Các mối quan hệ xã hội của học sinh THPT

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 65 - 72)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN

1.2.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông

1.2.3.5. Các mối quan hệ xã hội của học sinh THPT

Khi nói về mối quan hệ với gia đình, ta thấy học sinh THPT có mối quan hệ với các thành viên trong gia đình: cha, mẹ và anh chị em. Mối quan hệ với cha mẹ là mối quan hệ giữa người lớn và trẻ em. Trong mối quan hệ đó, cha mẹ cần thể hiện được yêu cầu sau:

- Cha mẹ cần tin tưởng vào học sinh THPT , tạo điều kiện để họ được thỏa mãn tính tích cực, độc lập trong hoạt động.

- Cha mẹ giúp đỡ tổ chức đoàn một cách khéo léo.

- Cha mẹ không được quyết định thay, làm thay trẻ.

Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ.

Ngày nay gia đình ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như có những định hướng về cuộc sống rất rõ rệt. Gia đình là cái nôi sản sinh ra những con người phát triển đầy đủ khoẻ mạnh từ tâm lý đến thể chất nhưng đồng thời cũng từ môi trường này đã sinh ra những con người khiếm khuyết hoặc sai lệch về nhân cách và tư duy. Có thể nói, một môi trường hoàn hảo chỉ khi nó đáp ứng đầy đủ 3 yếu tố: sinh học, tâm lý và xã hội trong gia đình. Trong đề tài này chỉ để cập đến tình trạng xã hội hoá gia đình, sự phân tán gia đình trong một xã hội đa truyền thông, sức ảnh hưởng của mạng xã hội đến gia đình ngày nay.

Thứ nhất, gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người. Những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động qua lại đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ. Trong gia đình, các em nhận được những kinh nghiêm và kỹ năng sống đầu tiên. Đa số học sinh cho rằng các em học hỏi và tiếp nhận những kỹ năng sống; cách giao tiếp; cách ứng xử xã hội

từ bố mẹ và các thành viên trong gia đình. Họ là biểu tượng, hình mẫu cho sự phấn đấu và hoàn thiện nhân cách của các em. Tuy nhiên, dường như bố mẹ và những người lớn trong gia đình ít dành thời gian dạy các em những kỹ năng sống cần thiết, ngay cả những kỹ năng tự chăm sóc và phục vụ bản thân mình. Vì bố mẹ chưa

tin tưởng giao phó cho các em tự làm các công việc gia đình, không cần các em giúp đỡ, vẫn lo sợ các em không biết làm và làm không khéo. Một số gia đình khác lại không muốn các em làm các công việc gia đình là vì lo sợ các em không có thời gian học tập, và còn do thời gian các em đi học ở trên lớp, đi học thêm ở ngoài nhà trường và tự học ở nhà đã chiếm hết thời gian của các em.

Với thực trạng hiện nay khi mà rất nhiều học sinh ở các thành phố lớn, thị xã hoặc một số gia đình giàu có thiếu hụt những kỹ năng sống cơ bản và cần thiết, các em không biết làm bất cứ một công việc nào cho dù là những công việc tự phục vụ nhu cầu của bản thân hay những công việc nhà đơn giản mà đáng lẽ ra ở lứa tuổi này các em bắt buộc phải biết làm để chuẩn bị cho bản thân những kỹ năng sống cần thiết khi các em bước chân ra khỏi gia đình và bước vào một cuộc sống độc lập của những người trưởng thành. Điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến sự khẳng định cái Tôi độc lập của các em, hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện để các em tham gia tích cực vào các công việc trong gia đình là việc làm cần thiết của các bậc phụ huynh.

