TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DVTĐG TỪ 1997 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 50 - 61)

d. DVTĐG là một dịch vụ mang tính khách quan, độc lập và tính trách nhiệm cao

2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DVTĐG TỪ 1997 ĐẾN NAY

Trong giai đoạn từ 1975 đến năm 1986, một bộ phận lớn tài sản trong nền kinh tế không được xem là hàng hóa, khái niệm giá cả chỉ có tính danh nghĩa. Các nguyên tắc, phương pháp hình thành giá của tài sản không tính đến các yếu tố thị trường. Và khái niệm thẩm định giá theo giá thị trường không có ý nghĩa trong giai đoạn này. Mãi cho đến những năm 1997 trở đi, DVTĐG mới bắt đầu phát triển.

2.1.1.Tình hình phát triển DVTĐG giai đoạn từ 1997 – 2005

Giai đoạn từ 1997 – 2002: Thực tế đây là giai đoạn sơ khai thí điểm ứng

dụng DVTĐG theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo thông lệ quốc tế, giai đoạn này mới cả nước chỉ có 02 trung tâm TĐG (thuộc Ban vật giá Chính phủ trước đây) được thành lập: Trung tâm tư vấn, DVTĐG và Trung tâm Thông tin và TĐG Miền Nam với số lượng nhân viên gần 300 người [9].

Đây là giai đoạn mà VN đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới (gia nhập Asean năm 1995, thực hiện lộ trình giảm giá thuế quan AFTA, gia nhập APEC năm 1998, …).

Song song với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế, môi trường pháp lý của ngành DVTĐG cũng nhận được sự quan tâm của Chính phủ, thể hiện ở một số văn bản pháp lý như:

+

+

+

Báo cáo của Chính phủ tại Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 2: “Thực hiện Quy chế thẩm định giá và đấu thầu trong việc dung ngân sách mua săm các thiết bị, vật tư có giá trị cao, khối lượng lớn”.

Nghị định số 12/Cp thực hiện luật Đầu tư nước ngoài: “Thiết bị, máy móc nhập khẩu để thực hiện dự án phải được giám định giá trị, chất lượng trước khi nhập khẩu hoặc trước khi liên doanh”.

Quyết định số 1179/1997/QĐTTg ngày 30/12/1997: “Thực hiện cơ chế thẩm định giá và đấu thầu trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước mua sắm thiết bị, vật tư có giá trị cao, khối lượng lớn, các thiết bị, tài sản trong các dự án đầu tư xây dựng”.

+ Thông báo số 91/TBVPCP ngày 23/04/1998 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm việc với lãnh đạo ban Vật giá Chính phủ có nói: “Thẩm định giá là một nội dung trong những nội dung thuộc quản lý Nhà nước về giá”.

Trên đây đều là các văn bản của Nhà nước khẳng định sự cần thiết của DVTĐG, sự nhấn mạnh tầm quan trọng của DVTĐG thể hiện trong việc thẩm định giá thiết bị, vật tư, tài sản có giá trị cao, khối lượng lớn trong các đơn hàng mua sắm của Chính phủ (kể cả nhập khẩu), trong các dự án đầu tư, kinh doanh. [20, tr 89]

Kết quả thực hiện TĐG ở các đơn vị thuộc Ban vật giá Chính phủ (trước

đây)

+ Các vụ chức năng của Ban vật giá Chính phủ như: Vụ Giá Tư Liệu Sản Xuất, Vụ Giá Công nghiệp Tiêu dùng và Dịch vụ đã thực hiện công tác TĐG với kết quả thống kê qua ba năm (1998 – 2000) như sau: Tổng giá trị thẩm định 742 tỷ đồng, kết quả thông qua TĐG đã giảm chi ngân sách 8 – 11%. Cơ cấu giá trị thẩm định chủ yếu là phục vụ cho công tác đấu thầu các dự án, thanh toán chi từ nguồn ngân sách Nhà nước: TĐG dự án đóng mới tàu thủy, cung cấp thiết bị truyền hình, thiết bị y tế, văn hóa và các yêu cầu khác theo chỉ đạo của Chính phủ và Ban vật giá Chính phủ. + Hai trung tâm của Ban vật giá Chính phủ có nhiệm vụ là kiểm định giá

theo yêu cầu của các thành phần kinh tế. Trung tâm tư vấn, DVTĐG ở Hà Nội và trung tâm thông tin – TĐG ở thành phố Hồ Chí Minh. Hai đơn vị này là các tổ chức sự nghiệp, được phép thành lập khi có sự thống nhất của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính. Đây là những mô hình thí điểm thực hiện công tác TĐG, theo xu hướng chung của các nước trong khu vực và thế giới.

