CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN
1.2.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông
1.2.3.3. Những đặc điểm chung của sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh
Lứa tuổi học sinh THPT chiếm vị trí trung gian giữa trẻ em và người lớn. Vị trí của trẻ em được đặc trưng bởi sự phụ thuộc của nó vào người lớn. Người lớn quyết định nội dung và phương hướng hoạt động chủ yếu của đứa trẻ. Những vai trò mà đứa trẻ thực hiện khác hẳn những hoạt động của người lớn. Và điều này được cả hai bên ý thức một cách rõ ràng. Cùng với sự phức tạp hóa hoạt động sống, ở học sinh THPT không những chỉ diễn ra sự mở rộng về mặt số lượn, phạm vi những vai trò và các hứng thú xã hội mà còn có sự biến đổi về chất của những vai trò và hứng thú đó, xuất hiện ngày càng nhiều vai trò của người lớn với mức độ độc lập và trách nhiệm xuất phát từ đó. Ở trường học, học sinh THPT tham gia các tổ chức đoàn, đã có chứng minh nhân dân khi 14 tuổi, đến 18 tuổi được quyền đi bầu cử và có khả năng kết hôn. Học sinh THPT trở thành người chịu trách nhiệm về tội hình sự.
Nhiều học sinh THPT ở tuổi này đã bắt đầu lao động kiếm sống hoặc khi đang học lớp 10 đến 12 thì cũng phải nghĩ đến việc chọn nghề....
Bên cạnh những yếu tố của vị thế trưởng thành thì học sinh THPT vẫn còn giữ những nét của tính phụ thuộc khiến cho địa vị của học sinh THPT gần gũi với địa vị của trẻ em. Về mặt vật chất, học sinh THPT 15 - 18 tuổi vẩn còn sống nhờ vào cha mẹ. Ở trường học, một mặt nhà trường thường nhắc nhở các em là đã trở thành người lớn nhưng vẫn tiếp tục muốn học sinh phải vâng lời. Chính vì tính chưa xác định được vị thế rõ ràng của mình trong xã hội (khi thì được coi là người lớn, khi thì bị coi là đứa trẻ con) là một đặc điểm độc đáo ở tâm lý lứa tuổi thanh niên.
Như phân tích ở trên, học sinh THPT vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cha mẹ, rất cần sự quan tâm của cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày và trong việc chọn nghề.
Tình huống xã hội phát triển ở đây được thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa cha mẹ và học sinh THPT. Hay nói cách khác là ở tuổi học sinh THPT hình thành mối quan hệ bạn bè giữa các em và cha mẹ.
Những cấu tạo tâm lý lứa tuổi mới được hình thành vào cuối giai đoạn lứa tuổi học sinh THPT, các em đã định hướng được con đường phát triển của mình trong tương lai thông qua việc hình thành hứng thú nghề nghiệp. Muốn có chọn nghề cho chính xác, học sinh THPT cần phải hình thành cho mình một định hướng trong tương lai, phát triển thế giới quan, ước mơ và lý tưởng. Một điểm đặc biệt quan trọng trong việc hình thành cấu tạo tâm lý lứa tuổi mới ở tuổi học sinh THPT, đó là các em đã hình thành năng lực tự ý thức và đã có hình ảnh "cái tôi" một cách rõ ràng.
Hoạt động chủ đạo của tuổi học sinh THPT là hoạt động học tập hướng nghiệp. Lúc này, các em đã biết tập trung thời gian cho những môn học ưa thích và có dự định học các môn học theo định hướng nghề nghiệp mà các em đã chọn.
a) Đặc điểm triển trí tuệ của học sinh trung học phổ thông
Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển các năng lực trí tuệ. Ở tuổi học sinh THPT, tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức [4] [10].
a.1. Phát triển tri giác có mục đích:
Ở thời kỳ này, con người có độ nhạy cảm cao nhất về nhìn và nghe, có sự phối hợp nhịp nhàng nhất giữa các cơ quan vận động. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách rời khỏi tư duy ngôn ngữ. Học sinh THPT có thể điều khiển được hoạt động của mình theo kế hoạch chung và chú ý đến tất cả mọi khâu khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên. Giáo viên cần quan tâm để hướng quan sát của các em vào một nhiệm vụ nhất định, không vội vàng kết luận khi chưa tích lũy đầy đủ các sự kiện cần quan sát.
