Kế hoạch tương lai

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 167 - 170)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3. Thực trạng yếu tố bảo vệ và yếu tố rủi ro và kỹ năng vượt khó của học sinh THPT tại Tp. HCM

2.2.4.1. Kế hoạch tương lai

Bảng 4.1.a Mục đích và kế hoạch cho tương lai Câu Những câu này có đúng với

cá nhân em không?

Tần số

Điểm trung bình

Hoàn toàn không đúng

Phần nào không

đúng

Phần nào đúng

Hoàn toàn đúng

Không trả lời

51. Em có mục tiêu và kế hoạch cho tương lai

1391 3,43 2,6 7,5 33,3 56,0 0,6 52. Em dự định tốt nghiệp phổ

thông 1395 3,82 2,3 1,3 8,8 87,3 0,3

53. Em dự định học tiếp sau khi tốt nghiệp THPT

1392 3,70 2,1 3,2 17,2 77,1 0,5 66. Em có mục đích trong cuộc

sống

1392 3,48 3,3 7,5 27,2 61,5 0,5

Một cảm giác lạc quan và hy vọng về tương lai đã liên tục được xác định với thành công học tập, tự tìm hiểu bản thân một cách tích cực và hành vi mang theo nguy cơ rủi ro về sức khỏe ít hơn (Masten & Coatsworth, 1998; Seligman, 2002). Có 89,3% học sinh trả lời "phần nào đúng" hoặc "hoàn toàn đúng" khi được hỏi họ đã có mục tiêu và kế hoạch cho tương lai hay chưa. Có 88,7% học sinh cũng cho rằng các em có mục đích trong cuộc sống. Đại đa số học sinh (96,1%) trả lời khảo sát là "phần nào đúng" hoặc "hoàn toàn đúng" khi cho rằng các em dự định tốt nghiệp phổ thông và 94,3% học sinh muốn tiếp tục học sau khi tốt nghiệp phổ thông. Ngược lại, ta có thể thấy, có 10,1% học sinh THPT không có mục tiêu và kế hoạch cho tương lai và 10,8% học sinh không có mục đích trong cuộc sống.

Bảng 4.1.b So sánh mục đích và kế hoạch cho tương lai theo giới tính

Câu Những câu này có đúng với cá

nhân em không? Tần số Điểm trung

bình

Độ lệch

chuẩn Mức xác suất

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

51. Em có mục tiêu và kế hoạch cho

tương lai* 636 747 3,48 3,40 0,71 0,77 0,042

52. Em dự định tốt nghiệp phổ 636 750 3,78 3,85 0,63 0,49 0,038

Bảng 4.1.b cho thấy có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ về mục đích và kế hoạch cho tương lai với mức xác suất P<0,05. Học sinh nam (ĐTB=3,48) có mục tiêu và kế hoạch cho tương lai cao hơn học sinh nữ (ĐTB=3,40). Học sinh nam (ĐTB=3,53)cũng mục đích trong cuộc sống cao hơn học sinh nữ (ĐTB=3,43). Ngược lại, học sinh nữ (ĐTB=3,85) lại có dự định tốt nghiệp phổ thông cao hơn học sinh nam (ĐTB=3,78).

Bảng 4.1c. So sánh mục đích và kế hoạch cho tương lai theo trường học và lớp học thông*

66. Em có mục đích trong cuộc

sống* 634 749 3,53 3,43 0,74 0,80 0,021

Câu Những câu này có đúng với cá nhân em không?

Tần số Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Điểm

F Mức xác suất 53. Em dự định học tiếp sau khi tốt nghiệp

THPT**

THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1) 298 3,85 0,42

33,1 0,000 THPT Nguyễn Văn Linh (Quận 8) 322 3,44 0,77

THPT Nguyễn Hữu Thọ (Quận 4) 269 3,55 0,76 THPT Mạc Đĩnh Chi (Quận 6) 301 3,91 0,34 THPT An Lạc (Quận Bình Tân) 202 3,78 0,58

Tổng 1392 3,70 0,63

66. Em có mục đích trong cuộc sống**

THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1) 297 3,36 0,83

4,87 0,001 THPT Nguyễn Văn Linh (Quận 8) 322 3,54 0,75

THPT Nguyễn Hữu Thọ (Quận 4) 269 3,41 0,85 THPT Mạc Đĩnh Chi (Quận 6) 302 3,60 0,62 THPT An Lạc (Quận Bình Tân) 202 3,45 0,77

