Nhóm giải pháp 2: Xây dựng môi trường gia đình

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 190 - 194)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ

2. Nhóm giải pháp 2: Xây dựng môi trường gia đình

Đối với trẻ còn sống trong gia đình, cha mẹ và anh chị em đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành khả năng vượt khó. Cho dù cuộc sống của gia đình nghèo khó hay nhiều căng thẳng thì cha mẹ vẫn có nhiều biện pháp tác động và giúp con em mình xây dựng được khả năng quý báu này (Rouse, Longo và Trickett (nd) và Bernard (2014))

Đầu tiên là mối liên hệ chặt chẽ giữa cha mẹ và con cái bắt đầu từ khi chúng sinh ra qua việc ôm ấp, nâng niu, bú mớm, và gần gũi trẻ. Để tạo sự tin tưởng của trẻ vào môi trường và những người xung quanh, cha mẹ cần đáp ứng kịp thời những nhu cầu căn bản của trẻ như đói - ăn, ôm ấp, bài tiết, trò chuyện, giao tiếp, . . . Trẻ cần những kích thích từ môi trường thông qua mắt thấy, tai nghe, da chạm, lưỡi nếm, mũi ngửi và những tương tác xã hội căn bản để phát triển và học tập, học để lớn và lớn để học được nhiều thêm. Nghiên cứu cho thấy trẻ có cha mẹ tạo những sinh hoạt phong phú bổ ích sẽ vượt qua được những hậu quả do nghèo đói gây ra.

Trí thông minh mặc dù có nguồn gốc từ di truyền nhưng môi trường sinh hoạt và trưởng thành của trẻ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển (Shore, 1997). Những tương tác của cha mẹ không chỉ có ảnh hưởng đến sự phát triển tế bào thần kinh của trẻ sơ sinh mà chúng còn ảnh hưởng trong suốt thời gian phát triển (Steinberg and Meyer, 1995). Cha mẹ cần cho con của mình chơi với nhiều đồ vật - đồ chơi và tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau. Đồ chơi có thể mang hình dáng,

trẻ nghe ngay từ lúc chúng còn chưa biết nói giúp trẻ làm quen với từ vựng, ngữ pháp, và trao đổi trong đàm thoại. Khi chúng bắt đầu nói, cha mẹ cần giúp trẻ phát triển câu nói dài và phức tạp hơn vừa với trình độ tiếp thu của chúng. Đọc sách cho trẻ nghe giúp chúng phát triển sự quan tâm tới chữ viết đặc biệt là khi phụ huynh sử dụng sách có hình minh họa.

Tự lập (autonomy) là khả năng và mong muốn hoàn tất công việc bằng chính nỗ lực riêng của chính mình, điều này rất cần thiết trong việc xây dựng bản ngã và phát triển xã hội và cần được xây dựng ngay từ thời ấu thơ. Cha mẹ có thể giao việc phù hợp lứa tuổi cho trẻ tự hoàn thành. Trong quá trình dạy trẻ làm việc độc lập, với những việc tương đối vượt tầm trẻ, cha mẹ cần làm mẫu với lời chỉ dẫn ở mỗi bước rồi sau đó mới chỉ dẫn nhưng không làm mẫu để trẻ tự làm. Ở tuổi nhỏ, những việc như tự rửa tay, rửa mặt, dọn đồ chơi, . . . là những việc giúp trẻ tăng tính tự lập. Với trẻ ở tuổi thiếu niên, cần cho trẻ tham gia và tự làm những việc như nấu ăn, dọn vườn, v.v. . . Trẻ có tính tự lập sẽ tự suy nghĩ, quyết định, và hành động mà không lệ thuộc vào chủ ý của người khác.

Người có tinh thần tự chủ (internal locus of control) tin tưởng vào khả năng tự làm chủ vận mệnh của mình, kiểm soát được những gì xảy ra cho họ trong cuộc đời.

