Phần dành cho giám thị/dịch vụ về sức khỏe, an toàn, phòng ngừa tệ nạn, xử

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 162 - 167)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3. Thực trạng yếu tố bảo vệ và yếu tố rủi ro và kỹ năng vượt khó của học sinh THPT tại Tp. HCM

2.2.3.5. Phần dành cho giám thị/dịch vụ về sức khỏe, an toàn, phòng ngừa tệ nạn, xử

Bảng 3.9. Mức độ đồng ý của giám thị về nhà trường

Câu Nhà trường: Tần

số

Điểm trung bình

Không đồng ý

Không đồng ý cũng không phản bác

Đồng ý

Xếp hạng

10 Xem việc phòng ngừa việc sừ dụng ma túy là một mục tiêu quan trọng

90 4,61 2,2 2,2 95,6 1

1 Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức cộng đồng để tìm giải pháp cho nạn lạm dụng chất kích thích và các tệ nạn khác trong giới thanh thiếu niên

90 4,51 6,7 0 93,4 2

13 Chú trọng giúp đỡ các em học sinh gặp các vấn đề về tình cảm, giao tiếp xã hội, hành vi…

89 4,45 5,5 2,2 92,3 3

4 Có đủ nguồn lực để đáp ứng cho các hoạt động phòng ngừa và ngăn chặn nạn sử dụng các chat ma túy trong trường học

90 4,32 5,5 3,3 91,1 4

11 Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hữu hiệu cho học sinh

91 4,26 4,4 5,5 90,2 5

5 Xem xét riêng từng trường hợp vi phạm nội quy và có nhiều biện pháp xử lý linh hoạt

92 4,33 7,6 2,2 90,2 6

2 Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thi hành luật

92 4,34 4,4 6,5 89,1 7

3 Có đủ nguồn lực để xây dựng một môi trường trường học an toàn

89 4,2 4,4 6,7 88,8 8

9 Có chính sách bảo mật hiệu quả và giới thiệu các dịch vụ cho những học sinh cần giúp đỡ trong các trường hợp lạm dụng các chất ma túy, bạo lực, và những vấn đề khác

91 4,21 2,2 12,1 85,8 9

12 Có nhiều lựa chọn về thức ăn dinh

dưỡng cho học sinh 90 4,03 5,5 14,4 80,0 10

6 Dùng việc đình chỉ học tập như một hình phạt khi học sinh uống rượu hay sử dụng các chất ma túy

91 3,92 9,9 16,5 73,7 11

7 Áp dụng chính sách không khoan

nhượng đối với mọi hình thức vi phạm 90 3,44 22,2 17,8 60,0 12 8 Tìm cách duy trì độ an ninh cho trường

bằng các thiết bị dò tìm vũ khí, tuyển dụng nhân viên bảo vệ

90 3,43 21,1 22,2 56,7 13

Kết quả thống kê cho thấy có thể chia ý kiến trả lời thành 3 nhóm. Nhóm 1 là nhóm có tỷ lệ phần trăm ý kiến trả lời đồng ý trên 90%. Đó là những ý kiến cho rằng nhà trường đã "Xem việc phòng ngừa việc sừ dụng ma túy là một mục tiêu quan trọng" với 95,6% ý kiến đồng tình; nhà trường "Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức cộng đồng để tìm giải pháp cho nạn lạm dụng chất kích thích và các tệ nạn khác trong giới thanh thiếu niên" với 93,4 % ý kiến đồng tình; nhà trường "Chú trọng giúp đỡ các em học sinh gặp các vấn đề về tình cảm, giao tiếp xã hội, hành vi…" với 92,3% ý kiến đồng tình; nhà trường "Có đủ nguồn lực để đáp ứng cho các hoạt động phòng ngừa và ngăn chặn nạn sử dụng các chat ma túy trong trường học" với 91,1% ý kiến đồng tình; nhà trường "Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hữu hiệu cho học sinh" với 90,2% ý kiến đồng tình;

và nhà trường "Xem xét riêng từng trường hợp vi phạm nội quy và có nhiều biện pháp xử lý linh hoạt" với 90,2% ý kiến đồng tình.

