Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 47 - 50)

d. DVTĐG là một dịch vụ mang tính khách quan, độc lập và tính trách nhiệm cao

1.3.5. Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về phát triển DVTĐG ở các nước, nghiên cứu sinh rút ra những bài học cho phát triển DVTĐG ở VN.

Một là, DVTĐG phát triển xuất phát do nhu cầu TĐG của các tổ chức, cá nhân trong quá trình phát triển kinh tế và khả năng cung ứng DVTĐG của các tổ chức nhà nước và tư nhân

Hai là, để tạo điều kiện cho DVTĐG phát triển. Nhìn chung, Chính phủ các nước đều quan tâm xây dựng hành lang pháp lý, quản lý và điều hành bằng pháp luật đối với hoạt động TĐG và dịch vụ.

Ba là, do tính chất của DVTĐG là dịch vụ tư vấn nên các quốc gia đều có những quy định khá nghiêm ngặt quy tắc hành nghề TĐG. Ở tất cả các nước, các thành viên cung cấp DVTĐG như các thẩm định viên độc lập, các công ty Nhà nước và tư nhân với nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Nói chung tồn tại hai hình thức DVTĐG là DVTĐG công và DVTĐG tư.

Bốn là, về kiểm soát và quản lý trong DVTĐG. Để kiểm soát và quản lý DVTĐG phát triển đúng hướng, phát huy được vai trò tích cực trong nền kinh tế,

Chính phủ các nước đều quan tâm điều hành bằng pháp luật. Hệ thống điều hành quản lý bằng luật pháp với các dạng chung là:

+ Ở những nước công nghiệp phát triển, người ta chú ý xây dựng khá hoàn chỉnh hệ thống luật pháp cần thiết cho sự quản lý, điều hành DVTĐG. Còn những nước đang phát triển (ví dụ như Thái Lan) thì mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật cho dịch hoạt động TĐG phụ thuộc khá lớn vào trình độ phát triển kinh tế, năng lực điều hành của Chính phủ và thời gian ứng dụng dịch vụ này.

+ Hình thành các cơ quan của Chính phủ để quản lý DVTĐG và các tổ chức nghề nghiệp trên cơ sở các luật lệ đã ban hành. Thường các nước có một hoặc hai Bộ chịu trách nhiệm.

+ Thành lập các Hội nghề nghiệp phi chính phủ. Thông qua điều lệ, tiêu chuẩn, quy định của ngành và Hội để kiểm soát và chế tài hoạt động của cá nhân và tổ chức hành nghề DVTĐG.

Từ những bài học kinh nghiệm nêu trên, nhà nước Việt Nam đã cho ra đời pháp lệnh giá số 40/2002/PLUBTVQH ngày 26/4/2002 và các nghị định, thông tư hướng dẫn cho đến nay như sau:

Nghị định số 170/2003/NĐCP ngày 25/12/2003: quy định thinh hành một số điều về pháp lệnh giá.

Nghị định số 101/2005/NĐCP ngày 03/8/2005 về thẩm định giá. Nghị định số 109/2007/NĐCP ngày 26/6/2007 về chuyển doanh

nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Thông tư 203/2009/TTBTC ngày 20/10/2009: hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Sau khi pháp lệnh giá được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành vào năm 2002, Việt Nam bước đầu xây dựng được hành lang pháp lý về thẩm định giá. Chính phủ đã ban hành nghị định số 280/2003/NĐCP ngày 25/12/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh giá và nghị định 101/2005/NĐCP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá. Bộ Tài chính sau đó đã nghiên cứu ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện nghị định như:

Thông tư 17/2006/TTBTC ngày 13/3/2006 hướng dẫn thực hiện nghị định số 101/2005/NĐCP.

Thông tư số 67/2007/TTBTC ngày 19/6/2007 hướng dẫn việc chuyển đổi các trung tâm thẩm định giá, trung tâm có chức năng thẩm định giá sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp thẩm định giá.

Quyết định ban hành 12 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Quyết định ban hành quy chế thi, cấp thể, sử dụng và quản lý thể thẩm định viên về giá.

Quyết định ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.

Tóm tắt chương 1

Chương 1, luận án đã trình bày khái niệm về TĐG, DVTĐG, phát triển DVTĐG, cơ sở khoa học về phát triển DVTĐG. Từ nghiên cứu lý thuyết cung và cầu về DVTĐG, lý thuyết liên quan đến xu hướng sử dụng DVTĐG, lý thuyết về

cạnh tranh, các yếu tố vĩ mô tác động đến sự phát triển của DVTĐG, luận án đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến phát triển DVTĐG. Luận đã nghiên cứu bài

học kinh nghiệm phát triển DVTĐG ở một số quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển DVTĐG ở Việt Nam.

Những nội dung của chương 1 sẽ làm căn cứ phân tích đánh giá tình hình phát triển DVTĐG ở Việt Nam trong thời gian qua và luận án sẽ kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVTĐG trước khi đề ra những quan điểm và giải pháp phát triển DVTĐG ở Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w