+ Trong ba năm thí điểm (1998 – 2000) đối với trung tâm phía bắc và hai năm thí điểm đối với trung tâm phía Nam kết quả hai trung tâm đã thực hiện tổng giá trị thẩm định: 1.311 tỷ đồng, kết quả thông qua kiểm định đã giảm từ 2 – 15% cho chi ngân sách Nhà nước. Hai trung tâm đã giải quyết được 90 – 93% nhu cầu do các Sở Tài chính – Vật giá các Tỉnh, cá nhân, tổ chức gửi đến về DVTĐG. Cơ cấu giá trị thẩm định chiếm 80 –

85% nhu cầu từ khu vực Nhà nước; còn lại là nhu cầu của các thành phần kinh tế khác. TĐG phục vụ cho các mục đích thanh toán ngân sách, đấu thầu, đấu giá hoạch toán, tính khấu hao, chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu nhà nước chiếm 76 – 80%.

Qua số liệu trên cho thấy, hai trung tâm đã đạt được một số kết quả nhất định trong quá trình thí điểm. Tuy khối lượng giá trị thẩm định định chưa lớn, nhưng đã khẳng định được mô hình TĐG cho các thành phần kinh tế, theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, từng bước tự trang trải, tiến tới một doanh nghiệp độc lập là phù hợp. Tuy mới ra đời nhưng hai trung tâm đã nộp ngân sách nhà nước, bổ sung được một số lao động (tổng số lao động của hai trung tâm tính đến thời điểm đầu năm 2001 là 300 người), cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động hỗ trợ cho trung tâm.

Tình hình thực hiện công tác TĐG ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (địa phương)

Việc TĐG tài sản trong giai đoạn này tập trung vào phục vụ hai nhu cầu lớn, đó là:

Nhu cầu quản lý Nhà nước ở địa phương bao gồm:

+ Nhu cầu TĐG để ra thông báo giá trần, giá sàn phục vụ cho công tác đấu thầu, chỉ định thầu, đấu giá ở địa phương.

+ TĐG tài sản mua sắm bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước; nhượng bán, thanh lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

+ TĐG tổng dự toán chi tiết chưa lắp đặt, quyết toán các công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách địa phương.

+ TĐG đất đai, nhà cửa, hoa màu phục vụ cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

+ TĐG phục vụ cho mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp, liên kết thành lập doanh nghiệp.

Nhu cầu của các đối tượng, tùy các đối tượng, tùy thuộc mục đích của từng đối tượng yêu cầu như:

+ TĐG phục vụ cơ quan tư pháp.

+ TĐG tài sản cho các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân trong liên doanh, liên kết nước ngoài.

+ TĐG tài sản của các tổ chức, cá nhân trong việc thế chấp vốn vay ngân hàng hoặc để thế chấp đi lao động nước ngoài.

Mỗi địa phương có các đặc thù khác nhau, nên cơ cấu giá trị TĐG ở từng địa phương qua các năm cũng khác nhau:

+ Các nhu cầu TĐG phục vụ cho đền bù, giải phóng mặt bằng, cổ phần hóa, liên doanh, liên kết cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong cơ cấu TĐG. Theo số liệu của các tỉnh, thành phố gửi báo cáo về Ban Vật giá Chính phủ (trước đây) thì khối lượng công việc này thường chiếm từ 10 – 40% (xem biểu đồ số 2.1). Và được thể hiện ở một số lĩnh vực, một số địa phương như sau:

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Bộ Tài chính [39]

Biểu đồ 2.1: Khối lượng thẩm định ở một số địa phương (2008 – 2010)

+ Thời gian trước 1998, các địa phương tập trung chủ yếu chỉ TĐG mua

sắm, sửa chữa tài sản của các đơn vị hành chính, sự nghiệp chi bằng nguồn vốn ngân sách.

+ Từ năm 1998 trở đi, nhiều địa phương mở rộng TĐG đến các công việc: TĐG thông báo giá trần trong đấu thầu, TĐG tổng dự toán thiết bị chưa lắp đặt, TĐG trị quyết toán công trình xây dựng. TĐG phục vụ thanh toán ngân sách, đấu thầu, đấu giá giai đoạn này ở các địa phương thông thường chiếm từ 60 – 90% giá trị thẩm định trong năm.

