Các doanh nghiệp tự đánh giá

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 73 - 76)

2. Công ty Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Đầu tư Sài Gòn – Thái Dương

2.1.3.5. Các doanh nghiệp tự đánh giá

Khảo sát về mức độ giám sát chất lượng dịch vụ từ các đơn vị cung cấp

cho thấy 66,7% doanh nghiệp thường thực hiện giám sát (hình 2.15). Các doanh nghiệp cũng tự đánh giá mức giá dịch vụ của mình ở mức trung bình khá cao (74,8%), chỉ có 11,6 % được hỏi cho rằng mức giá được cung cấp là mức giá thấp (hình 2.16).

Hình 2.15: Mức độ giám sát chất lượng Stt

Chiến lược đối phó của DN Tỷ lệ

01

Nâng cao trình độ đội ngũ thẩm định 16,6%

02

Nâng cao chất lượng DVTĐG 15,8%

03

Hình 2.16: Mức giá dịch vụ cung cấp của các DN

Hộp 4 – Nhận định xu hướng phát triển DVTĐG của Hiệp hội TĐG VN

Trong Ý kiến tham dự Đề án nâng cao năng lực và phát triển nghề Thẩm định giá Việt Nam, Hiệp hội TĐG VN đã có nhận xét về ngành DVTĐG như sau: “Theo chúng tôi với sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam và với xu thế hội nhập, chắc chắn rằng trong những năm tới hoạt động thẩm định giá sẽ phát triển mạnh và trở thành một ngành dịch vụ tài chính quan trọng”. Với xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế thị trường hội nhập, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp DVTĐG sẽ càng tăng, từ đó uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp, của sản phẩm sẽ ngày càng được quan tâm. Bên cạnh đó, thẩm định giá thương hiệu, giá trị sáng tạo, sở hữu trí tuệ,... của doanh nghiệp sẽ ngày càng được quan tâm phát triển. Mọi doanh nghiệp thẩm định giá có đủ điều kiện hoạt động theo quy định đều có thể thẩm định giá, bất cứ tài sản hàng hóa nào, không phân biệt công hoặc tư. Nhà nước chỉ thực hiện quản lý bằng cơ chế chính sách, luật pháp, định hướng chiến lược, còn quản lý trực tiếp là tổ chức xã hội nghề nghiệp, cụ thể là Hội Thẩm định giá Việt Nam.

Nguồn: Hiệp hội TĐG VN

Về mức độ nhận biết thương hiệu, 49% doanh nghiệp cho rằng đa số người

sử dụng đều biết đến thương hiệu công ty, trong khi 39,2% doanh nghiệp nhìn mức mức độ nhận biết thương hiệu của doanh nghiệp mình ở mức “được chấp nhận trên thị trường” (hình 2.17).

Hình 2.17: Đánh giá về mức độ nhận biết thương hiệu của DN

Về mức độ cạnh tranh trong ngành của các doanh nghiệp cung cấp DVTĐG. Cạnh tranh trong nước là mức trung bình là 51%, và gay gắt ở mức 45%; ngược lại mức độ cạnh tranh ngoài nước ở mức trung bình là 54%, và thấp là 40% (hình 2.18).

Hình 2.18: Đánh giá về mức độ cạnh tranh của các DN trong nước

Về nhận định của các doanh nghiệp cung ứng đối với xu hướng phát triển của DVTĐG trong thời gian tới. Trên 80% doanh nghiệp đều đồng ý và hoàn toàn

đồng ý về mức độ phát trỉển trong thời gian tới như: + Nhu cầu về DVTĐG sẽ tăng.

+ Nhiều cơ hội phát triển do các giao dịch thương mại gia tăng. + Thị trường yêu cầu ngày càng cao về chất lượng.

+ Đòi hỏi cao về tính chuyên nghiệp.

+ Người sử dụng dịch vụ sẵn sàng chi trả cho DVTĐG mang lại chất lượng cao.

+ Tính minh bạch và chinh xác về thông tin của DVTĐG ngày càng cao.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 73 - 76)