Nhóm 2 là nhóm có tỷ lệ phần trăm ý kiến đồng trình cao trên 80% và thấp hơn 90%. Đó là, nhà trường "Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thi hành luật" với 89,1% ý kiến đồng tình; nhà trường "Có đủ nguồn lực để xây dựng một môi trường trường học an toàn" với 88,8% ý kiến đồng tình; nhà trường "Có chính sách bảo mật hiệu quả và giới thiệu các dịch vụ cho những học sinh cần giúp đỡ trong các trường hợp lạm dụng các chất ma túy, bạo lực, và những vấn đề khác" với 85,8% ý kiến đồng tình; nhà trường " nhiều lựa chọn về thức ăn dinh dưỡng cho học sinh" với 80% ý kiến đồng tình;

Nhóm 3 là nhóm có tỷ lệ phần trăm ý kiến đồng tình dưới 80%. Đó là, nhà trường

"Dùng việc đình chỉ học tập như một hình phạt khi học sinh uống rượu hay sử dụng các chất ma túy" với 73,7% ý kiến đồng tình; nhà trường "Áp dụng chính sách không khoan nhượng đối với mọi hình thức vi phạm" với 60% ý kiến đồng tình; và nhà trường "Tìm cách duy trì độ an ninh cho trường bằng các thiết bị dò tìm vũ khí, tuyển dụng nhân viên bảo vệ" với 56,7% ý kiến đồng tình.

Như vậy, những câu hỏi phỏng vấn dành cho những nhân viên phụ trách mảng giám thị/dịch vụ liên quan đến sức khỏe, an toàn, phòng ngừa tệ nạn, xử lý kỷ luật và tham vấn liên quan đến những vấn đề xảy ra trong nhà trường cho thấy có tỷ lệ rất cao ý kiến đồng ý. Tuy nhiên, có những câu hỏi có ý kiến đồng tình rất cao (nhóm 1), có nhóm với ý kiến đồng tình khá cao (nhóm 2) và nhóm 3 với ý kiến đồng tình không cao lắm.

Khi nhà trường dùng việc đình chỉ học tập như một hình phạt học sinh uống rượu hay sử dụng các chất ma túy hoặc khi nhà trường áp dụng chính sách không khoan nhượng đối với mọi hình thức vi phạm đã không nhận được sự đồng tình cao của đội ngũ nhân viên giám thị, tham vấn. Vì họ biết chắc rẵng những hìn phạt này không còn phù hợp trong giai đoạn giáo dục hiện nay, một học sinh phổ thông trung học không nên xử lý hình phạt bằng cách đuổi học sinh đó mà càng cần phải có những cách tiếp cận phù hợp với học sinh các biệt trong lớp học.

Bảng 3.10. Ý kiến của giám thị về các chương trình/hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh

Câu Nhà trường chú trọng đến mức độ nào đối với các vấn đề sau đây?

