Các yếu tổ bảo vệ trong cộng đồng và gia đình

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 104 - 109)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNGKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG

2.2. THỰC TRẠNG NHỮNG YẾU TỐ BẢO VỆ VÀ YÊU TỐ RỦI RO TRONG VIỆC HÌNH THÀNH KHẢ NĂNG VƯỢT KHÓ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ

2.2.1. Thực trạng những yếu tố bảo vệ của học sinh THPT

2.2.2.2. Các yếu tổ bảo vệ trong cộng đồng và gia đình

Như chúng ta đã thảo luận ở trên, yếu tố bảo vệ môi trường cũng được thể hiện trong cộng đồng và gia đình. Trong phần này, chúng tôi phân tích các câu hỏi tập trung vào nhận thức của học sinh THPT về sự hỗ trợ từ cộng đồng và từ bạn bè, nhận thức về sự hỗ trợ của người lớn và sự gắn bó với cộng đồng.

a. Sự hỗ trợ của cộng đồng Bảng 2.20. Sự hỗ trợ từ cộng đồng Câu Ở ngoài gia đình và nhà

trường, có người lớn... Điểm trung bình

Hoàn toàn đúng

Phần nào đúng

Phần nào không đúng

Hoàn toàn không đúng

Không trả lời

25. ... thật sự quan tâm đến em 2,85 33,8 33,0 16,7 15,9 0,6 26. ... khen em khi em làm việc

tốt 2,97 30,2 46,2 12,7 10,3 0,6

27. ... để ý đến em khi em buồn

bực 2,5 20,6 32,5 22,7 23,6 0,6

28. ... tin rằng em sẽ thành công 2,85 29,3 40,4 15,4 14,4 0,6 29. ... muốn em nỗ lực tối đa 3,05 43,2 31,2 11,7 13,2 0,7

30. ... mà em tin tưởng 2,79 33,7 31,2 14,8 19,7 0,6

Bảng 2.20 cho thấy đa số học sinh THPT trả lời "hoàn toàn đúng" hoặc "phần nào đúng" với những câu hỏi về sự hỗ trợ của cộng đồng. Có 76,4% học sinh cho rằng người lớn khen em khi em làm việc tốt, 74,4% cho rằng người lớn muốn em nỗ lực tối đa; 69,7 cho rằng người lớn tin rằng em sẽ thành công; 66,8% cho rằng người lớn thực sự quan tâm đến em; và 64,9% học sinh cho rằng trong cộng đồng có người lớn khiến em tin tưởng. Bên cạnh đó, nhìn từ phía ngược lại,

Tại nhà với cha mẹ 996 3,21 1,242 3,469 0,016 Tại nhà chỉ với cha hoặc mẹ 129 3,08 1,390

Có nhiều thê hệ trong nhà 97 3,58 1,232

Ở chỗ khác 164 3,13 1,244 Tổng 1386 3,22 1.259

chúng ta cũng thấy rằng có một tỷ lệ không nhỏ học sinh THPT đánh giá thiếu tích cực về sự hỗ trợ từ cộng đồng. Có gần một nửa học sinh THPT (46,3%) cho rằng người lớn không để ý đến em khi em buồn bực, đồng nghĩa với việc có đến gần một nửa học sinh không nhận được sự quan tâm từ phía cộng đồng; Tương tự như vậy, có 32,6% học sinh, chiếm khoảng một phần ba số học sinh, cho rằng không có người lớn thực sự quan tâm đến em trong cộng đồng. Có 34,5% học sinh THPT cho rằng em không có người mà em tin tưởng ở trong cộng đồng. Có 29,8% học sinh cho rằng các ít có người lớn trong cộng đồng tin rằng em sẽ thành công trong cộng đồng.

Như vậy, học sinh THPT nhận được sự hỗ trợ khá cao từ cộng đồng khi họ tỏ thái độ tin tưởng vào sự thành công, quan tâm, khen ngợi khi học sinh làm được việc tốt. Tuy nhiên cũng có khoảng một phần ba học sinh THPT ít nhận được sự quan tâm từ cộng đồng.

