d. DVTĐG là một dịch vụ mang tính khách quan, độc lập và tính trách nhiệm cao
1.3.2. DVTĐG tại Malaysia
Malaysia là liên bang gồm mười ba bang tại Đông Nam Á, gồm hai vùng địa lý bị chia tách bởi Biển Đông. Là quốc gia có tài nguyên dồi dào, nếu như trước đây nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu tài nguyên như thiếc, vàng, dầu, gas… và xuất khẩu nông sản là gỗ và cao su, thì hiện nay Maylaysia đã có sự chuyển dịch từ sang các ngành khác như vận tải và truyền thông. Chính phủ Malaysia cũng rất chú trọng đến giáo dục, giáo dục Malaysia có sự liên kết với các nước đã phát triển nên hệ thống giáo dục của Malaysia rất phát triển. Ngành thẩm định giá nhờ đó mà cũng được hưởng nền lý luận từ các nước đã phát triển trên thế giới. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của thẩm định giá, giống với Singapore, chính phủ Malaysia đã thành lập Ban TĐG (tiền thân của Cục TĐG và dịch vụ bất động sản) năm 1957; đây là một tổ chức TĐG chuyên nghiệp đầu tiên ở Malaysia. Sự phát triển của nghề TĐG được củng cố thêm trên cơ sở thông tin, dữ liệu của Viện các nhà giám định Malaysia (ISM) được thành lập năm 1961. Chính phủ Malaysia đã sớm ban hành Đạo luật về các nhà định giá, nhà TĐG và đại lý kinh doanh bất động sản (1981) tạo ra cơ sở pháp lý để phát triển hoạt động DVTĐG. Theo quy định của Đạo luật này,
Ủy ban các nhà định giá và đại lý kinh doanh bất động sản tạo được thành lập có chức năng giám sát và quản lý nhà nước về DVTĐG. Một số quy định khác đáng chú ý của đạo luật là việc những thẩm định viên nước ngoài được hùn vốn trong các công ty TĐG nhưng không chiếm tỷ trọng lớn, không được hành nghề ở Malaysia ngoại trừ trường hợp đăng ký tạm thời; những người không phải là thẩm định viên (người nước ngoài hay trong nước – chuyên nghiệp hay nghiệp dư) đều bị cấm tham gia cổ phần trong các công ty thẩm định giá [9, 58].
Hiện nay, DVTĐG tại Malaysia đã phát triển khá mạnh mà nền tảng của nó là môi trường pháp lý ổn định và hệ thống ngành nghề về TĐG được tổ chức chặt chẽ bảo đảm môi trường làm việc cho các thẩm định viên phát huy hết khả năng của mình. Số lượng TĐV hoạt động trong DVTĐG tăng qua các năm. Năm 2002, số lượng của TĐV của Malasia là 500 TĐV trên tổng số dân khoảng 23 triệu người thì năm 2010 đã có 5000 TĐV trên tổng số 28,25 triệu người. Ngoài ra, theo thống kê thì ở Malaysia hàng năm ước tính có thêm khoảng 300 thẩm định viên. Với tầm nhìn phát triển kinh tế đến năm 2020 (là một nước công nghiệp). Trong các kế hoạch 5 năm Malaysia đều đã nhấn mạnh việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trong đó có phát triển DVTĐG [58, tr 21]. Ở Malaysia, việc cung cấp DVTĐG được chia thành hai khu vực, khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân [9].