Tổng 1392 3,48 0,77

51. Em có mục tiêu và kế hoạch cho tương lai**

Lớp 10 412 3,33 0,80

13,00 0,000 Lớp 11 429 3,39 0,78

Lớp 12 532 3,56 0,64

Tổng 1373 3,44 0,74

52. Em dự định tốt nghiệp phổ thông**

Lớp 10 412 3,73 0,70

7,57 0,001 Lớp 11 430 3,85 0,45

Bảng 4.1.c. cho thấy có sự khác biệt về mục đích và kế hoạch cho tương lai của học sinh đến từ các trường khác nhau với mức xác xuất P<0,000 và P<0,001. Học sinh trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Quận 6) có dự định học tiếp đại học sau khi tốt nghiệp phổ thông cao nhất (ĐTB=3,91) với 92,7% học sinh trả lời "hoàn toàn đồng ý"; tiếp theo là có 86,9% học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1) đồng ý (ĐTB=3,85). Thấp nhất là học sinh trường THPT Nguyễn Văn Linh (Quận 8) (ĐTB=3,44) với 57,8% học sinh trả lời "hoàn toàn đúng" và 32,3% học sinh trả lời "phần nào đúng".

Tương tự, học sinh trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Quận 6) có mục đích trong cuộc sống cao hơn học sinh các trường khác (ĐTB=3,60) với 66,56% chọn "hoàn toàn đúng"

và 28,48% chọn "phần nào đúng"; học sinh trường THPT Nguyễn Văn Linh (Quận 8) có mục đích trong cuộc sống đứng thứ 2 so với các trường (ĐTB=3,54); và học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1) (ĐTB=3,36) với 55,56% học sinh chọn "hoàn toàn đúng"

và 28,62% chọn "phần nào đúng".

So sánh theo lớp học, học sinh lớp 12 có mục đích và kế hoạc cho tương lại rõ ràng hơn học sinh các khối lớp khác. Học sinh lớp 12 có mục tiêu và kế hoạch cho tương lai (ĐTB=3,56); có dự định tốt nghiệp phổ thông (ĐTB=3,56); có dự định học tiếp sau khi tốt nghiệp THPT (ĐTB=3,79); và có mục đích trong cuộc sống (ĐTB=3,54). Ngược

Lớp 12 535 3,85 0,52

Tổng 1377 3,82 0,56

53. Em dự định học tiếp sau khi tốt nghiệp THPT**

Lớp 10 411 3,61 0,68

10,03 0,000 Lớp 11 429 3,68 0,65

Lớp 12 534 3,79 0,56

Tổng 1374 3,70 0,63

66. Em có mục đích trong cuộc sống*

Lớp 10 410 3,41 0,81

3,74 0,024 Lớp 11 430 3,46 0,83

Lớp 12 534 3,54 0,69

Tổng 1374 3,48 0,77

lại, học sinh lớp 10 vẫn chưa xác định được rõ ràng mục đích và kế hoạch cho tương lai với điểm trung bình ý kiến lần lượt là ĐTB=3,33; 3,73; 3,62; và 3,41.

Như vậy, đại đa số học sinh trong nhóm nghiên cứu có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng cho tương lai của mình. Dó là các em đã xác định được mục đích cuộc sống, dự định tốt nghiệp phổ thông, muốn tiếp tục học đại học sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên cũng có đến một phần mười học sinh THPT không có mục đích trong cuộc sống cũng như kế hoạch cho tương lai.

- HS nữ có dự định tốt nghiệp phổ thông nhiều hơn HS nam nhưng HS nam lại có mục tiêu và kế hoạch cho tương lai cũng như mục đích trong cuộc sống cao hơn HS nữ.

- Có sự khác biệt của học sinh các trường THPT khác nhau về mục đích và kế hoạch cho tương lai. Học sinh đến từ trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Quận 6) xác định rõ ràng mục đích và kế hoạch hơn học sinh các trường khác. Ngược lại, học sinh đến từ trường THPT Nguyễn Văn Linh (Quận 8) và trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Quận 4) chưa xác định rõ ràng mục đích và kế hoạch của các em bằng học sinh các trường khác.

- Học sinh lớp 12 xác định rõ nhất mục đích và kế hoạch của mình, ngược lại, học sinh lớp 10 chưa xác định rõ ràng.

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 167 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)