Một số vấn đề về sức khỏe tâm thần và đời sống của học sinh THPT [3]

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 72 - 75)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN

1.2.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông

1.2.3.6. Một số vấn đề về sức khỏe tâm thần và đời sống của học sinh THPT [3]

- Hội chứng trầm cảm ở học sinh THPT

Nghiên cứu cho thấy có đến 40% học sinh THPT nói chung và học sinh THPT nói riêng mang hội chứng trầm cảm. Đây là tình trạng rối loạn tâm lý mà người bệnh cảm thấy lòng tự trọng thấp và cảm thấy mình vô dụng, không còn thích thú với các hoạt động trong cuộc sống và thay đổi cách ăn uống cũng như nghỉ ngơi. Hội chứng trầm cảm ở trẻ vị thành viên xuất phát từ sự thay đổi hoóc môn, những thách thức trong cuộc sống, và/hoặc những lo lắng về diện mạo của mình.

Thường tỷ lệ nữ thiếu niên bị trầm cảm luôn cao hơn ở nam thiếu niên.

Hội chứng trầm cảm ở học sinh THPT thường dẫn đến hậu quả thực sự bi thảm là tự sát. Có tới 13% học sinh THPT cho biết là đã ít nhất một lần tìm đến cái chết.

Các nhân tố rủi ro bao gồm cảm giác tuyệt vọng, ý nghĩ về tự tử, những lần tự vẫn trước, có kế hoạch tự tử cụ thể, chuẩn bị sẵn súng hay thuốc ngủ và cuối cùng là các sự kiện đầy căng thẳng trong cuộc sống. Cũng như người lớn, tuy học sinh nam ít tham gia tự sát hơn, nhưng tỷ lệ tử vong do tự sát lại cao hơn. Các em nữ dùng những cách nhẹ nhàng để kết liễu đời mình (như uống thuốc ngủ), trong khi đó nam giới lại dùng những biện pháp bạo lực, cực đoan hơn và khó có thể ngăn chặn được như tự dùng súng bắn mình.

- Lạm dụng chất kích thích

Một số học sinh THPT lạm dụng chất kích thích để thoát khỏi những nỗi đau khổ khi trưởng thành cũng như đối phó với sự căng thẳng thường nhật, hoặc kết bạn

với nhóm người xấu. Khi bước vào tuổi trưởng thành, rượu và thuốc lá/nicôtin thường là các chất kích thích phổ biến mà học sinh THPT hay dùng nhất. Rượu chính là một loại thuốc giảm đau có tác dụng hạ thấp các ức chế, đồng thời đem lại cảm giác dễ chịu. Nicôtin là một chất kích thích được cho là sẽ đem đến cảm giác rất phấn khích. Với thành phần chính là chất dẫn xuất THC, cần sa là chất kích thích được sử dụng rộng rãi tại Mỹ. Chất THC trong cần sa sẽ khiến trạng thái tinh thần bị biến đổi nhẹ.

Mặc dù ngày nay nhiều học sinh THPT vẫn còn hút thuốc, uống rượu và sử dụng ma túy nhưng mức độ sử dụng ma túy không còn phổ biến như những năm 1960 và 1970. Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 1989 ở Hoa Kỳ thì 35% học sinh trung học cho biết đã có ít nhất 5 lần liên tục uống rượu trong hai tuần. Bên cạnh đó, 24% cho biết thỉnh thoảng có sử dụng cần sa.

- Những rắc rối bắt nguồn từ tình dục của học sinh THPT

Có lẽ hậu quả nổi cộm nhất và lớn nhất mà học sinh THPT ngày nay phải đối mặt là việc có thai ngoài ý muốn do không có kế hoạch tránh thai khi quan hệ.

Do có quá nhiều học sinh THPT từ chối sử dụng biện pháp tránh thai một cách kiên trì, việc có thai ngoài ý muốn ở học sinh THPT đã lên đến mức báo động ở Mỹ. Hàng năm khoảng 500.000 trẻ sơ sinh ra đời có mẹ ở độ tuổi học sinh THPT, những người này điển hình phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Về mặt y tế, việc có thai và sinh em bé trong độ tuổi học sinh THPT sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và bé bởi vì cơ thể của một cô gái ở độ tuổi học sinh THPT chưa phát triển đầy đủ, và không có sự hiểu biết về y tế một cách đầy đủ hoặc không hiểu hết tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng hợp lí. Do đó, họ dễ có nguy cơ bị sẩy thai hoặc đẻ non và đứa bé được sinh ra không đủ cân nặng như những người mẹ ở các độ tuổi trên học sinh THPT . Người mẹ quá trẻ cũng dễ bị tử vong trong thời kỳ sinh con.

