2. Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn – Công ty TNHH Một Thành Viên
3.2.3.3. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển DVTĐG
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, DVTĐG cũng bước đầu phát triển dựa trên môi trường pháp lý khá thuận lợi với một số luật, pháp lệnh quan trọng như: Pháp lệnh giá, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản…Tuy nhiên, trong thời gian qua hành lang pháp lý để DVTĐG hoạt động và phát triển còn bộc lộ một số tồn tại bất cập đó là Pháp lệnh giá, Nghị định số 101/2005/NĐCP của Chính phủ ban hành mới chủ yếu đề cập đến nội dung điều chỉnh hành vi thẩm định giá tài sản mang tính chất tư vấn do Bộ Tài chính
quản lý về nghiệp vụ, chưa bao quát hoạt động thẩm định giá trị tài sản thuộc ngành khác như: thẩm định giá bảo đảm tiền vay (thuộc phạm vi hướng dẫn của ngành Ngân hàng, việc lạm dụng tự thẩm định giá tài sản đảm bảo làm tăng nguy cơ rủi ro hiện tại của ngành NH), chứng khoán. Bên cạnh đó, thực tế DVTĐG đã xuất hiện những bất cập nhất định như đã trình bày ở phần trên. Giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý sẽ mang lại hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của DVTĐG. Khi môi trường pháp lý hoàn thiện, DVTĐG sẽ hoạt động dưới sự điều chỉnh của pháp luật, đây chính là cơ sở để thị trường DVTĐG phát triển lành mạnh, nâng cao sức cạnh tranh.
NCS đề xuất cần thiết phải tiến hành những nội dung sau:
+ Ban hành luật Thẩm định giá, quy định chi tiết về quyền, nghĩa vụ đối với các cá nhân và tổ chức có liên quan đến Thẩm định giá, kể cả các DVTĐG nội bộ của các tổ chức tín dụng.
+ Quản lý công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về TĐG và
cấp thẻ hành nghề “ Thẩm định viên về giá” thông qua Hội TĐG Việt Nam.
+ Ban hành quy chuẩn về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với Thẩm định viên về DVTĐG.
+ Khi soạn thảo các văn bản pháp lý cần thiết cho DVTĐG cần nắm bắt đến xu thế của DVTĐG trong khu vực và trên thế giới, cần khuyến khích sự tham gia góp ý kiến bình đẳng của mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp DVTĐG.
Điều kiện thực hiện
Do vẫn còn thiếu, còn sửa đổi hoàn chỉnh một số bộ luật cần thiết để có thể tạo nền tảng cho cơ chế kinh tế thị trường phát triển lành mạnh, bền vững trong đó có thị trường DVTĐG. Thực tế cho thấy, vẫn còn thiếu hành lang pháp lý để hướng dẫn hoạt động TĐG phát triển năng động như: tiêu chuẩn để thẩm định tài sản vô hình, môi trường cạnh tranh trong kinh doanh đang tiếp tục hoàn thiện, nhưng còn thiếu sự đầu tư của Nhà nước cho hệ thống dữ liệu thông tin thị trường làm cho thông tin không theo kịp phát triển kinh tế.
Chính phủ cần xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực quản lý thẩm định giá; Thẩm định viên về giá – kinh phí do Chính phủ đầu tư, kết hợp kinh phí tài trợ của nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước.
Chính phủ cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Bộ, Cục để các cơ quan quản lý giải quyết công việc hiệu quả, không trùng lắp để cho DVTĐG phát triển thuận lợi.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về DVTĐG tài sản phù hợp với quy định của pháp luật về giá, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Doanh nghiệp.
Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về DVTĐG, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm hình thành, phát triển, quản lý hoạt động DVTĐG ở VN.
Xây dựng công cụ nghiệp vụ của DVTĐG. Đó là những hệ thống thông tin dữ liệu, chuẩn mực hành nghề, tài liệu hướng dẫn, sách tham khảo, quy tắc đạo đức nghề nghiệp… Những công cụ này những năm qua đã tích cực chuẩn bị, đã ban hành ở VN nhưng vẫn còn thiếu và chưa đầy đủ. Thiếu những công cụ này thì DVTĐG sẽ rời rạc, thiếu tính thống nhất và không thể trở thành một nghề chuyên nghiệp.
Lộ trình thực hiện
Từ nay đến năm 2015: cần ban hành luật thẩm định giá và ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn hoạt động DVTĐG.
Từ 2016 – 2020: Cần điều chỉnh bổ sung luật TĐG và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan DVTĐG để DVTĐG phát triển phù hợp quá trình hội nhập WTO.
Dự đoán kết quả
Hoàn thiện môi trường pháp lý thực sự là tạo điều kiện cho ngành DVTĐG phát triển. Đây là một trong vấn đề quan trọng cấp bách khi nền kinh tế VN chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, càng cấp bách hơn khi chúng ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, và DVTĐG ở VN cũng đang trong quá trình phát triển.