Ngược lại người không có tinh thần tự chủ chỉ tin vào những thế lực hay người ngoài xoay chuyển vận mệnh và cuộc đời của họ. Cha mẹ có thể giúp trẻ xây dựng tinh thần tự chủ bằng cách cho trẻ tham gia những hoạt động mà trẻ có thể kiểm soát và tiên đoán được kết quả, đặc biệt là những hoạt động có ý nghĩa và liên quan đến đời sống trực tiếp của trẻ. Chẳng hạn cha mẹ có thể giúp trẻ mô tả kết quả cuối cùng trước khi làm một công việc nào đó; đến khi hoàn thành cha mẹ có thể cho trẻ thấy kết quả đã xảy ra đúng như tiên đoán và so sánh nó với dự kiến. Những hoạt động này không cần phức tạp, chẳng hạn đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể cho thấy việc mặc quần áo sẽ dẫn đến kết quả có cảm giác ấm áp, từ đó giúp trẻ ý thức được khả năng làm chủ thân thể và nhiệt độ của mình. Khi trẻ hoàn thành công việc, cần chỉ cho trẻ các tiến trình và kỹ năng mà trẻ đã sử dụng để đạt được kết quả đấy.

Họ hàng thân thuộc hay bạn bè của cha mẹ quan trọng không kém gì cha mẹ trong việc giúp trẻ phát triển năng lực và hình thành khả năng vượt khó. Họ có thể

liên hệ yêu thương qua lại giữa những thành viên trong gia tộc hay thân hữu. Cha mẹ có thể cùng trẻ thăm viếng họ hàng, liên lạc bằng điện thoại hay thư tín, và giữ một mối liên hệ lành mạch tích cực và tin tưởng đối với họ.

Vai trò của một lịch trình đều đặn trong ngày và trong tuần của trẻ rất quan trọng và cần được thiết lập cho trẻ càng sớm càng tốt và cố duy trì nó trong suốt gian đoạn phát triển của trẻ. Mặc dù lịch trình này cần linh động để có thể đáp ứng với những tình huống khẩn cấp hay bất ngờ, cha mẹ nên giữ những sinh hoạt đều đặn như cùng chia sẻ bữa cơm gia đình mỗi tối, cùng nhau quét dọn lau chùi nhà cửa mỗi tuần hay tháng, cùng nhau đi ngủ và thức dây đúng giờ. Tất cả những sinh hoạt theo một lịch trình đều đặn như vậy giúp trẻ tự xây dựng một tinh thần kỷ luật tự thân, sự ổn định về cảm xúc và niềm tin, và niềm vui hoạt động tập thể, để từ đó góp phần giúp trẻ xây dựng khả năng vượt khó.

Đối thoại rất cần thiết trong mọi gia đình, đặc biệt là những gia đình đang gặp các tình huống khó khăn căng thẳng. Mọi thành viên trong gia đình cần đối thoại, cả nói và lắng nghe thường xuyên với nhau. Cha mẹ cần khuyến khích trẻ chia sẻ, tâm tình, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và ý tưởng với mình và biết lắng nghe trẻ với thái độ hiểu biết, thông cảm và khích lệ. Khi trẻ được nói và được nghe ngay từ nhỏ, nó sẽ tạo dựng được niềm tin vào cha mẹ và sẵn lòng thảo luận với cha mẹ về những khó khăn mà chúng gặp phải.

Trẻ cần biết nề nếp và giới hạn hợp lý trong khuôn khổ kỷ luật gia đình. Cha mẹ cần đặt ra những giới hạn nhưng phải giải thích cho trẻ rõ và đáp ứng thân tình với những nhu cầu của trẻ. Cần phải bắt đầu kỷ luật trẻ ngay khi trẻ mới tập đi chập chững; phải hợp lý và nhất quán trong cách kỷ luật, thưởng phạt, mọi lúc và mọi nơi.