Thứ hai, các hình thức giáo dục con cái trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng nhân cách của các em. Bố mẹ thường xuyên sử dụng các hình thức giáo dục ít tích cực hơn trong quá trình dạy con ở gia đình như : không bao giờ trách phạt khi mắc lỗi; không bao giờ động viên, khen thưởng các em khi các em đạt được điểm tốt hay làm được công việc có ích; một số em còn được giáo dục theo cách “yêu cho roi, cho vọt...”; ít dành thời gian quan tâm đến con... Nếu các em sống trong gia đình mà cha mẹ có những biện pháp giáo dục thiếu khoa học (bạo lực, độc đoán, lạnh lùng, thiếu sâu sát, quan tâm...), gia đình mà cha mẹ có những hành vi lệch chuẩn thì định hướng giá trị nhân cách của các em cũng thiên về sự phát triển lệch lạc. Thực tế cho thấy hành vi phạm tội của một số em học sinh bắt nguồn từ gia đình. Do cha mẹ đánh đập, chửi mắng, thiếu quan tâm, hoặc cha mẹ là những người nghiên ma tuý, cờ bạc, làm ăn phi pháp... Có thể nói tự khẳng định bản thân trong quan hệ gia đình là một nhu cầu tích cực của học sinh, thể hiện

mong muốn khẳng định cái Tôi của bản thân theo hướng thay đổi vai trò và mối quan hệ trong gia đình, các em mong muốn được tự khẳng định bản thân mình theo hướng tự quyết định, tự chịu trách nhiệm cho những việc làm của mình. Do đó, cha mẹ và những người lớn trong gia đình nên hiểu được đặc điểm tâm lý đặc trưng của lứa tuổi này.

Thứ ba, có mối liên hệ giữa định hướng giá trị nhân cách của học sinh với mức độ quan tâm của cha mẹ đến đời sống tâm lý và tinh thần của các em. Trong các mô hình gia đình, mô hình gia đình trí thức, bố mẹ có trình độ học vấn, có văn hoá, gia đình hoà thuận, đầm ấm và hạnh phúc và đặc biệt gia đình là nơi để các con cảm thấy thật sự an toàn khi sống ở đó sẽ có ảnh hưởng một cách tích cực đến định hướng giá trị nhân cách của các em. Các em sẽ có định hướng giá trị nhân cách đúng đắn theo sự định hướng của bố mẹ và phát triển nhân cách của mình đúng với mong muốn của xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu các trường hợp điển hình của chúng tôi cũng cho thấy: vẫn có một số học sinh được sống trong gia đình rất thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách của các em, song các em vẫn có định hướng giá trị nhân cách lệch lạc, không đúng theo mong muốn của gia đình và xã hội. Một số ít học sinh phải sống trong môi trường gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ thiếu trình độ văn hoá, không có hình thức giáo dục con cái tích cực song vẫn trở thành học sinh ngoan, học giỏi, do sự tự học hỏi, sự nỗ lực và ý chí quyết tâm cao của bản thân. Song, mô hình gia đình thứ hai này về cơ bản có ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng gia trị nhân cách của học sinh.

Thứ tư, ngày nay công việc của phụ huynh chiếm hầu hết thời gian của gia đình, họ mãi mê đầu tư, phát triển để kiếm tiền lo cho gia đình và con cái ăn học, nhưng lại vô tình bỏ bỏ quên con cái của mình, bữa cơm gia đình bây giờ là những tô cơm ăn vội, và ai về phòng nấy, cha mẹ đi sớm về muộn khi mà con cái thức dậy không thấy cha mẹ và đã ngủ trước khi cha mẹ về. Gia đình dường như trở nên là những khách trọ có tên không có tuổi trong ngôi nhà đó. Chính vì sự thiếu vắng của người cha, cái quan tâm chăm sóc của mẹ, con cái không có người quan tâm, không

có người động viên chia sẻ khi buồn cũng như khi vui. Chính vì lý do này, càng khiến cho các bậc phụ huynh càng xa rời con cái mình hơn.

Như vậy, gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn các giá trị của các em, trước hết là nhân cách của bố mẹ, anh chị em, cách thức giáo dục và chăm sóc của bố mẹ, lối sống của gia đình. Do vậy, việc xây dựng một lối sống, sự quan tâm đúng mực của gia đình và sự gương mẫu của bố mẹ là điều kiện cần thiết để hình thành định hướng giá trị nhân cách đúng đắn của các em.