a.2. Trí nhớ:
Ở học sinh THPT, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Loại trí nhớ này được hoàn thiện dần trong quá trình rèn luyện có hệ thống của cá nhân. Học sinh càng học tập và rèn luyện tích cực, trí nhớ càng tốt và dễ nhớ những kiến thức mới. Đồng thời, vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt (các em biết sử dụng tốt hơn các phương pháp ghi nhớ, tóm tắt ý chính, so sánh, đối chiếu...). Đặc biệt các em đã tạo được tâm thế phân hóa từng câu, từng chữ, tài liệu nào cần hiểu mà không cần nhớ.... Nhưng một số em cón ghi nhớ đại khái, chung chung; cũng có khi các em đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu.
a.3. Chú ý:
Chú ý của học sinh THPT cũng có những thay đổi như trí nhớ của các em.
Thái độ có lựa chọn của học sinh đối với các môn học quyết định tính lựa chọn của chú ý. Khi tiếp thu tài liệu học tập, bao giờ các em cũng cố đánh giá ý nghĩa của nó, tiếp thu nó thông quan ý kiến chủ quan về ý nghĩa của nó, tiếp thu nó thông qua ý kiến chủ quan về ý nghĩa thực tiễn của tài liệu. Tài liệu nào được cho là quan trọng thì học sinh sẽ tích cực tiếp thu và ít chú ý đến phần tài liệu bị xem là không quan trọng, và ít chú ý đến phần tài liệu bị xem là không quan trọng. Thái độ có lựa chọn đối với các môn học cũng làm thay đổi vai trò của chú ý sau chủ định. do có hứng
thú ổn định đối với môn học hoặc lĩnh vực hoạt động nào đó nên chú ý sau chủ định của các em có thể trở thành thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, chú ý có chủ định của các em cũng được tăng lên. Các em vẫn có thể tập trung chú ý vào cả những tài liệu các em không hứng thú và hiểu được ý nghĩa quan trọng của nó.
Năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng được phát triển và hoàn thiện mộ cách rõ rệt. Các em đã có kỹ năng vừa nghe giảng, vừa ghi chép bài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn,..Tuy nhiên, cần chú ý là nhiều khi sự tăng hoặc giảm chú ý của học sinh THPT lại diễn ra một cách không chủ định. Không phải bao giờ các em cũng đánh giá đúng ý nghĩa quan trọng của các phần tài liệu. Do vậy, các em hay chú ý không chủ định khi giáo viên đề cập tới ý nghĩa thực tiễn và sự ứng dụng tri thức nhất định vào cuộc sống.
a.4. Tư duy:
Do cấu trúc của não phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát triển của các quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà hoạt động tư duy của học sinh THPT có thay đổi quan trọng về chất. Hoạt động tư duy của các em tích cực, độc lập hơn. Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo trong những đối tượng quen biết đã được học ở trường hoặc chưa được học ở trường. Điều này cũng thể hiện ở quan niệm của các em về tính hấp dẫn của môn học. Nếu đa số học sinh lớp 6, 7 thích thú môn học vì sự hấp dẫn của nó, thì học sinh lớp 10, 11 lại thích môn học chủ yếu vì nói đòi hỏi người ta phải suy nghĩ độc lập. Các em thích khái quát hóa, thích tìm hiểu những quy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, cùng những tri thức phải tiếp thu.
Tuy duy của học sinh THPT chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời, tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho học sinh THPT thực hiện các thao tác tư duy lo6gic, tư duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên và xã hội.... Đó là cơ sở để hình thành thế giới quan.
Tuy nhiên, hiện nay số học sinh THPT đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều. Thiếu sót cơ bản hiện nay trong hoạt động tư duy của nhiều em là thiếu tính đột lập. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính, hoặc thiên về việc tái hiện tư tưởng của người khác, cách luận chứng về việc tái hiện tư tưởng của người khác.... VIệc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên. Giáo viên cần hướng dẫn các em tích cực suy nghĩ trong tiến trình phân tích tranh luận để học sinh tự rút ra kết luận đúng đắn.
Những phân tích ở trên cho thấy, ở học sinh THPT, những đặc điểm chung của con người về mặt trí tuệ thông thường đã được hình thành và chúng vẫn còn được tiếp tục hoàn thiện trong quá trình học tập, rèn luyện của cá nhân.