Trong giai đoạn này, hoạt động TĐG ở các địa phương đã góp phần nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm đồng vốn ngân sách, góp phần giảm ngân vốn đầu tư và thu hút đầu tư của nước ngoài; góp phần phản ánh tương đối phù hợp giá trị thực của hàng hóa, thông qua đó bảo đảm lợi ích của người sử dụng và bảo đảm công bằng xã hội.

Giai đoạn 2003 – 2004: Pháp lệnh giá số 40/2002/PLUBTVQH10 ngày

26/04/2002 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hoạt động TĐG. Trong giai đoạn này, hoạt động TĐG bắt đầu được điều chỉnh bằng văn bản quy phạm pháp luật.

Tổng trị giá tài sản thẩm định của 2 trung tâm này khoảng 238.400 tỷ đồng. Tăng 5,5 lần so với thời kỳ 1997 – 2002.

Cả nước có 34 Trung tâm TĐG trực thuộc các Sở Tài chính; nhiệm vụ chủ yếu của các trung tâm này là TĐG: Tài sản nhà nước phải TĐG, tài sản theo yêu cầu của khách hàng. Đánh giá về hoạt động của các trung tâm TĐG Trung ương, địa phương:

+ Các trung tâm TĐG Trung ương, địa phương đều hoạt động theo mô hình sự nghiệp có thu, chưa chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp, chưa phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo hình thức kinh doanh dịch vụ tư vấn của một doanh nghiệp.

+ Thị trường TĐG có tốc độ tăng rất nhanh về nhu cầu tài sản phải thẩm định; Các trung tâm đã mở rộng thị trường (thông qua đặt văn phòng đại diện, tổ chức hội nghị khách hàng, quảng bá kinh doanh, …) Sự cạnh tranh giữa các đơn vị cung ứng DVTĐG đã xuất hiện.

+ Đội ngũ Thẩm định viên trẻ về tuổi đời, ít kinh nghiệm thực tiễn. Số Thẩm định viên được cấp thẻ chiếm số lượng rất ít so với tổng số Thẩm định viên và với yêu cầu công việc.

+ Khoảng 70% giá trị tài sản thẩm định là tài mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nước. Kết quả TĐG góp phần tiết kiệm cho Ngân sách Nhà nước từ 10 – 15% (giá tài sản được thẩm định mua thấp hơn giá chào 10 – 15%).

+ Cung về dịch thẩm dịch TĐG chưa đáp ứng nhu cầu, nhất là TĐG tài sản của nhân dân để phục vụ các giao dịch dân sự.

+ Trong năm 2005 đã xuất hiện doanh nghiệp tham gia thị trường thẩm định.

Trong giai đoạn 2003 – 2004, tham gia thị trường TĐG, ngoài các trung tâm TĐG, còn có trên 40 công ty kiểm toán, kế toán trong nước và 5 công ty kiểm toán, kế toán nước ngoài làm nhiệm vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa… Các công ty này có chức năng TĐG, bên cạnh chức năng kế toán và kiểm toán là chủ yếu.

Trên thực tế, 80% hồ sơ TĐG của các công ty kế toán và kiểm toán là xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa [39] (dựa trên hành lang pháp lý là Nghị định 187/2004/NĐCP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần và Thông tư số 126/2004/TTBTÁC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐCP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần; số còn lại là xác định giá trị bất động sản).

2.1.2.Tình hình phát triển DVTĐG giai đoạn từ 2005 đến nay

Giai đoạn này Chính phủ đã ban hành Nghị định số 101/2005/NĐCP ngày 03/08/2005 về TĐG. Đây thực sự là giai đoạn mà hoạt động DVTĐG có nhiều sự thay đổi cũng như sự phát triển. Luận án sẽ phân tích đánh giá mức độ tăng trưởng DVTĐG, phân tích nhu cầu của thị trường TĐG, doanh thu của các doanh nghiệp, phân tích về mặt pháp lý, Thẩm định viên, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động DVTĐG.

Thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐCP ngày 03/08/2005 của Chính phủ về TĐG; Thông tư số 17/2006/TTBTC ngày 13/03/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 101/2005/NĐCP ngày 03/08/2005 của Chính phủ về TĐG, hoạt động TĐG đã có hành lang pháp lý cơ bản, bước đầu cụ thể hóa những nội dung của Pháp lệnh giá. Nhờ vậy, TĐG có điều kiện được tăng cường cả về chất lượng đào tạo, số lượng Thẩm định viên, số lượng các tổ chức tham gia cung ứng DVTĐG.

Tuy nhiên, để thúc đẩy ngành nghề này phát triển hơn nữa và phù hợp với xu hướng xã hội hóa, phù hợp với sự thay đổi trong việc quản lý cũng như chủ trương của Nhà nước nắm giữ các loại hình doanh nghiệp của Nhà nước, đến cuối năm

2007, các Trung tâm TĐG thuộc Bộ, UBND các địa phương phải chuyển đổi sang mô hình các doanh nghiệp TĐG hoạt động theo Luật doanh nghiệp; từ giai đoạn này các doanh nghiệp TĐG, có chức năng TĐG được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Đây có thể được coi là “bước ngoặc” đánh dấu sự ra đời của thị trường DVTĐT tại VN.

Tính đến năm 2011 cả nước có hơn 300 người được Bộ Tài chính cấp thẻ Thẩm định viên về giá và có 280 Thẩm định viên đăng ký và đủ điều kiện hành nghề TĐG tại 60 Doanh nghiệp TĐG; có 15 Chi nhánh của doanh nghiệp TĐG được Bộ Tài chính thông báo có đủ điều kiện hoạt động TĐG [9].

Ngoài ra, còn có các tổ chức định giá xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa theo quy định của Nghị định 109/2007/NĐCP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Tại các địa phương cũng còn đang tồn tại các Trung tâm dịch vụ tài chính chưa đủ điều kiện chuyển sang doanh nghiệp TĐG. Chức năng hoạt động chủ yếu của các công ty này là thực hiện các nhiệm vụ mang tính chất dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính trong đó có hoạt động cung cấp thông tin về giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ, … cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu TĐG. Ngoài nhiệm vụ của Trung tâm là bán đấu giá tài sản nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quyết định bán và liên kết với các đơn vị, tổ chức có chức năng định giá, cung cấp DVTĐG và thông tin về giá theo quy định.

Đánh giá mức độ tăng trưởng DVTĐG

DVTĐG đã có bước phát triển nhanh, số lượng các hợp đồng yêu cầu TĐG và doanh thu của các hợp đồng tăng khá nhanh. Năm 2010 số lượng hợp đồng được thống kê tăng gấp 6 lần so với năm 2007, lượng doanh thu cũng tăng 4 lần (biểu đồ 2.2). Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân 4 năm là 57,2%, tăng trưởng số lượng hợp đồng tăng bình quân 86,31%; về cơ bản hoạt động DVTĐG đã tuân thủ đúng các yêu cầu của pháp luật, đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng theo đúng mục đích ghi trong hợp đồng TĐG (xem biểu đồ 2.3):

Nguồn: Bộ Tài chính [9]

Biểu đồ 2.2: Số lượng hợp đồng DVTĐG qua các năm

Nguồn: Bộ Tài chính [9]

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng doanh thu qua các năm

Giá trị tài sản thẩm định tăng nhanh qua các năm (xem biểu đồ 2.4).

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Bộ Tài chính [9]

Biểu đồ 2.4: Phân tích cầu thị trường Thị phần và doanh thu của DN cung ứng DVTĐG

Trong năm 2010, theo số liệu của Bộ tài chính thì trong 60 DN tham gia cung cấp dịch vụ TĐG thì có 5 doanh nghiệp có doanh thu trên 10 tỷ/ năm, số còn lại hầu hết là có doanh thu dưới 5 tỷ đồng (Biểu đồ 2.5). Trong đó, các doanh

nghiệp có doanh thu trên 10 tỷ đồng/ năm chiếm tới gần 50% doanh thu của cả thị trường TĐG, kế đến là thị phần của các doanh nghiệp có doanh thu dưới 5 tỷ đồng/ năm (27,26%) (Biểu đồ 2.6).

Nguồn: Bộ tài chính [9]

Biểu đồ 2.5 Số lượng các doanh nghiệp và doanh thu năm 2010

Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do có sự chênh lệch về thời điểm thành lập. Các DN có doanh thu trên 10 tỷ đồng đều là các doanh nghiệp có thời điểm

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w