Về mặt tài chính, nhiều người mẹ ở độ tuổi học sinh THPT là độc thân và sống trong nghèo đói. Nếu họ bỏ học sớm thì họ càng ít có cơ hội kiếm tiền hơn.

Với số tiền ít ỏi nhưng phải chi tiêu cho nhiều khoản, bắt buộc họ phải nhận

phúc lợi để nuôi sống con cái và chính họ. Những bà mẹ trong độ tuổi học sinh THPT được kết hôn thường đối mặt với nhiều vấn đề rắc rối giống nhau.

Khoảng 50% bà mẹ trong độ tuổi học sinh THPT được kết hôn và theo số liệu thống kê cho thấy số người này gặp khó khăn về vấn đề tài chính bằng với những bà mẹ cùng độ tuổi nhưng không được kết hôn. Không có gì đáng ngạc nhiên khi hôn nhân của học sinh THPT thường bị ảnh hưởng bởi nghèo đói, nguyên nhân một lần nữa cũng do trình độ học vấn thấp và khả năng kiếm tiền hạn chế. Hôn nhân của họ cũng dễ có nguy cơ bị đỗ vỡ dẫn đến ly dị bởi vì họ không ổn định được về tài chính cũng như tình cảm, có một vài cặp vợ chồng ly dị nhau vì tính trẻ con của họ và khi họ cưới nhau là vì những lý do sai trái chứ không phải vì tình yêu.

Những ông bố trong độ tuổi học sinh THPT thường háo hức giúp đỡ vợ con của mình nhưng thường thì họ không có đủ tiền bạc để làm điều đó. Cũng giống như các bà mẹ trong độ tuổi học sinh THPT , những ông bố cũng thiếu trình độ và kỹ năng cần thiết để tìm kiếm một công việc ổn định. Tất nhiên, cũng có nhiều ông bố khác không muốn gánh vác trách nhiệm hôn nhân và nuôi nấng con cái. Thay vào đó, họ ruồng bỏ vợ con - người phải đấu tranh hàng ngày để được tồn tại.

- Những căn bệnh lây lan qua đường tình dục (STDs) là một hậu quả nghiêm trọng khác của tình dục tuổi học sinh THPT. Hàng năm có hơn 3 triệu học sinh THPT gọi đến hệ thống điện thoại tư vấn về STDs - một con số báo động về sự lây lan bệnh dịch HIV/AIDS. Con số này nhấn mạnh tầm quan trọng lý do tại sao học sinh THPT phải có sự hiểu biết về mối quan hệ mật thiết giữa y tế và xã hội trong đời sống tình dục của họ.

- Sự phạm pháp ở tuổi học sinh THPT

Sức ép bạn bè trong độ tuổi học sinh THPT rất mạnh mẽ, thỉnh thoảng nhiều đến nỗi khiến chúng dính líu đến các hành động phản xã hội. Sự phạm pháp ở tuổi học sinh THPT là sự vi phạm luật pháp của những người trong độ tuổi học sinh THPT . Hai hình thức phạm pháp đó là: (1) Những học sinh THPT vi phạm có

thể bị trừng phạt bởi pháp luật như tội trộm cướp; (2) Những học sinh THPT phạm tội thường không bị xử phạt như người trưởng thành như tội trốn học. Những học sinh THPT đặc biệt là nam giới phải chịu trách nhiệm về gần nửa số tội mà họ phạm phải, đặc biệt là tội cướp đoạt tài sản.

Khả năng một học sinh THPT trở thành kẻ phạm pháp là do thiếu sự giám sát và kỷ luật của cha mẹ nhiều hơn là do địa vị kinh tế xã hội của gia đình. Cuộc nổi loạn của học sinh THPT ngày nay có thể gia tăng là do tình trạng căng thẳng được gây ra bởi ước muốn thỏa mãn nhu cầu tức thì của học sinh THPT và sự kiên quyết từ chối đáp ứng nhu cầu đó của bố mẹ chúng. Việc những ông bố bà mẹ không tạo điều kiện cho con trẻ thích nghi với xã hội có thể là nguy cơ gây ra những vấn đề rắc rối cho con cái họ ở độ tuổi học sinh THPT sau này.

Trong khi một số học sinh THPT phạm pháp được đưa đến các viện giáo dưỡng để cải tạo thì một số khác chịu mức phạt nhẹ hơn như được tạm tha có theo dõi hay phải làm các hoạt động công ích. Còn những người khác được tòa án yêu cầu tìm kiếm liệu pháp chữa bệnh về thể chất và tinh thần cho chính họ. May mắn thay, hầu hết những học sinh THPT phạm tội khi lớn lên đều trở thành những công dân có ích cho xã hội và chấp hành nghiêm minh pháp luật.

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)