Bảng 2.21. So sánh sự hỗ trợ từ cộng đồng theo giới tính

Câu Nội dung Tần

số Điểm trung bình

Hoàn toàn đúng

Phần nào đúng

Phần nào không đúng

Hoàn toàn không đúng

Tổng

30. Ở ngoài gia đình và nhà trường, có người lớn mà em tin tưởng*

Nam 637 2,89 16,95 16,58 6,12 7,92 47,57

Nữ 745 2,71 17,92 15,91 9,34 12,47 55,64

Tổng 34,88 32,49 15,46 20,39

Không trả lời 1,2 %

Bảng 2.21 cho thấy trong 6 câu hỏi liên quan đến sự hỗ trợ từ cộng đồng, chỉ có một câu hỏi thể hiện sự khác biệt về giới tính. Với mức xác suất P < 0,05 cho thấy học sinh nam THPT có người lớn tin tưởng các em nhiều hơn học sinh nữ. Trong khi chỉ có 7,92% học sinh nam không có người tin cậy ở trong cộng đồng thì có đến 12,47% học sinh nữ không có người lớn tin cậy trong cộng đồng.

b. Sự hỗ trợ từ bạn bè Bảng 2.22. Sự hỗ trợ từ bạn bè

Câu Nội dung Điểm

trung

Hoàn toàn

Phần nào

Phần nào

Hoàn toàn

Không trả lời

bình đúng đúng không

đúng không đúng 45. Em có một người bạn cùng

lứa tuổi rất quan tâm đến em

3,09 37,1 43,4 10,5 8,9 0,1

46. Em có một người bạn cùng lứa tuổi cùng em trò chuyện về những khó khăn của em

3,23 46,5 36,5 10,0 6,7 0,3

47. Em có một người bạn cùng lứa tuổi giúp đỡ em khi em gặp khó khăn

3,22 41,9 43,0 9,1 5,2 0,7

48. Các bạn của em hay gây ra

nhiều chuyện rắc rối 2,36 9,6 35,5 35,7 19,1 0,2 49. Các bạn của em cố gắng

làm những việc đúng 3,07 28,7 53,1 13,3 4,4 0,5

50. Các bạn của em là học sinh

giỏi, tốt 2,99 26,2 50,7 18,2 4,7 0,2

Ngoài sự hỗ trợ từ người lớn trong cộng đồng, học sinh trả lời câu hỏi song song về nhận thức của họ với sự hỗ trợ từ bạn bè. Đại đa số học sinh, chiếm bốn phần năm (trên 80% ý kiến), chọn trả lời "hoàn toàn đúng" hoặc "phần nào đúng" cho những câu hỏi về hỗ trợ chăm sóc và xã hội từ bạn bè, như: Có bạn thân cùng lứa tuổi, cùng tâm sự, giúp đỡ, cùng nhau thực hiện tốt công việc. Điều thú vị là trên 71,2% trả lời "phần nào đúng" hoặc "phần nào không đúng" cho một câu hỏi là các bạn của em hay gây ra nhiều chuyện rắc rối; và có khoảng một phần ba (9,6%) học sinh “hay gây rắc rối” cho bạn bè. Tương tự như vậy, có đến 68,9% học sinh cũng không hoàn toàn khẳng định được rằng “các bạn của em là học sinh giỏi, tốt”, câu trả lời của các em chỉ ở mức “phần nào đúng” và “phần nào không đúng” và chỉ có một phần ba học sinh (26,2%) khẳng định rằng bạn của các em học giỏi. Quan sát kết quả thống kê cho thấy học sinh THPT trong mẫu nghiên cứu này

Như vậy, học sinh THPT Tp. HCM đã nhận thức tốt, chiếm bốn phần năm học sinh tham gia khảo sát, về tầm quan trọng của mối quan hệ bạn bè và học sinh đã nhận được sự hỗ trợ cao từ phía bạn bè, đa số học sinh có bạn thân để cùng nhau tâm sự, giúp đỡ nhau và cùng nhau thực hiện tốt công việc. Bên cạnh đó, có khoảng một phần ba học sinh hay gây rắc rối trong lớp.

