Những vấn đề xảy ra trong trường học

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 157 - 162)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3. Thực trạng yếu tố bảo vệ và yếu tố rủi ro và kỹ năng vượt khó của học sinh THPT tại Tp. HCM

2.2.3.4. Những vấn đề xảy ra trong trường học

u Mức độ trầm trọng của những vấn đề sau tại trường của thầy/cô Tần

số Điểm trung bình

Trầm

trọng Nghiê m trọng

Không nghiêm trọng

Khôn g trả lời

65 Bỏ học hay la cà 223 3,22 7,1 34,3 46,6 11,9

60 Đánh nhau 221 3,12 11,1 32,4 43,9 12,6

61 Những hành vi của học sinh làm gián đoạn lớp học

224 3,42 3,6 32 53,0 11,5

63 Học sinh bị trầm cảm hay các vấn đề

liên quan đến sức khỏe tâm thần khác 222 3,37 4,0 30 53,8 12,3

58 Học sinh hút thuốc lá 223 3,33 5,9 29,3 53,0 11,9

59 Bắt nạt học đường 220 3,27 9,5 24,9 52,6 13,0

64 Học sinh có thái độ thiếu tôn trọng đối

với giáo viên/nhân viên 223 3,24 11,5 24,5 52,2 11,9

68 Phá hoại của công 223 3,28 11,1 22,1 54,9 11,9

69 Trộm cắp 223 3,29 11,9 20,5 55,7 11,9

62 Xung đột sắc tộc giữa học sinh với

nhau 222 3,47 7,1 16,6 64,0 12,3

66 Có liên hệ với các băng đảng 223 3,3 14,6 12,2 61,3 11,9

67 Mang theo vũ khí 223 3,3 15,0 10,6 62,5 11,9

57 Học sinh sử dụng rượu và ma túy 221 3,29 17,0 7,9 62,5 12,6 Bảng 3.7 cho thấy đánh giá của giáo viên về mức độ trầm trọng của những vấn đề xảy ra ở trường học. Trong số 13 vấn đề được liệt kê hay xảy ra ở trường học, kết quả thống kê cho thấy có thể chia những vấn đề này thành 3 nhóm.

Nhóm 1 là nhóm có trên 30% ý kiến coi đó là vấn đề "nghiêm trọng" xảy ra ở trường mình. Đó là những vấn đề: "Bỏ học hay la cà" với 34,3%; "Đánh nhau" với 32,4% ý kiến; "Những hành vi của học sinh làm gián đoạn lớp học" với 32% ý kiến; và

"Học sinh bị trầm cảm hay các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần khác" với 30% ý kiến. Kết quả thống kê này cho ta thấy rất tương đồng với những vấn đề mà dư luận xã hội hay phản ánh gần đây trên báo chí.

Nhóm 2 là nhóm có dưới 30% và trên 20% ý kiến coi đó là vấn đề "nghiêm trọng"

xảy ra ở trường THPT. Đó là những vấn đề: "Học sinh hút thuốc lá" với 29,3% ý kiến;

"Bắt nạt học đường" với 24,9% ý kiến; "Học sinh có thái độ thiếu tôn trọng đối với giáo viên/nhân viên" với 24,5% ý kiến; "Phá hoại của công" với 22,1%; và "Trộm cắp" với 20,5% ý kiến.

Nhóm 3 là nhóm có tỷ lệ phần trăm ý kiến dưới 20%. Đó là những vấn đề về:

"Xung đột sắc tộc giữa học sinh với nhau" với 16,6% ý kiến; "Có liên hệ với các băng đảng" với 12,2% ý kiến; "Mang theo vũ khí" với 10,6% ý kiến; và "Học sinh sử dụng rượu và ma túy" với 7,9% ý kiến

Như vậy, theo ý kiến khảo sát của giáo viên, những vấn đề hiện nay xảy ra ở trường học có thể chia thành 3 nhóm có mức độ nghiêm trọng cao thấp khác nhau. Theo đó, nhóm 1 là nhóm được đánh giá là có những vấn đề nghiêm trọng nhất của trường học, nhóm 2 là nhóm có những vấn đề ít nghiêm trọng hơn, và nhóm 3 là nhóm có những vấn đề ít nghiêm trọng nhất. Những vấn đề ở nhóm 1 là học sinh bỏ học, đánh nhau, hành vi của học sinh làm gián đoạn lớp học, học sinh bị trầm cảm và những vấn đề về sứa khỏe tâm thần; Những vấn đề ở nhóm 2 là việc học sinh hút thuốc lá, bắt nạt học đường, học sinh có thái độ thiếu tôn trọng giáo viên/nhân viên và hành vi phá hoại của công; những vấn đề ở nhóm 3 là về xung đột sắc tộc ở học sinh, sự liên hệ của học sinh với băng đảng và học sinh sử dụng rượu và ma túy.