Tần số

Điểm trung bình

Hoàn toàn không chú trọng

Không chú trọng lắm

Chú trọng

Xếp hạng

16 Có các chương trình và hoạt động

giáo dục thể chất 119 3,52 1,7 5,0 93,3 1

20 Có chương trình giáo dục đạo đức 120 3,53 4,2 5,0 90,8 2

cho học sinh

14 Nuôi dưỡng các đặc điểm tích cực của tuổi trẻ, sức mạnh nội tại, phát huy ưu điểm của học sinh

119 3,42 6,7 5,0 88,2 3

17 Có các hướng dẫn phòng ngừa lạm dụng rượu/ ma túy

119 3,48 1,7 10,1 88,2 4 18 Có các hướng dẫn phòng ngừa việc

học sinh hút thuốc lá

116 3,49 0 12,1 87,9 5 19 Có người giúp học sinh giải quyết

xung đột/ cách quản lý cảm xúc và hành vi

119 3,36 5,0 7,6 87,4 6

21 Có chương trình phòng ngừa nạn chèn ép/ bắt nạt học đường

71 3,35 0,8 13,4 55,7 7 15 Cung cấp chương trình hướng dẫn

cách ăn uống dinh dưỡng

67 3,24 6,8 10,2 53,1 8 22 Có các dịch vụ hỗ trợ học sinh

khuyết tật hay học sinh có các nhu cầu đặc biệt khác

62 3,03 9,2 11,7 49,2 9

Quan sát Bảng 3.10, với câu hỏi đội ngũ nhân viên về việc sự chú trọng của nhà trường sự chú trọng đối với các vấn đề hiện nay cho thấy có tỷ lệ cao phần trăm ý kiến đồng tình trên 80%. Tuy nhiên, chỉ có hai vấn đề nhận được sự đồng tình cao nhất. Đó là việc nhà trường "Có các chương trình và hoạt động giáo dục thể chất" với 93,3% ý kiến đồng tình; và nhà trường "Có chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh" với 90,8% ý kiến đồng tình.

Những vấn đề sau chỉ nhận được ý kiến đồng tình dưới 90%. Đó là việc nhà trường "Nuôi dưỡng các đặc điểm tích cực của tuổi trẻ, sức mạnh nội tại, phát huy ưu điểm của học sinh" với 88,2% ý kiến đồng tình; nhà trường "Có các hướng dẫn phòng ngừa lạm dụng rượu/ ma túy" với 88,2% ý kiến đồng tình; nhà trường "Có các hướng dẫn phòng ngừa việc học sinh hút thuốc lá" với 87,9% ý kiến đồng tình; việc nhà trường

"Có người giúp học sinh giải quyết xung đột/ cách quản lý cảm xúc và hành vi" với 87,4% ý kiến đồng tình.

Việc nhà trường "Có chương trình phòng ngừa nạn chèn ép/ bắt nạt học đường"

với 55,7% ý kiến đồng tình; nhà trường "Cung cấp chương trình hướng dẫn cách ăn uống dinh dưỡng" với 53,1% ý kiến đồng tình; và nhà trường "Có các dịch vụ hỗ trợ học sinh khuyết tật hay học sinh có các nhu cầu đặc biệt khác" với 49,2% ý kiến đồng tình.

Khi phỏng vấn những giáo viên phụ trách công việc giám thị hoặc những người có liên quan đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần thì được trả lời là ở trường họ "không có người khuyết tật học nên không có chương trình này" (Phỏng vấn mã số GV1). Câu hỏi về việc tại sao đánh giá các hoạt động phòng ngừa bắt nạt học đường và chương trình hướng dẫn cách ăn uống dinh dưỡng cũng nhận được câu trả lời tương tự: "Ở trường ít khi tổ chức những hoạt động này" (Biên bản phỏng vấn số GV2)

Như vậy, nhà trường có các chương trình và hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh cho học sinh. Những chương trình và hoạt động có được sự đồng tình cao nhất là về giáo dục thể chất; giáo dục đạo đức cho học sinh; phát huy điểm mạnh của học sinh; có các hướng dẫn phòng ngừa lạm dụng rượu, hút thuốc lá; nhận được sự hỗ trợ để giải quyết xung đột và quản lý cảm xúc và hành vi. Tuy nhiên, việc có chương trình phòng ngừa nạn chèn ép/bắt nạt học đường; cung cấp chương trình hướng dẫn cách ăn uống dinh dưỡng và các dịch vụ hỗ trợ học sinh khuyết tật có các nhu cẩu đặc biệt ít được đánh giá cao.

2.2.4. Thực trạng hình thành khả năng vượt khó của học sinh THPT tại Tp.HCM Như chúng ta đã lưu ý ở trên, khả năng vượt khó thường được chia thành các yếu tố bảo vệ môi trường và các yếu tố cá nhân hay hiện tượng. Benard mô tả điều này như kết quả của khả năng vượt khó hoặc "những gì mà khả năng vượt khó thể hiện" ở một cá nhân (2004, trang 13). Những học sinh tham gia trong nghiên cứu này đã trả lời một số câu hỏi khai thác các khía cạnh khác nhau của các điểm mạnh cá nhân. Chúng bao gồm:

a) Kế hoạch tương lai, b) Giải quyết vấn đề, c) Nhận thức về năng lực cá nhân, d) Sự hợp tác và sự quyết đoán, e) Tự nhận thức về sự hài lòng về cuộc sống.

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 162 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)