DVTĐG khu vực Nhà nước
DVTĐG khu vực Nhà nước (TĐG công) nằm dưới sự quản lý của Cục TĐG và dịch vụ bất động sản. Cơ quan này được giao nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công TĐG bất động sản phục vụ các mục đích thu thuế và lệ phí theo quy định của
pháp luật Liên bang. Cụ thể gồm TĐG bất động sản ban đầu; TĐG bất động sản phát sinh mới trong năm; TĐG bất động sản có sự tăng, giảm về giá trị trong năm;
… Với các mục đích: tích tụ đất đai (thu hồi đất, mua đất, khai thác đất hoang); cho thuê bất động sản; tín dụng nhà ở; Bảo hiểm bất động sản; …
DVTĐG tư nhân
Pháp luật Liên bang Malaysia quy định mọi pháp nhân và thể nhân nếu có đủ các điều kiện luật định đều có quyền hành nghề dịch vụ tư vấn TĐG bất động sản. Quy định trên chính là tiền đề cho việc hình thành và phát triển hệ thống DVTĐG tư nhân về bất động sản ở Malaysia. Hiện nay ở Malaysia, phía cung ứng DVTĐG
tư nhân tồn tại dưới 2 hình thức là tổ chức tư nhân (dưới hình thức công ty TNHH) hoặc cá nhân hành nghề tự do. Việc cung ứng dịch vụ của các tổ chức tư nhân và các cá nhân hành nghề tự do nêu trên phải được sự cho phép của Hội đồng các nhà TĐG và đại lý kinh doanh bất động sản Trung ương. Bên cạnh đó, các tổ chức tư nhân và cá nhân hành nghề cung ứng DVTĐG tập hợp nhau trong một tổ chức thống nhất toàn Liên bang gọi là “Hiệp hội các nhà TĐG khu vực tư nhân”.
Dịch vụ tư vấn TĐG của các tổ chức TĐG tư nhân hoặc cá nhân tại Malaysia hoạt động độc lập trên cơ sở các nhu cầu của xã hội. Chuyên cung ứng DVTĐG cho một số hoạt động mang tính thường xuyên, đột xuất như mua bán, cho thuê, thừa kế, thế chấp bất động sản giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với tổ chức (kể cả tổ chức Nhà nước và tổ chức tư nhân).
Viện các nhà giám định Malaysia (ISM)
Tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường cung ứng DVTĐG đều có quyền là hội viên của ISM. ISM là nơi đại diện cho các nhà cung ứng DVTĐG và là nơi họ bày tỏ các quan điểm và ý tưởng. ISM thường xuyên được các cơ quan Chính phủ xin ý kiến tham gia về dự thảo những chính sách mới, những đạo luật mới về những lĩnh vực có liên quan. Do đó, các nhà cung ứng dịch vụ có thể bày tỏ quan điểm và tham gia ý kiến với các nhà hoạch định chính sách để có thể đưa ra những chính sách, quyết định đúng, phù hợp. ISM có nhiệm vụ xây dựng và không ngừng hoàn thiện về nghề TĐG đó là những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn hành nghề TĐG.
Hiệp hội các nhà TĐG khu vực tư nhân
Những công ty TĐG và các nhà TĐG tư nhân là hội viên của Hiệp hội các nhà TĐG khu vực tư nhân (PEPS). PEPS đại diện và bảo vệ lợi ích và kinh doanh của các nhà TĐG tư nhân như vấn đề phí DVTĐG và những quyền lợi chung khác.
Quản lý, giám sát của Nhà nước về DVTĐG
Cơ quan quản lý, giám sát việc cung ứng DVTĐG là Hội đồng các nhà định giá, nhà TĐG và đại lý kinh doanh bất động sản (viết tắt là BVAEA) được thành lập năm 1981 dưới sự quản lý của Bộ Tài chính.
BVAEA ngoài nhiệm vụ quy định khung phí DVTĐG; quản lý hoạt động cung ứng của các thẩm định viên, các đại lý bất động sản; tổ chức các kỳ thi
kiểm tra để cấp giấy chứng nhận đăng ký thẩm định viên và đại lý bất động sản; còn có nhiệm vụ xem xét các vụ kiện tụng liên quan đến kết quả của DVTĐG và đại lý kinh doanh bất động sản.
Tính đến thời điểm hiện tại, Malaysia có 309 công ty thẩm định giá và 76 thẩm định viên hành nghề độc lập. Số thẩm định viên đăng ký hoạt động dịch vụ thẩm định giá là 5000 người (trên tổng số dân hơn 28 triệu người), chưa kể các thẩm định viên cấp thấp khoảng 19 người.