CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN
1.2.1.1. Mô hình tương tác giữa các yếu tố nội tại và ngoại tại với nhu cầu của trẻ cầu của trẻ
Trước khi tìm hiểu những yếu tố bảo vệ và rủi ro, chúng ta cần hiểu về mô hình lý thuyết của khái niệm vượt khó cũng như sự tương tác giữa những yếu tố nội tại và hoàn cảnh gia đình cũng như xã hội giúp trẻ hình thành khả năng vượt khó. Tổ chức West Ed tại Hoa Kỳ đã xây dựng bản câu hỏi điều tra về khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông và trung học cơ sở dựa trên mô hình lý thuyết sau:
TÀI SẢN NGOẠI TẠI
NHU
CẦU TRẺ TÀI SẢN NỘI TẠI
TRƯỜNG HỌC Kỳ vọng
Tham gia có ý nghĩa Người lớn quan tâm
chăm sóc An toàn
Yêu thương Liên hệ Tôn trọng Làm chủ Thách thức Quyền lực Ý nghĩa GIA ĐÌNH
Kỳ vọng
Tham gia có ý nghĩa Người lớn quan tâm chăm sóc
Hợp tác và truyển đạt
Cảm thông
Giải quyết vấn đề Tự tin
Tự ý thức
Có mục tiêu và ước vọng
Có những thành quả tốt hơn trong lãnh vực sức khỏe, xã hội và học tập
CỘNG ĐỒNG Kỳ vọng
Tham gia có ý nghĩa Người lớn quan tâm chăm sóc
BẠN BÈ Kỳ vọng Quan tâm chăm sóc
Theo mô hình lý thuyết này, các yếu tố bảo vệ ở trong môi trường sống của trẻ được xem như tài sản ngoại tại gồm có 3 yếu tố chính trong 4 môi trường khác nhau. Các yếu tố chính này do Bernard (1995) đề nghị gồm có:
- Sự kỳ vọng tức là mong ước của các thành viên trong các môi trường đề ra đối với sự thành công của trẻ. Nghiên cứu cho thấy nếu nhà trường có kỳ vọng cao đối với học sinh thì tỉ lệ học sinh có học tập và hạnh kiểm tốt nhiều hơn. Điều này thể hiện qua việc người lớn chia xẻ mong ước, hướng dẫn và khuyến khích trẻ đạt được những thành công trong môi trường. Sự khích lệ từ phía giáo viên, cha mẹ, bà con còn tạo cho trẻ niềm tự tin, lạc quan, tự chủ, hy vọng vào tương lai, và thay đổi cách đánh giá tiêu cực của trẻ về chính mình (Kidder, 1990).
- Tham gia có ý nghĩa là những thành viên trong những môi trường mà trẻ sinh hoạt chấp thuận hay đồng ý cho phép trẻ được tham gia đóng góp ý kiến và hành động cụ thể và có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của môi trường. Khi những thành viên của các môi trường mà trẻ sinh hoạt có kỳ vọng vào trẻ thì học cũng tạo điều kiện cho trẻ đóng góp. Việc được tham gia đóng góp có ý nghĩa vào môi trường sinh hoạt của mình là một nhu cầu căn bản của con người và đặc biệt quan trọng đối với trẻ em. Trẻ được tạo niềm tin mình là một thành viên quan trọng và có những đóng góp hữu ích trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và nhóm bạn bè. Ở nơi nào trẻ không được tham gia có ý nghĩa, trẻ sẽ có cảm giác mình là kẻ ngoại cuộc, thấy xa lạ, từ đó dẫn đến sự không thiết tha vào việc sinh hoạt hay đóng góp vào môi trường chẳng hạn không học tập ở trường, phụ cha mẹ ở nhà, v. v. . . - Sự quan tâm và chăm sóc của người lớn/bạn bè hiện diện trong môi trường đó đối với trẻ. Trong mỗi môi trường trẻ hiện diện, cần có ít nhất một người quan
tâm chăm sóc với sự biểu lộ lòng thương yêu và hiểu biết không chỉ đối với những hành vi tích cực hay sự thành công mà còn cả những lỗi lầm và sự thất bại của trẻ.
Nghiên cứu của Werner và Smith (1989) trong nhiều năm cho thấy một người hướng dẫn tinh thần làm gương mẫu cho trẻ ngoài người thân trong gia đình thường là một thầy cô, một người không chỉ hướng dẫn chuyện học tập cho trẻ mà còn biết lắng nghe những tâm sự của trẻ và nêu gương tích cực để trẻ xây dựng bản sắc của riêng mình. Noddings (1988) đề nghị nhà trường phải là môi trường mà nơi trẻ vào giáo viên sống, trò chuyện, trải nghiệm niềm vui bên nhau vì trẻ sẽ làm việc tích cực và chăm chỉ hơn cho người chúng yêu và tin tưởng.
Những điều kiện hay yếu tố ngoại tại kể trên từ các môi trường khác nhau tác động đến những nhu cầu thiết yếu trong nội tâm và đời sống của trẻ. Những nhu cầu này gồm có: (a) muốn được an toàn; (b) muốn mình được yêu thương và yêu thương người khác; (c) muốn mình là một thành viên trong những tập thể mình có mặt chứ không phải người ngoại cuộc; (d) muốn được người chung quan tôn trọng;
(e) muốn làm chủ kiến thức, vận mệnh, quyết định của mình; (f) muốn gặp những thách thức trong hoàn cảnh thay vì quá dễ dàng; (g) muốn có quyền quyết định vấn đề; và (h) muốn đời sống mình có ý nghĩa.
Những yếu tố ngoại tại và nhu cầu của trẻ sẽ tương tác với những yếu tố bảo vệ có trong khả năng của trẻ còn được xem như tài sản nội tại của trẻ gồm có: trẻ có khả năng (a) hợp tác và truyền đạt ý tưởng và mong muốn đối với người chung quanh; (b) cảm thông với người chung quanh; (c) tự tin vào chính mình trong những lãnh vực kiến thức hay hoạt động cụ thể; (d) tự ý thức về tư duy, cảm xúc và những phẩm chất của mình; (e) có mục tiêu và ước vọng trong cuộc sống.
Sự tương tác của những yếu tố này sẽ giúp trẻ ngày một đạt được những thành quả tốt hơn trong các lãnh vực sức khỏe, xã hội và học tập