2. Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn – Công ty TNHH Một Thành Viên
3.2.3.1. Giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị DVTĐG
Mục đích của giải pháp là nhằm đảm bảo dịch vụ được cung ứng có được chất lượng cao, làm cho khách hàng cảm nhận được chất lượng và giá trị sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng, đáp ứng thoả mãn được nhu cầu cũng như làm hài lòng khách hàng. Quyền lực đàm phán của các nhà cung cấp tùy thuộc vào chất lượng DV cung cấp cho khách hàng của doanh nghiệp kinh doanh DVTĐG. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng ngày càng nâng cao chất lượng DV cung ứng.
Như đã nói, chất lượng của DVTĐG phụ thuộc khá lớn vào sự kỳ vọng của khách hàng. Kết quả của DVTĐG mang tính độc lập, khách quan nên sự kỳ vọng này có thể giống hoặc khác kết quả thẩm định được cung cấp. Do đó, đánh giá chất lượng của DVTĐG là phải đánh giá sự chuyên nghiệp từ khi bắt đầu đến kết thúc của dịch vụ, chứ không thể chỉ nói đến sự hài lòng của khách hàng về kết quả TĐG. Ngoài việc đầu tư vào nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cung ứng cần thực hiện các nội dung sau:
Với nguồn nhân lực khá thiếu và yếu như hiện tại, các doanh nghiệp nên xác định sản phẩm dịch vụ cung ứng chủ lực để tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ. Nói cách khác là chuyên môn hóa về cung ứng dịch vụ một loại tài sản nào đó, chẳng hạn chuyên về cung cấp DVTĐG tài sản là bất động sản, hay tài sản là động sản, ... Việc chỉ chuyên cung ứng một loại hình dịch vụ sẽ dễ dàng giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng, làm hài lòng khách hàng và qua đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chỉ những công ty có đủ khả năng về tài chính và nhân lực mới thực hiện cung ứng toàn bộ các dịch vụ về TĐG. Điều này đòi
hỏi những công ty này có phải có khả năng quản lý về chất lượng của quá trình cung cấp dịch vụ cho từng phân khúc sản phẩm. Tuy nhiên, theo NCS thì xu hướng chuyên môn hóa là xu hướng phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp VN cũng như phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Hiện tại, có thể thấy phần lớn các doanh nghiệp vẫn thực hiện cung ứng rải đều cho các phân khúc, chỉ có 49% số doanh nghiệp có doanh thu từ sản phẩm DVTĐG chủ lực chiếm trên 80% trên tổng doanh thu; 25,5% doanh nghiệp có tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm chủ lực từ 50 – 80% tổng doanh thu (phần 2.1.2.2).
Xây dựng quy trình giám sát chất lượng dịch vụ. Đặc điểm của DVTĐG là việc tiếp xúc với khách hàng khá ít, chủ yếu là thời điểm tư vấn và thời điểm hoàn tất hợp đồng. Do vậy, cần tạo được niềm tin của khách hàng vào chất lượng của dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng ngay từ bước đầu tiên. Ngay từ quá trình tư vấn, phía doanh nghiệp cung ứng cần xác định với khách hàng về kỳ vọng của họ, và mức độ hoàn thành kỳ vọng của doanh nghiệp cung ứng có thể cung ứng được. Việc xác định trước mức độ kỳ vọng sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn vào chất lượng của dịch vụ. Trong quá trình cung ứng, phải đảm bảo được tính chuyên nghiệp được thực hiện xuyên suốt. Tính chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng an tâm và tin tưởng vào doanh nghiệp cung ứng. Tính chuyên nghiệp có thể được xây dựng bằng một tiêu chuẩn do doanh nghiệp đặt ra. Các tiêu chuẩn đó bao gồm trách nhiệm nghề nghiệp, tính trung thực và đạo đứng nghề nghiệp.
Đầu tư kỹ thuật, thiết bị nhằm xây dựng nguồn thông tin phục vụ cho việc cung ứng dịch vụ. Đối với DVTĐG, nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động cung ứng là điều thiết yếu. Do đó, các doanh nghiệp cung ứng cần xây dựng một kho dữ liệu phục vụ cho quá trình cung ứng dịch vụ. Tạo được nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy và có sẵn. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng nguồn thông tin sẽ giúp doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian cung ứng dịch vụ, qua đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh.
Điều kiện thực hiện
Để thực hiện giải pháp này các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phải có tiềm lực. Vì việc xây dựng quy trình giám sát chất lượng, đầu tư thiết bị kỹ thuật đòi hỏi khoản đầu tư khá lớn. Cho nên, để nâng cao chất lượng toàn diện của tất cả các doanh nghiệp trong ngành, NCS đề nghị nên chuyển các quy định thành các tiêu chuẩn. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp mới đăng ký tham gia ngành cũng cần đạt những tiêu chuẩn về nguồn nhân lực, tiêu chuẩn giám sát chất lượng, và tiêu chuẩn về kỹ thuật, thiết bị. Bên cạnh đó, việc chuyên sâu cung ứng một loại hình dịch vụ TĐG, chẳng hạn thẩm định giá tài sản vô hình, đòi hỏi doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cao về loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp dự định cung ứng.
Lộ trình thực hiện
Đây là giải pháp mang tính chiến lược lâu dài cho tất cả các doanh nghiệp tham gia cung ứng DVTĐG. Do đó, Chính phủ cần xây dựng một lộ trình phù hợp, trước mắt là ứng dụng trong các doanh nghiệp lớn hiện tại, đến năm 2020 bắt buộc tất cả các doanh nghiệp DVTĐG cần đạt những tiêu chuẩn như đã nói ở trên. Đến năm 2020 bắt buộc các doanh nghiệp DVTĐG phải đạt những tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ ngang tầm quốc tế.
Dự đoán kết quả
Giải pháp nâng cao chất lượng và giá trị dịch vụ thẩm định giá sẽ mang lại cho doanh nghiệp có nhiều khách hàng, uy tín trên thị trường, là cơ sở để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, bền vững vươn ra cung ứng dịch vụ thẩm định giá ra thế giới.
Đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam nhanh chóng hội nhập kinh tế thế giới.