- Mối quan hệ của học sinh THPT với bạn bè [2] [4]

Tuổi học sinh THPT là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất. Điều quan trọng đối với các em là được sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi, là cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm. Trong các lớp học dần dần xảy ra một sự "phân cực" nhất định - xuất hiện những người được lòng nhất định (được nhiều người lựa chọn nhất) và những người ít được lòng nhất. những em có vị thế thấp (ít được lòng các bạn) thường băn khoăn và suy nghĩ nhiều về nhân cách của mình. Ở tuổi này, quan hệ với bạn cùng tuổi chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với quan hệ với người lớn hơn hoặc ít tuổi hơn. Đó là do lòng khao khát muốn có vị trí bình đẳng trong cuộc sống chi phối. Cùng với sự trưởng thành nhiều mặt, quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần dần cũng được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, tự lập.

Nhu cầu về tình bạn tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt. Tình bạn sâu sắc hơn ở tuổi học sinh THCS; có yêu cầu cao hơn với tình bạn (lòng vị tha, chân thật, tôn trọng nhau); nhạy cảm hơn trong quan hệ với bạn (xúc cảm thân tình, đồng cảm). Ví dụ về một ca tư vấn: Một sinh viên năm thứ nhất gọi điện đến hỏi rằng em gặp rất nhiều rắc rối trong quan hệ với bạn bè. Em muốn tìm một người bạn thân mà không biết tìm cách nào. Có người bạn mà em cho là tương đôí thân từ hồi phổ thông thì nói là: “Tình bạn chỉ đạt được khi nào người ta không khách sáo với nhau nữa”. Như thế có đúng không? Làm sao có thể tìm được một người bạn thân? Làm sao có thể học kịp với khối lượng bài vở rất nhiều của đại học?

Tình bạn ở lứa tuổi tuổi học sinh THPT rất bền vững và có thể kéo dài cả cuộc đời. Tình bạn còn mang tính xúc cảm cao. Tuổi học sinh THPT thường lí tưởng hóa tình bạn. Họ nghĩ về bạn giống như những điều họ mong muốn ở bạn hơn là thực tế. Quan niệm của tuổi học sinh THPT trong tình bạn và mức độ thân tình trong tình bạn có sự khác nhau (nguyên nhân kết bạn có thể là vì phẩm chất tốt của bạn, vì tính tình tương phản, vì sở thích chung).

Trong hoàn cảnh giao tiếp tự do, khi có thời gian rảnh rỗi, trong việc phát triển nhu cầu, sở thích.... học sinh THPT hướng vào bạn bè nhiều hơn là hướng vào cha mẹ. Nhưng khi bàn đến những giá trì sâu sắc hơn như chọn nhề, thế giới quan, những giá trị đạo đức thì ảnh hưởng của cha mẹ lại mạnh hơn rõ rệt (các em hướng tới cha mẹ nhiều hơn). Sự mở rộng phạm vi giao tiếp và sự phức tạp hóa hoạt động cá nhận của học sinh THPT khiến cho số lượng nhóm quy chiếu của các em tăng lên rõ rệt. Việc tham gia vào nhiều nhóm sẽ dẫn đến những sự khác nhau nhất định (về quan điểm, định hướng giá trị, vai trò....) và có thể có xung đột về vai trò nếu cá nhân phải lựa chọn giữa các vai trò khác nhau ở các nhóm.

Quan hệ giữa nam và nữ, nhu cầu về bạn khác giới được tăng cường. Xuất hiện nhu cầu nhân chính về tình yêu và tình cảm sâu sắc. Ví dụ: tuổi học sinh THPT tự đặt ra câu hỏi: "Thế nào là tình cảm sâu sắc?" để tự trả lời hoặc kiểm tra lại người bạn của mình.

- Mối quan hệ của học sinh THPT qua mạng xã hội

Thông qua những mặt tích cực và bên cạnh những mặt tích cực thì theo chuyên gia công nghệ thông tin Nguyễn Trọng Tình cho rằng: “Hiện tại các trang mạng xã hội đang phát triển ngày nay thì các nhà lập trình và nhà sản xuất đều mong muốn đưa ra những sản phẩm tốt nhất cho người dùng. Nhìn chung trong tương lai sắp tới mạng xã hội được đánh giá là rất tốt. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng người sử dụng chúng đã quá lạm dụng, có thể nói là nghiện đang ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động khác trong cuộc sống.”

