Nâng cao năng lực của doanh nghiệp cung ứng DVTĐG a Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 111 - 112)

2. Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn – Công ty TNHH Một Thành Viên

3.2.3.4. Nâng cao năng lực của doanh nghiệp cung ứng DVTĐG a Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ.

a. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ.

Để thực hiện được DVTĐG, đòi hỏi những người làm TĐG là những nhà chuyên môn được đào tạo, có kiến thức, có kinh nghiệm thực tế và đạt tiêu chuẩn nghề nghiệp. Riêng VN dự kiến đến năm 2015 phải có ít nhất 150 công ty cung ứng DVTĐG, với khoảng 1000 Thẩm định viên về giá được cấp chứng chỉ hành nghề và có 2000 3000 chuyên viên tập sự nghề thẩm định giá. Và trong đó sẽ có ít nhất 10 20% đạt cấp tương đương trình độ Thẩm định viên các nước trong khu vực.

Vì thế, Chính phủ cần giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các Bộ, Ngành có liên quan, sớm xây dựng kế hoạch đào tạo đại học, sau đại học trong chuyên ngành Thẩm định giá, hoặc đào tạo bổ sung trên cơ sở lựa chọn những người đã tốt nghiệp đại học kỹ thuật khác đào tạo chuyên môn TĐG.

Việc thiết kế mục tiêu, nội dung những chương trình đào tạo và bồi dưỡng phải phù hợp với yêu cầu đào tạo đưa ra cho từng cấp độ thẩm định viên về giá, đồng thời phù hợp với tốc độ phát triển ngành thẩm định giá Việt Nam, gắn với định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.

Áp dụng nhiều phương thức đào tạo kết hợp: đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài; giữa đào tạo ngắn hạn và dài hạn; giữa các trường với các viện nghiên cứu và hiệp hội nghề nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao năng lực nghề của Thẩm định viên doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thẩm định giá.

Điều kiện thực hiện

Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thẩm định giá chỉ có thể thực hiện và phát huy hiệu quả tốt trên cơ sở và các điều kiện cần thiết sau đây:

Một là: xây dựng hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho hoạt động thẩm định giá – ban hành luật thẩm định giá.

Hai là: Xác định mô hình tổ chức bộ máy quản lý nghề Thẩm định giá bằng việc thêm lực lượng quản lý thẩm định giá và Hiệp hội nghề Thẩm định giá – thuộc Bộ Tài chính.

Ba là: Thiết lập nguồn năng lực phục vụ cho thông tin đào tạo và hoạt động thẩm định giá.

Bốn là: Thúc đẩy hợp tác quốc tế đào tạo thẩm định giá.

Năm là: Chính phủ cần dành một khoản kinh phí để bổ sung bộ máy quản lý từ Trung ương xuống địa phương, tỉnh, thành phố, kinh tế cho đào tạo thẩm định giá thông qua việc huy động tổng hợp các nguồn lực đào tạo như ngân sách Nhà nước, các chương trình viện trợ về đạo tạo của nước ngoài.

Lộ trình thực hiện

Từ nay đến 2015, chúng ta có ít nhất 1000 Thẩm định viên về giá và đến năm 2020 chúng ta có 1500 Thẩm định viên về giá.

Dự đoán hiệu quả

Nhóm giải pháp trên sẽ đạt hiệu quả cao khi Chính phủ nhận thức được tầm quan trọng của nghề Thẩm định giá và có quyết tâm mạnh mẽ để phát triển dịch vụ thẩm định giá và chỉ đạo từng bước phối hợp thực hiện một cách đồng bộ để hiệu quả hoạt động dịch vụ thẩm định giá phát triển bằng các nước trong khu vực, thế giới góp phần vào sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đến năm 2020 bền vững và lâu dài hơn

Đây là định hướng phát triển dịch vụ thẩm định giá xuất phát từ nhu cầu thực tế xã hội, từ phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 111 - 112)