Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh tác động đến DVTĐG

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 33 - 35)

d. DVTĐG là một dịch vụ mang tính khách quan, độc lập và tính trách nhiệm cao

1.2.4. Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh tác động đến DVTĐG

Để xác định được những “lực lượng” ảnh hưởng đến sự phát triển DVTĐG, Michael A. Crain [53] dựa trên lý thuyết quản trị của Michael E. Porter về mô hình kim cương đối với DVTĐG, năm lực lượng: Sự đe dọa của các đối thủ gia nhập ngành; Áp lực của người mua; Sự đe dọa của các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế;

Áp lực của nhà cung cấp; và Sự cạnh tranh nội bộ ngành. Mỗi doanh nghiệp trong

ngành thẩm định giá chịu sự tác động của từng lực lượng ở một mức độ nào đó. Trên cơ sở nhận thức này, các công ty có thể tự xác định vị trí của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trên thị trường. Theo Crain, cạnh tranh trong ngành DVTĐG sẽ có cường độ cạnh tranh lớn hơn, nhiều người cung ứng hơn và người sử dụng dịch vụ lặp lại, cạnh tranh từ giá cả đến chất lượng dịch vụ và mức độ cạnh tranh toàn cầu tăng lên bởi vì áp lực của giá và tiêu chuẩn hóa, điều

Xét về nguy cơ từ những đối thủ mới gia nhập ngành DVTĐG, được giải thích từ hai yếu tố, thứ nhất là các rào cản gia nhập ngành không còn phức tạp khó khăn. Giống như hầu hết các ngành dịch vụ, thẩm định giá là một dịch vụ dựa trên tri thức, nhà cung cấp cần phải có một trình độ kiến thức nghiệp vụ trong ngành và có chứng chỉ hành nghề. (Tại Việt Nam, để thành lập một doanh nghiệp thẩm định giá cần phải có tối thiểu 3 thẩm định viên có thẻ hành nghề đã đăng ký hành nghề với Bộ Tài chính). Hơn nữa, các khách hàng (người sử dụng) khó khăn hơn trong việc đánh giá chất lượng DVTĐG của các chuyên gia, làm tăng hơn nữa sự cạnh tranh. Một số khách hàng đã có nhận thức sai lầm về DVTĐG như là những sản phẩm mang lại những kết quả giống nhau bất kể nhà cung cấp dịch vụ nào. Kết quả là, các khách hàng có khi quyết định sử dụng dịch vụ hầu hết dựa trên chi phí của dịch vụ thẩm định. Càng nhiều nhà cung cấp dịch vụ tất yếu sẽ có sự cạnh tranh. Một sự cạnh tranh lành mạnh sẽ tăng cung cho thị trường, sản phẩm có chất lượng cao, với mức giá phù hợp.

Xét về áp lực mặc cả của người sử dụng DVTĐG, thị trường có nhiều nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng thường tìm những dịch vụ có chất lượng với chi phí hợp lý. Đối với DVTĐG phức tạp, khách hàng sẵn lòng chi trả để nhận được dịch vụ có chất lượng của các thẩm định viên có kinh nghiệm. Do vậy, yếu tố chất lượng và giá cả sẽ trở thành yếu tố quan trọng có tính quyết định khi lựa chọn nhà cung cấp.

Xét về khía cạnh áp lực từ các sản phẩm dịch vụ thay thế, thực tế khách hàng chỉ đơn giản là không sử dụng DVTĐG và tự đánh giá mà không cần có kiến thức về thẩm định giá. Bằng cách này khách hàng có thể không tốn tiền cho DVTĐG. Nếu khách hàng có nhiều lựa chọn, họ có nhiều quyền lực đàm phán với nhà cung cấp dịch vụ.

Xét về khía cạnh mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành các doanh nghiệp cung ứng DVTĐG hiện tại có xu hướng xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm phản ứng lại với các hành động của đối thủ cạnh tranh. Khi cạnh tranh trong nội bộ ngành trở nên khắc nghiệt, thì đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ cung cấp và

giá trị mang lại cho khách hàng. Điều này có nghĩa là chất lượng dịch vụ phải được đảm bảo tương xứng với mức giá cạnh tranh.

Xét về khía cạnh áp lực mặc cả của các nhà cung cấp: nhà cung cấp có nghĩa là đề cập đến nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, ở đây thẩm định giá là một loại hình dịch vụ. Xuất phát từ đặc điểm của dịch vụ đã phân tích trên thì dịch vụ TĐG với nguồn đầu vào chính là yếu tố con người, nhà cung cấp dịch vụ phải cần có nguồn nhân lực vừa có kiến thức và kinh nghiệm để cung cấp dịch vụ đạt chất lượng đáp ứng yêu cầu khách hàng. Để có được nguồn lực chất lượng cao thì đòi hỏi các công ty cung ứng dịch vụ thẩm định giá phải tuyển chọn nhân lực giỏi. Do vậy, áp lực theo hướng nhà cung cấp đối với DVTĐG tức là tìm kiếm và tuyển dụng nguồn nhân lực để triển khai dịch vụ. Trong tình hình kinh tế hiện tại, nguồn nhân lực về thẩm định giá là có sẵn trên thị trường lao động nhưng số lượng nhân lực có trình độ cao về kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn và khả năng tư vấn cho khách hàng không nhiều đã tạo áp lực lớn đối doanh nghiệp cung

ứng dịch vụ để thu hút và phát triển lực lượng này.

Dựa trên phân tích về lý thuyết cạnh tranh cho thấy hai yếu tố quan trọng quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung ứng DVTĐG là chất lượng và giá cả dịch vụ. Như vậy, yếu tố chất lượng dịch vụ và giá cả có mối tương quan với nhau, nếu chất lượng dịch vụ cao thì giá phải tương thích với giá trị mà dịch vụ mang lại. Đây cũng chính là yếu tố tác động đến sự phát triển cung và cầu của DVTĐG.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w