CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNGKẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
2.1. Phương pháp nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu
2.1.2 Mẫu khảo sát và phương pháp
2.1.2.2. Bảng khảo sát và cách đánh giá
- Bảng hỏi khảo sát học sinh: Có 2 giai đoạn xây dựng và hoàn chỉnh
Giai đoạn 1: Bảng hỏi được nhóm nghiên cứu của Viện ĐH Chapman xây dựng Bảng hỏi là phiên bản được nhóm nghiên cứu của ĐH nghiên cứu giáo dục, viện ĐH Chapman, bang California – Mỹ, dưới sự chủ trì của GS. TS. Michael Hass chỉnh sửa từ bảng hỏi của về sức khỏe học sinh của Bang California, Mỹ (California healthy Kids survey - CHKS). Đây là bảng hỏi về những những yếu tố rủi ro, những yếu tố bảo vệ và khả năng vượt khó đã được thực hiện ở Bang California, nước Mỹ trong những năm gần đây.
Dựa trên nội dung của bảng hỏi CHKS của Bang California, nhóm nghiên cứu của Viện ĐH Chapman sẽ xây dựng lại bảng hỏi cho phù hợp với đặc điểm tình hình văn hóa xã hội học đường ở Việt Nam. Nội dung của bảng hỏi bao gồm 182 câu, phân đều theo nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau: thông tin cá nhân của học sinh, về giới tính, trường lớp nhưng bảng hỏi tránh hỏi những thông tin trực tiếp để nhận dạng học sinh do đó đã không có câu hỏi về tên học sinh. Những câu hỏi về yếu tố rủi ro hoặc những yếu tố bảo vệ của học sinh, như thái độ của giáo viên đối với học sinh, mối quan hệ của học sinh với giáo viên, bạn bè, với những người thân trong gia đình, cảm giác an toàn của học sinh trong trường học, những kế hoạch tương lai và định hướng nghề nghiệp của học sinh;
những câu hỏi về tình trạng bạo lực ở trường học (bạn bè bắt nạt, chế giễu, xô đẩy…), dự định tự tử và nguyên nhân, tình trạng thích chơi trò chơi trực tuyến, thích chơi bài, tình trạng sử dụng các chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá….
Giai đoạn 2: Cải biên và định chuẩn bảng hỏi ở Việt Nam
Sau khi bảng hỏi đã được nhóm nghiên cứu Viện ĐH Chapman xây dựng, bảng hỏi sẽ được dịch ra tiếng Việt và được các chuyên gia TLH chỉnh sửa bản dịch cho phù hợp với văn phong của tiếng Việt. Sau đó sẽ tổ chức khảo sát thử trên 60 em học sinh để chỉnh sửa lại văn phong và những nội dung trong bảng hỏi xem có phù hợp với thực trạng học đường ở VN hay không. Sau khi giai đoạn này kết thúc thì bảng hỏi mới được tổ chức
khảo sát chính thức. Và sau khi hoàn thành việc định chuẩn, bảng hỏi mới được chính thức sử dụng trong nghiên cứu này với độ tin cậy alpha của Cronback = 0,76.
+ Bảng khảo sát CBQL và giáo viên cũng sẽ được nhóm nghiên cứu xây dựng.
Bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này đòi hỏi học sinh THPT phải trả lời một loạt các câu hỏi liên quan đến nhận thức của các em về các yếu tố bảo vệ trong trường học, gia đình và cộng đồng và các ưu điểm cá nhân như giải quyết vấn đề, sự đồng cảm, tự nhận thức, định hướng mục tiêu, và sự hài lòng của cuộc sống. Cuộc khảo sát cũng bao gồm các câu hỏi liên quan đến các yếu tố rủi ro từ môi trường và các hành vi nguy hiểm như nạn bạo hành ở trường học, vi phạm quy định, lạm dụng thuốc, cờ bạc, nghiện trò chơi video, trầm cảm, và tự sát.
Bảng khảo sát bao gồm 182 câu hỏi, trong đó có câu hỏi về nhân khẩu học và một câu hỏi kiểm tra tính tin cậy (Có bao nhiêu câu hỏi trong bảng khảo sát này em đã trả lời trung thực?). Các câu hỏi về yếu tố rủi ro và khả năng vượt khó được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: các Bảng khảo sát Trẻ em khỏe mạnh ở California (CHKS) câu hỏi Mô-đun A về Bảng câu hỏi trường Trung học phổ thông, CHKS mô-đun Bổ sung khả năng vượt khó và phát triển học sinh trường Trung học phổ thông, CHKS mô-đun G Bảng câu hỏi dành cho trường Trung học cơ sở và phổ thông, CHKS mô-đun C dành cho trường Trung học cơ sở, và CHKS mô-đun C dành cho trường Trung học phổ thông.
Ngoài ra, chúng tôi còn thêm vào một phiên bản của Đời sống học sinh (Huebner, 1991), và một số câu hỏi được phát triển bởi nhóm nghiên cứu để giải quyết vấn đề lạm dụng thuốc, đánh bạc và nghiện trò chơi video.
Như đã trình bày ở trên, Bảng khảo sát SHHS-V được chia thành nhiều bảng hỏi con (bảng hỏi thành phần). Đó là các bảng hỏi con và các khái niệm bao hàm: a) Các yếu tố bảo vệ môi trường, b) Các yếu tố rủi ro của môi trường, c) Các giá trị của cá nhân, và d) Các yếu tố rủi ro cá nhân. Bốn bảng hỏi con này tiếp tục được phân chia thành 20 cấp độ nhỏ hơn. Bảng hỏi tổng thể và những bảng hỏi con được liệt kê dưới đây. Mười sáu bảng hỏi con đã được kiểm tra và xác định được độ tin cậy về mặt thống kê.
Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày trong một loạt các bảng biểu. Báo cáo cũng sẽ phân tích những khác biệt giới tính dựa trên mức xác suất p là <0.001 được đánh dấu bằng dấu sao đôi (**). Trường hợp giá trị p là <0,01 hoặc <0,05 được đánh dấu bằng một dấu sao duy nhất (*).
Cách đánh giá
Những câu hỏi liên quan đến hành vi bắt nạt học đường được xây dựng theo hình thức câu hỏi có quy định thời gian cụ thể: "Trong 12 tháng qua ở trường, có bao nhiêu lần em bị hoặc phải làm những việc sau..." và học sinh trả lời bằng cách chọn một trong bốn lựa chọn: "Chưa bao giờ"; "1 lần"; "2 đến 3 lần"; và "hơn 4 lần". Tương ứng với các phương án trả lời là các mức điểm 1, 2, 3, 4. Quy ước đánh giá ý kiến trả lời của học sinh như sau: Điểm trung bình (ĐTB) ≤ 1,6 - Xếp loại ý kiến đánh giá ở mức thấp; nếu nằm trong khoảng 1,6 < ĐTB ≤ 2,4 - xếp loại ý kiến đánh giá ở mức trung bình; nếu nằm trong khoảng 2,4 < ĐTB ≤ 3,2 - xếp loại ý kiến đánh giá ở mức khá cao; và ĐTB > 3,2 trở lên - xếp loại ý kiến đánh giá ở mức cao.
Trong phần báo cáo kết quả nghiên cứu. Những câu có dấu ** là câu có mức xác suất p< 0,001; còn những câu nào có * là câu có mức xác suất nằm trong khoảng p < 0,01 và p < 0,05.