Bảng 3.8. Đánh giá của giáo viên về nhà trường

Câu Nhà trường: Tần

số

Điểm trung bình

Không liên quan

Không đồng ý

Đồng ý

Không trả lời

Xếp hạng

73 Khuyến khích phụ huynh trở thành những đối tác tích cực trong việc giáo dục con em họ

229 4,31 3,2 4,0 83,4 9,5 1

71 Truyền càm hứng và tạo động lực cho học sinh học tập

228 4,25 2,4 5,2 82,6 9,9 2

76 Có các phúc lợi chính đáng (lương, thưởng, chế độ hưu trí…) để giữ chân GV tiếp tục cống hiến cho trường

226 4,37 2,8 4,8 81,8 10,7 3

74 Sử dụng những số liệu khách quan như kết quả khảo sát,

229 4,02 6,7 7,1 77,6 9,5 4

thống kê số lần trốn học, hay điểm kiểm tra cho việc ra các quyết định cải tổ trường học 70 Tạo điều kiện cho giáo

viên/nhân viên tham gia vào quá trình ra các quyết định liên quan đến hoạt động và chính sách của trường

228 4,18 5,1 7,9 77,1 9,9 5

75 Có thực hiện các biện pháp giảm thiểu các thủ tục giấy tờ

228 3,89 9,1 10,3 70,8 9,9 6

77 Có chương trình tập tập huấn cho giáo viên/nhân viên chưa đạt chuẩn

227 3,82 11,1 8,7 70,0 10,3 7

72 Có những hỗ trợ cần thiết cho việc dạy học sinh thuộc các nhóm văn hóa và ngôn ngữ khác

227 3,01 32,8 6,3 50,6 10,3 9

78 Có giáo trình chuẩn quốc gia cho các lớp giáo dục đặc biệt

228 2,31 51,8 6,3 32,0 9,9 10

Quan sát bảng 3.8. kết quả khảo sát ý kiến giảng viên/nhân viên về những giải pháp cho học đường hiện nay cho thấy có thể chia thành 3 nhóm ý kiến như sau:

Nhóm 1, có sự nhất trí rất cao về những giải pháp với học đường hiện nay, với tỷ lệ phần trăm ý kiến trên 80% cho thấy giáo viên/nhân viên trường THPT mong muốn có những biện pháp "Khuyến khích phụ huynh trở thành những đối tác tích cực trong việc giáo dục con em họ" với 83,4% ý kiến đồng tình; biện pháp "Truyền càm hứng và tạo động lực cho học sinh học tập" với 82,65 ý kiến đồng tình; và biện pháp "Có các phúc lợi chính đáng (lương, thưởng, chế độ hưu trí…) để giữ chân GV tiếp tục cống hiến cho trường" với 81,8% ý kiến đồng tình;

Nhóm 2 là nhóm có tỷ lệ ý kiến đồng ý trên 70%, đó là những giải pháp: "Sử dụng những số liệu khách quan như kết quả khảo sát, thống kê số lần trốn học, hay điểm kiểm tra cho việc ra các quyết định cải tổ trường học" với 77,6% ý kiến đồng tình;

biện pháp "Tạo điều kiện cho giáo viên/nhân viên tham gia vào quá trình ra các quyết định liên quan đến hoạt động và chính sách của trường" với 77,1% ý kiến đồng tình;

biện pháp "Có thực hiện các biện pháp giảm thiểu các thủ tục giấy tờ" với 70,8% ý kiến đồng tình; và biện pháp "Có chương trình tập tập huấn cho giáo viên/nhân viên chưa đạt chuẩn" với 70% ý kiến đồng tình.

Nhóm 3 là nhóm có tỷ lệ ý kiến đồng ý thấp, theo giáo viên/nhân viên được khảo sát, ở các trường học THPT ở Tp.HCM, phần lớn học sinh học tại trường có cùng một thành phần giống nhau (dân tộc kinh và hầu như không có học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt). Vì vậy đã có kết quả không đồng tình cao với các giải pháp: "Có những hỗ trợ cần thiết cho việc dạy học sinh thuộc các nhóm văn hóa và ngôn ngữ khác"

(50,6% ý kiến) và "Có giáo trình chuẩn quốc gia cho các lớp giáo dục đặc biệt" (32%

ý kiến)

Như vậy, các giải pháp để cải thiện tình hình học đường hiện nay, từ ý kiến của giáo viên/nhân viên trường THPT có thể chia thành 3 nhóm: Nhóm 1, đó là giải pháp về Khuyến khích phụ huynh trở thành những đối tác tích cực trong việc giáo dục con em họ, Truyền càm hứng và tạo động lực cho học sinh học tập, Có các phúc lợi chính đáng (lương, thưởng, chế độ hưu trí…) để giữ chân GV tiếp tục cống hiến cho trường.

Nhóm 2, đó là giải pháp về Sử dụng những số liệu khách quan như kết quả khảo sát, thống kê số lần trốn học, hay điểm kiểm tra cho việc ra các quyết định cải tổ trường học, Tạo điều kiện cho giáo viên/nhân viên tham gia vào quá trình ra các quyết định liên quan đến hoạt động và chính sách của trường, Có thực hiện các biện pháp giảm thiểu các thủ tục giấy tờ, và Có giáo trình chuẩn quốc gia cho các lớp giáo dục đặc biệt. Nhóm 3 là nhóm Có những hỗ trợ cần thiết cho việc dạy học sinh thuộc các nhóm văn hóa và ngôn ngữ khác, giáo trình chuẩn quốc gia cho các lớp giáo dục đặc biệt.

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 157 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)