Bảng 2.23. So sánh sự hỗ trợ từ cộng đồng theo giới tính

Câu Nội dung Tần

số

Điểm trung bình

Hoàn toàn đúng

Phần nào đúng

Phần nào không đúng

Hoàn toàn không đúng

Tổng

45. Em có một người bạn cùng lứa tuổi rất quan tâm đến em**

Nam 638 2,97 14,72 19,94 5,79 5,15 45,60

Nữ 750 3,19 22,02 23,3 4,72 3,57 53,61 Tổng 1388 36,74 43,25 10,51 8,72

Không trả lời: 0,8%

46. Em có một người bạn cùng lứa tuổi cùng em trò chuyện về những khó khăn của em**

Nam 637 3,09 18,52 19,27 5,3 4,48 47,57

Nữ 749 3,35 29,57 18,67 5,15 2,54 55,94 Tổng 1386 48,1 37,94 10,46 7,02

Không trả lời: 0,9%

47. Em có một người bạn cùng lứa tuổi giúp đỡ em khi em gặp khó khăn*

Nam 633 3,16 18,07 21,58 4,56 3,06 47,27

Nữ 747 3,27 25,09 23,3 5,0 2,39 55,79 Tổng 1380 43,17 44,88 9,56 4,45

Không trả lời: 1,4%

48. Các bạn của em hay gây ra nhiều chuyện rắc rối**

Nam 637 2,49 6,87 16,58 17,18 6,95 47,57

Nữ 750 2,24 3,14 20,01 20,09 12,77 56,01 Tổng 1387 10,01 36,59 37,27 19,72

Không trả lời: 1,1%

50. Các bạn của em là học sinh giỏi, tốt*

Nam 637 2,93 11,44 22,30 9,08 2,72 45,53

Nữ 750 3,03 14,58 28,09 8,93 2,0 53,61 Tổng 1387 26,02 50,39 18,01 4,72

Không trả lời: 0,9%

Quan sát bảng 2.23 cho thấy có sự khác biệt ý kiến giữa học sinh nam và nữ về sự hỗ trợ từ bạn bè với mức xác suất P < 0,001 và P < 0,01 và 0,05. Với điểm trung bình ý kiến của học sinh nữ cao hơn học sinh nam cho thấy học sinh nữ có bạn thân nhiều hơn học sinh nam, bạn thân để chia sẻ khi gặp khó khăn, bạn thân để giúp đỡ nhau và có nhiều bạn thân học giỏi (với 14,58% ý kiến của học sinh nữ so với 11,4% ý kiến của học sinh nam). Tuy nhiên, học sinh nam lại có nhiều bạn hay gây ra chuyện rắc rối hơn học sinh nữ (với 6,87% ý kiến của học sinh nam so với 3,14% ý kiến của học sinh nữ).

Như vậy, học sinh nữ có được sự hỗ trợ từ bạn bè nhiều hơn học sinh nam trong việc chia sẻ, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn và cùng định hướng đến việc học. Và học sinh nam có nhiều bạn hay gây ra chuyện rắc rối hơn học sinh nữ.

Bảng 2.24. So sánh sự hỗ trợ từ cộng đồng theo trường học và nơi ở

Câu Nội dung Tần số Điểm

trung bình

Độ lệch chuẩn

Điểm F

Mức xác suất 50. Các bạn của em là học sinh giỏi, tốt**

THPT Bùi Thị Xuân 301 3,15 0,73 13,336 0,000

THPT Nguyễn Văn Linh 321 2,81 0,83

THPT Nguyễn Hữu Thọ 270 2,83 0,88

THPT Mạc Đĩnh Chi 302 3,15 0,69

THPT An Lạc 202 2,99 0,77

Tổng 50. Các bạn của em là học sinh giỏi, tốt**

Tại nhà với cha mẹ 999 3,03 0,79 3,977 0,008 Tại nhà chỉ với cha hoặc mẹ 131 2,82 0,88

Có nhiều thê hệ trong nhà 97 2,90 0,85

Bảng 2.24 cho thấy có sự khác biệt ý kiến giữa học sinh các trường THPT và nơi ở của học sinh với sự hỗ trợ từ bạn bè (với mức xác suất P < 0,0001). Học sinh trường THPT Mạc Đĩnh Chi và Bùi Thị Xuân (ĐTB=3,15) có bạn bè là học sinh giỏi nhiều hơn học sinh đến từ các trường THPT Nguyễn Văn Linh (ĐTB=2,81), Nguyễn Hữu Thọ (ĐTB=2,83) và trường An Lạc (ĐTB=2,99).

Học sinh được sống trong gia đình có đầy đủ cha mẹ (ĐTB=3,03) thì bạn bè của các em là học sinh giỏi nhiều hơn học sinh đến từ gia đình khác (gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, gia đình có nhiều thế hệ và loại gia đình khác).

Như vậy, có sự khác biệt ý kiến của học sinh các trường THPT khác nhau và học sinh có nơi ở khác nhau về việc có bạn bè là học sinh giỏi. Học sinh hai trường THPT Bùi Thị Xuân và THPT Mạc Đĩnh Chi có nhiều bạn bè là học giỏi hơn học sinh các trường còn lại. Tương tự, học sinh được sống trong gia đình đầy đủ cha mẹ có bạn bè học giỏi hơn học sinh sống ở nơi khác.

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)