d. DVTĐG là một dịch vụ mang tính khách quan, độc lập và tính trách nhiệm cao
1.2.1.2. Lý thuyết cung DVTĐG
Cung được hiểu theo nhiều cách khác nhau, các nhà kinh tế học cho rằng: “Cung là số lượng hàng hóa mà người bán muốn bán tại mỗi mức giá có thể” [12, tr 32]. Vì thế cung DVTĐG là lượng DVTĐG mà nhà cung cấp sẵn sàng cung cấp cho thị trường ở mỗi mức giá chấp nhận được. Là toàn bộ các doanh nghiệp, công ty có chức năng TĐG tham gia trên thị trường vào một thời điểm nhất định.
Theo Paul ASamuelson và Willia D.Nordhaurs (1989) cung của hàng hóa dịch vụ là mối quan hệ giữa giá cả thị trường của một loại hàng hóa dịch vụ với khối lượng hàng hóa dịch vụ đó mà người sản xuất sẵn sàng cung cấp. Điều này cho
ta biết được với mức giá là bao nhiêu thì những nhà cung cấp dịch vụ sẽ sẵn sàng cung cấp ra thị trường dịch vụ với công suất tối đa hoặc ở một chừng mực giới hạn nào đó, trong môi trường mà các điều kiện khác không thay đổi. Những điều kiện khác có ảnh hưởng đến mức cung là chi phí sản xuất, chi phí đầu vào và các tác động khác như cầu thị trường, số lượng nhà cung cấp DVTĐG [37, tr 36]. Theo lý thuyết này, để phát triển DVTĐG cần xem xét các yếu tố sau:
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho chi phí đầu vào thấp, khi đó lợi nhuận của người cung cấp dịch vụ tăng lên tạo điều kiện kích thích người cung cấp tăng lượng dịch vụ ra thị trường.
+ Kích cầu sử dụng dịch vụ với điều kiện nhà cung ứng phải có chất lượng dịch vụ cao, chứng minh được giá trị của việc sử dụng dịch vụ. Do vậy, người cung ứng phải có đủ năng lực và khả năng mới đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng.
+ Đánh giá khả năng người cung cấp dịch vụ, cần xem xét: Ai đang cung cấp DVTĐG trên thị trường? Dịch vụ nào được cung cấp? Điểm mạnh và điểm yếu của nhà cung cấp? Cơ hội và thách thức đối với dịch vụ này?