d. DVTĐG là một dịch vụ mang tính khách quan, độc lập và tính trách nhiệm cao
1.2.1.1. Lý thuyết cầu DVTĐG
Cầu được hiểu theo nhiều cách khác nhau, các nhà kinh tế học cho rằng: “Cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mỗi mức giá chấp nhận được” [12, tr 32]. Do đó, cầu DVTĐG là toàn bộ nhu cầu cần được TĐG mà người có nhu cầu sẵn sàng chấp nhận và có khả năng thanh toán tại một thời điểm với một mức giá nhất định. Nhu cầu về TĐG gia tăng theo sự phát triển của nền kinh
tế, nhưng không vì thế mà có bao nhiêu lượng DVTĐG theo nhu cầu là có bấy nhiêu cầu dịch vụ trên thị trường, mà phải là lượng cầu để người mua (người sử dụng dịch vụ) sẵn lòng chi trả ở mỗi mức giá, gọi là cầu DVTĐG. Như vậy, cầu thị trường DVTĐG hình thành trên những điều kiện sau:
+ Sự xuất hiện của nhu cầu TĐG về một dạng tài sản nào đó.
+ Phải có các nguồn lực tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán cho các nhu cầu này, chỉ khi có các nguồn lực tài chính cho thanh toán nhu cầu mới được chuyển thành cầu trên thị trường.
+ Phải có thị trường là môi trường để nhu cầu có khả năng thanh toán trở thành cầu thực.
Dich vụ TĐG cũng là một loại hàng hóa và nó bị chi phối bởi quan hệ cung cầu như bao loại hàng hóa khác. Theo Paul ASamuelson và Willia D.Nordhaurs (1989), ở bất kỳ thời điểm nào cũng đều tồn tại mối quan hệ nhất định giữa giá cả thị trường của một mặt hàng và khối lượng được yêu cầu của mặt hàng đó. Điều này có nghĩa là quy luật cầu biểu hiện “khi giá của một loại hàng hóa và dịch vụ được nâng lên (trong khi các yếu tố khác không thay đổi) thì lượng cầu về hàng hóa dịch vụ đó giảm xuống, với các điều kiện khác bất biến” [37, tr 35 – 36]. Những điều kiện khác gồm bốn yếu tố chính là thu nhập, quy mô thị trường, các sản phẩm dịch vụ có khả năng thay thế, và sở thích.
Dựa vào lý thuyết kinh tế này, để phát triển phía cầu DVTĐG thì cần phải xem xét các yếu tố sau:
+ Quy mô thị trường ngày càng lớn: nền kinh tế càng phát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới thì nhu cầu về việc xác định giá trị tài sản ngày một tăng lên. Do đó, nhu cầu về DVTĐG sẽ không ngừng gia tăng với sự phát triển của quy mô thị trường.
+ Tạo điều kiện để phía người sử dụng DVTĐG nâng cao thu nhập: Khi nguồn
thu nhập và tích lũy được tăng lên, khả năng chi trả cho dịch vụ thuê ngoài được đảm bảo, do đó tăng việc sử dụng DVTĐG.
+ Dịch vụ có thể thay thế: TĐG là một lĩnh vực đặc biệt, nó sử dụng các phương pháp khác nhau nhằm cung cấp thông tin về giá trị của tài sản trên cơ sở độc lập và khách quan. Nên cần phải cho người sử dụng thấy được lợi ích của việc sử dụng DVTĐG hơn là việc tự đánh giá giá trị tài sản từ nguồn lực nội bộ. + Thói quen và sở thích: ở nhiều quốc gia đang phát triển, việc sử dụng dịch vụ
thuê ngoài còn khá xa lạ. Khi các yếu tố làm thay đổi văn hóa kinh doanh, nhu cầu sử dụng DVTĐG sẽ tăng hơn.
+ Đánh giá mức độ về nhu cầu sử dụng dịch vụ này: dựa trên cơ sở xem xét các vấn đề như: ai đang sử dụng dịch vụ? Người sử dụng nhận biết và hiểu biết dịch vụ ở mức độ nào? Nhu cầu thị trường đến mức nào? Tại sao sử dụng? Tại sao không sử dụng dịch vụ? Khả năng mà người sử dụng có thể chi trả cho các dịch vụ là bao nhiêu? Họ mong muốn dịch vụ được cung cấp như thế nào? Mức độ hài lòng của họ đối với tình hình cung hiện tại như thế nào? Trả lời
những câu hỏi trên sẽ giúp chúng ta hình thành bức tranh về cầu của thị trường, từ đó xây dựng các biện pháp kích cầu.