đánh giá được triển vọng của nền kinh tế có thể tác động giá trị của tài sản vô hình gồm môi trường kinh tế và môi trường chính trị trong nước và ngoài nước. Các yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái, sự ổn định chính trị đều có quan hệ đến

giá trị của tài sản cố định. Từ đó tác động đến dự báo tài sản cố định trong tương lai.

Để có được một chiến lược vươn lên cung ứng dịch vụ thẩm định giá tài sản vô hình cần phải có các điều kiện như sau:

Chính phủ cần ban hành hành lang pháp lý về thẩm định tài sản vô hình đối với tiêu chuẩn thẩm định giá về tài sản vô hình. Trong đó, cần có xác định tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ và không có hình thái vật chất, nhưng có thể tạo ra các quyền và lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân hưởng lợi.

Cần đào tạo đội ngũ thẩm định giá tài sản vô hình chuyên biệt, có kinh nghiệm đã từng thẩm định giá tài sản doanh nghiệp.

Lộ trình thực hiện

Trong năm 2012: Chính phủ ban hành hành lang pháp lý về thẩm định tài sản vô hình và đào tạo Thẩm định viên về tài sản vô hình.

Đến năm 2015: Hình thành hàng loạt các DN cung ứng DVTĐG tài sản vô hình chuyên biệt, chuyên nghiệp.

Đến năm 2020: DN cung ứng DVTĐG tài sản vô hình chuyên nghiệp vươn ra cung ứng cho thị trường thế giới.

Dự đoán kết quả

DVTĐG tài sản vô hình là phân khúc thị trường TĐG có tiềm năng rất lớn. Vì Hiện nay, cả nước Việt Nam đang có hơn 500 ngàn doanh nghiệp đa dạng của các ngành nghề có nhu cầu thẩm định giá tài sản vô hình. Đây là cơ hội cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp cung ứng DVTĐG cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp mình. Phát triển tốt thị trường TĐG tài sản vô hình với việc mở rộng phát triển hoạt động thị trường dịch vụ thẩm định giá việt Nam. Đồng thời là nâng cao năng lực các DN cung ứng DVTĐG ngang tầm thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w