Lịch sử hình thành và phát triển khái niệm vượt khó

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 49 - 52)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN

1.2.2. Hình thành khả năng vượt khó

1.2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển khái niệm vượt khó

Lịch sử phát triển của nghiên cứu về khả năng vượt khó tượng trung cho sự chuyển hướng từ việc nhận diện những nguy cơ gây ra những khó khăn tâm lý đến việc nhận diện những điểm mạnh trong mỗi cá nhân (Richardson, 2002). Những nghiên cứu về khả năng vượt khó của cá nhân trong thời gian đầu tập trung vào sự phát triển của trẻ em trong các hoàn cảnh môi trường bất thuận lợi, chẳng hạn nghèo khó (Masten, 2001; Werner, 1993; Rutter, 1987). Một khuynh hướng nghiên cứu truyền thống là việc nhận diện những nguy cơ: những yếu tố tâm lý, gia đình và môi trường có nguy cơ gây ra cho trẻ những sự phát triển bất lợi như bệnh tâm thần, thất nghiệp, hành vi phạm pháp, hay nghiên ngập (Martin-Breen và Anderies, 2011).

Nhìn từ quan điểm nay, các nhà hoạch định chính sách hay chuyên viên tâm lý chỉ có thể can thiệp bằng cách giảm thiểu những nguy cơ và điều trị hay phục hồi chức năng khi cần thiết.

Trong thời gian đầu của nghiên cứu, các tác giả đa số xem trẻ em sinh ra trong nghịch cảnh sẽ chịu đựng một số hậu quả tiêu cực, và những trẻ vẫn phát triển tự nhiên được xem như những trường hợp hãn hữu bất thường. Nhưng cũng có một số

nghiên cứu trong giai đoạn đầu tiên này cho thấy những cá nhân lớn lên trong nghịch cảnh mà có thể tránh được hay khắc phục được hoàn cảnh của mình thì có cùng nhiều đặc điểm tự thân và môi trường khác với những đặc điểm quan sát thấy ở những trẻ em không vượt qua được nghịch cảnh. Chẳng hạn nghiên cứu về trẻ vượt khó ở Hawaii bởi Werner và Smith (1997) cho thấy một số đặc tính rất bình thường bao gồm một số yếu tố tự thân như khả năng gắn bó với ngưới khác, kiếm được người chăm sóc thay thế cha mẹ khi bị cha mẹ bỏ bê hay ngược đãi, có một tài năng mà người khác tôn trọng, và sự tự tin vào khả năng thay đổi đời sống bằng hành động của chính mình; hay các yếu tố môi trường như đại gia đình, hàng xóm, giáo viên, người đỡ đầu, và cán sự xã hội có quan tâm.

Khái niệm “vượt khó” (resilience) khởi đầu với tác giả Norman Garmezy (1974), một nhà dịch tễ học và nghiên cứu đầu tiên nhận diện những yếu tố bảo vệ và nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng vượt khó. Vào thời kỳ đầu, những nghiên cứu về tâm thần phân liệt (schizophrenia) chỉ tập trung vào việc tỉm hiểu những hànn vi bệnh lý, và bỏ mặc những bệnn nhân có khả năng thích nghi. Cho đến thập niên 1970, Garmezy nhận thấy một số bệnh nhân tâm thần phân liệt có khả năng thích ứng với nghịch cảnh hơn các bệnh nhân khác. Những bệnh nhân chỉ mắc bệnh tâm thần phân liệt dạng nhẹ thường có tiền sử có khả năng hoàn thành trách nhiệm và năng lực ở sở làm, trong quan hệ hôn nhân cũng như ngoài xã hội. (Garmezy, 1974;

Zigler & Glick, 1986). Từ đó ông ta đã nghiên cứu con cái có cha mẹ mắc bệnh và quan tâm đặc biệt đến những yếu tố bảo vệ, những yếu tố giúp trẻ thành công và vượt qua được hoàn cảnh gia đình với nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao (Garmezy, 1974; Garmezy & Streitman, 1974; Masten, Best, & Garmenzy, 1990).

Những nghiên cứu sơ khởi này là nền tảng cho các nghiên cưu khác về khả năng vượt khó ở trẻ. Các nghiên cứu sau đó đã mở rộng khái niệm từ cá nhân đứa trẻ đến việc nhận diện khả năng vượt khó của trẻ trong bối cảnh gia đình, cộng đồng, và xã hội, để từ đó dẫn đến việc nhận diên nhiều yếu tố bảo vệ và rủi ro trong việc hình thành tính cách vượt khó. Emmy Werner va Smith (1977) cũng như Werner và các cộng sự khác (1971) trong cuộc nghiên cứu ở tỉnh Kauai tiểu bang

Hawaii, đã mở rộng khái niệm nguy cơ để bao gồm cả những yếu tố như nghèo đói mãn tính, cha mẹ ly dị hay bị binh tâm thần, hay những căng thẳng phải chịu đựng trong bào thai. Nghiên cứu này tìm thấy khoảng 1/3 trẻ gặp phải ít nhất 4 nguy cơ vẫn phát triển thành người trưởng thành lành mạnh. Werner tập trung nghiên cứu vào việc nhận diện các tính cách của những gia đình và cá nhân biểu hiện khả năng vượt khó.

Những nhà tiên phong nghiên cứu về đề tài này còn có Ann Masten (1989).

Khi nghiên cứu con cái của những bà mẹ bị bịnh tâm thần phân liệt, Masten nhận thấy nhiều trẻ vẫn phát triển trong điều kiện khó khăn thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần. Masten cùng với Garmezy và các cộng sự viên khác ã tiếp tục điều tra những yếu tố khác trong việc hình thành khả năng vượt khó của trẻ. Họ khám phá rằng ngay cả trong những nhóm trẻ có nguy cơ thất bại trong đời sống vì sống trong nghịch cảnh--chẳng hạn trẻ khuyết tật thể chất hay sống trong các các nhà tạm trú cho dân vô gia cư, một số trẻ vẫn có khả năng vượt xoay sở để thành công (Masten, Hubbard, và cộng sự, 1999; Masten & Powell, 2003).

Rutter (2012) nhận xét là trong hai thập niên qua, các nhà nghiên cứu, chuyên gia tâm lý, và hoạch định chính sách đã chuyển sự tập trung từ những nguy cơ qua khả năng vượt khó, tập trung vào những yếu tố tích cực hơn bệnh lý, nhiều yếu tố bản thân trẻ, gia đình, hay xã hội liên quan đến kết quả tích cực khi trưởng thành. Những yếu tố này mang yếu tố đặc thù cho từng lứa tuổi và giới tính.

(Werner, 1995), các yếu tố về nghèo khó và những nguy cơ liên quan (Garmezy, 1991, 1995; Rutter, 1979; Werner & Smith, 1982, 1992), cha mẹ mắc bệnh tâm thần (Masten & Coatsworth, 1995, 1998), bị gia đình ngược đãi (Beeghly & Cicchetti, 1994; Cicchetti & Rogosch, 1997; Cicchetti, Rogosch, Lynch, & Holt, 1993; Moran

& Eckenrode, 1992), nghèo đói trong đô thị và bạo lực trong công đồng (Luthar, 1999; Richters & Martinez, 1993), bệnh mãn tính (Wells & Schwebel, 1987), và những thảm họa trong đời sống (O'Dougherty-Wright, Masten, Northwood, &

Hubbard, 1997) đã được nghiên cứu tiếp nối sau đó.

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)