Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung ứng DVTĐG

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 106 - 108)

2. Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn – Công ty TNHH Một Thành Viên

3.2.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung ứng DVTĐG

Từ khi Nghị định 101/2005/NĐCP ngày 3/8/2005 ra đời đến nay đã có nhiều điều bất cập (lỗi thời) không phù hợp, cần điều chỉnh lại cho phù hợp với sự phát triển kinh tế nước ta. Trong đó, có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty

lâu năm và các công ty mới hình thành trong ngành hiện nay. Đặt biệt là cạnh tranh về phí dịch vụ để thu hút khách hàng. Theo Nghị định thì phí dịch vụ thẩm định giá các công ty tự thỏa thuận với khách hàng (cơ chế mở, thoáng). Nhưng do phát triển dịch vụ thẩm định giá Việt Nam còn non yếu về mọi mặt. Nên các công ty cạnh tranh

không đúng bản chất kinh tế thị trường, họ không cạnh tranh bằng năng lực quản trị công ty, bằng chất lượng dịch vụ khách hàng, mà chỉ cạnh tranh về mặt hạ giá phí dịch vụ. Do đó, cần phải có sự điều tiết của nhà nước để cho dịch vụ thẩm định giá phát triển đúng hướng. Vì thế cần có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thẩm định giá là cần thiết.

DVTĐG là một loại hình DV tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường và các công ty kinh doanh dịch vụ này cũng có sự cạnh tranh đúng theo bản chất của kinh tế thị trường. Trên thực tế các công ty đều cố gắng để có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung ứng thông qua nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ, uy tín phục vụ khách hàng. Về giá cả dịch vụ cũng được quy định hợp lý theo hướng nên có mức giá tối thiểu và tối đa (mức giá sàn và mức giá trần) cho từng loại hồ sơ nhằm để các công tycạnh tranh lành mạnh.

Điều kiện thực hiện

Để có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, một công ty có thể chọn một trong số các giải pháp sau:

+ Thay đổi giá dịch vụ, tất nhiên nếu giảm giá cung ứng DVTĐG thì cuối cùng các công ty đều bị thiệt hại do không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận giảm xuống.

+ Tăng sự khác biệt của sản phẩm cung ứng.

+ Cải thiện các đặc tính, đổi mới quá trình cung ứng và đổi mới sản phẩm cung ứng.

+ Sử dụng kênh tiếp cận khách hàng một cách sáng tạo để gia tăng tiếp cận khách hàng có nhu cầu thẩm định giá.

+ Khai thác các mối quan hệ mới với các cơ quan, tổ chức có nhu cầu TĐG và giữ mối quan hệ với khách hàng hiện có.

+ Xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị nhằm tìm hiểu thị trường, và tìm kiếm và mở rộng khách hàng, xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng, từng bước hình thành cung ứng sản phẩm mới (thí dụ TĐG tài sản vô hình).

+ Đảm bảo uy tín với khách hàng, cam kết thực hiện những nội dung đã ký kết trong hợp đồng thẩm định với khách hàng.

+ Tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp dịch vụ nào phụ thuộc vào khách hàng. Do vậy, cần phải có những giải pháp thích hợp tạo dựng nguồn khách hàng ổn định, thu hút thêm các khách hàng mới và các khách hàng tiềm năng.

Lộ trình thực hiện

Từ năm 2012 – 2015: Chính phủ cách ban hành các quy định DVTĐG để đảm bảo xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Từ năm 2016 – 2020: Doanh nghiệp tham gia vào môi trường cạnh tranh của DVTĐG với các công ty nước ngoài, chủ yếu là doanh nghiệp có trình độ quản trị cao, có nguồn nhân lực chuyên nghiệp, kinh nghiệm.

Dự đoán kết quả

Cạnh tranh theo luật định và bình đẳng là tác nhân rất quan trọng nhằm đảm bảo nền kinh tế thị trường vận hành một cách lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là động lực của sự phát triển. Do đó, các doanh nghiệp không vì lợi ích của đơn vị mà làm hại đến lợi ích của ngành bằng những hình thức không lành mạnh như tranh giành khách hàng, phí dịch vụ…không tuân thủ các chuẩn mực đạo đức của ngành như trung thực, khách quan, công bằng để làm hài lòng khách hàng.

Với sự quản lý điều hành của Chính phủ trong cơ chế thị trường, DVTĐG ra đời là góp phần cho phát triển kinh tế VN và hiệu quả bền vững lâu dài. Tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ ngành và các ngành khác nhằm thúc đẩy thẩm định giá vươn ngang tầm quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w