Hiện nay, lực lượng học sinh THPT có tuổi đời còn khá trẻ, chưa phải đi làm kiếm tiền, hầu hết là được gia đình chu cấp. Thời gian học tập tương đối thoải mái

học 4 tiếng 1 ngày, thời gian rãnh rỗi là khá nhiều. Đồng thời có những em, ngoài giờ học, thường hay trốn gia đình đi chơi. Kèm theo sự tiến bộ của thời đại công nghệ, mua một thiết bị có đầy đủ chức năng là một điều hết sức dễ dàng. Các em học sinh có nhiều thời gian rãnh rỗi, việc truy cập vào bất cứ một trang mạng xã hội nào để kết bạn, hẹn hò, vui chơi giải trí cũng là việc hết sức dễ dàng. Khi vừa mới chập chững bước chân ra khỏi nhà, được tự do làm những điều mình thích và bị lôi kéo từ bạn bè, tham gia vào các nhóm bạn xã hội mà các em chưa hình dung hết những tác hại sẽ ảnh hưởng đến bản thân.

Giới trẻ Việt Nam nói chung và học sinh THPT nói riêng với sự năng động, sáng tạo và thích giao lưu, học hỏi để nắm bắt một cách nhanh chóng những thông tin mới qua mạng xã hội như Facebook, Tantay, Zing Me, Blogspot, Henantrua,…

để kết bạn, giao lưu chia sẽ đam mê sở thích của mình cũng như tìm kiếm các mối quan hệ mà mình quan tâm… Những tiên ích và tác dụng giải trí của mạng xã hội thì đã rõ. Mạng xã hội không chỉ kết nối người sử dụng qua việc kêu gọi mọi người tham gia tình nguyện, tham gia quyên góp từ thiện hay tìm cơ hội việc làm, thông tin bạn bè,… mà còn mang đến cơ hội phát triển cho các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, việc nhận thức và có thái độ như thế nào đối với mạng xã hội còn là vấn đề đáng quan tâm.

Ở châu Âu nhiều nhận định rằng giới trẻ: sinh viên, học sinh ngày nay không chỉ coi mạng xã hội là nơi chia sẽ cảm xúc mà còn là nơi để họ chăm chú hình ảnh bản thân (nhưng có phần thái quá). Tạp chí dành cho học sinh THPT Mỹ Ypulse đã tiến hành khảo sát hơn 1000 sinh viên, hầu hết các bạn đều cho rằng mạng xã hội khiến họ chú ý đến vẻ ngoài của mình hơn, và họ tin rằng hầu hết các bạn đồng lứa cũng vậy. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Jean Twenge, Viên nghiên cứu tâm lý Đại học San Diego báo cáo 57% sinh viên cho rằng bạn mình thường truy cập vào các trang kết nối mạng xã hội như MySpace, Facebook, Twitter để tự lăng xê bản thân, gây sự chú ý với mọi người để chăm sóc hính ảnh của mình tại thế giới ảo. 90% thừa nhận họ sử dụng thường xuyên MySpace và Facebook, 2/3 cho rằng thế hệ của mình thích được chú ý hơn, thích tự lăng xê bản thân hơn và thừa tự tin

so với thế hệ trước. Nicole Ellison, trợ lý giáo sư Đại học Michigan, người đang nghiên cứu mạng xã hội cho rằng ai cũng muốn có một gương mặt đẹp khi giao tiếp bên ngoài, dù là trực tuyến hay trực tiếp. “Khi tôi gặp chuyện vui hay buồn, tôi đều bày tỏ trên Facebook. Đó là một nơi để mọi người chia sẻ tình cảm”. Ngày nay học sinh dễ tha thứ và hay quan tâm giúp đỡ người khác, vì vậy không thể phán xét họ là những người theo chủ nghĩa yêu bản thân. Mạng xã hội chỉ là ghi lại tâm sự của mỗi cá nhân và thể hiện tính cách của họ.

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)