Trẻ cần một đời sống có lý tưởng, đặc biệt trong những giai đoạn khủng hoảng và căng thẳng của đời người. Những lý tưởng này giúp trẻ tìm được ý nghĩa, mục đích, sự vững chãi, và thái độ tích cực trong cuộc sống. Không nhất thiết trẻ phải đi chùa hay nhà thờ mà trẻ có thể tham gia sinh hoạt với một nhóm bạn cùng lý tưởng hay cùng niềm tin. Niềm tin vào một ý nghĩa cao cả hơn những vất vả lo toan hằng ngày hay những khủng hoảng nhất thời giúp trẻ vượt qua được những nghịch cảnh mang tính giai đoạn khi chúng có một tầm nhìn bao quát và đa dạng hơn.

vượt khó cho trẻ, nhất là khi được áp dụng ngay khi trẻ đang trong tuổi chuyển tiếp từ tiểu học qua trung học. Cha mẹ có thể cho trẻ tập làm việc nhà và có những hứng thú giải trí không nhất thiết bị giới hạn về giới tính. Một bé trai có thể tập nấu ăn và bé gái có thể tập sửa chữa vật dụng trong nhà. Công việc này giúp trẻ có một kỹ năng sống đồng thời có tinh thần trách nhiệm trong gia đình hiện tại lẫn tương lai.

Lao động cũng không kém phần quan trọng trong việc hình thành khả năng vượt khó. Cha mẹ có thể làm gương cho trẻ trong lao động với ý chí, nghị lực và chuyên cần của mình. Những đức tính này sẽ giúp trẻ xây dựng đạo đức lao động, tạo quan hệ tốt với bạn đồng nghiệp, tôn trọng vai trò và chức vụ của mỗi người trong tập thể. Nhiều cha mẹ không nhất thiết có thể biết hết và làm được những gì con cái phải học tập trong trường học hay cơ quan làm việc. Chẳng hạn, một cha mẹ là nông dân có con là học sinh chuyên toán. Nhưng các bậc cha mẹ này vẫn có thể làm gương cho con về đạo đức lao động - đó là thái độ kiên trì không bỏ cuộc, thức khuya dậy sớm để hoàn thành công việc, và thái độ vui vẻ lạc quan ngay cả khi kết quả không như ý muốn.

Bên cạnh hứng thú tiêu khiển/ giải trí và lao động, gia đình cần có những sinh hoạt chung như đi công viên, du lịch, đi Thảo cầm viên, viện bảo tàng, thư viện,. . . Những chuyến đi chung như thế giúp trẻ khám phá được những vai trò và tính cách mới mẻ của cha mẹ, tạo điều kiện cho trẻ phát huy những thế mạnh của mình. Chẳng hạn, những kiến thức về một lĩnh vực nào mà cha mẹ không có, giúp trẻ thấy quan hệ giữa con cái và cha mẹ không chỉ là sai bảo hay làm việc nhà mà còn là những giờ phút thư giãn, cùng học cùng chơi bên nhau.

Cha mẹ cần đối xử với nhau và đối xử với người ngoài gia đình trong tinh thần bình đẳng và tôn trọng. Trẻ lớn lên trong một môi trường bình đẳng và được tôn trọng sẽ nhận biết được chân được giá trị của chính nó và của những người khác, không mặc cảm giới tính, thành phần giai cấp xã hội, hay nghề nghiệp cha mẹ, . . . Trẻ sẽ nhận thức được sự khác biệt cần được nhìn nhận với vẻ đẹp đa dạng và phong phú của đời sống. Trẻ có tinh thần bình đẳng sẽ đối xử với người khác một cách tôn trọng và tôn trọng chính bản thân mình, không mặc cảm tự ti để che dấu bằng vẻ bề ngoài kiêu

nỗi sợ hãi và mặc cảm về khả năng hay thành phần xuất thân của chính mình.

Gia đình muốn trẻ có khả năng vượt khó cũng cần thấy rõ và tôn trọng giá trị của việc học tập và giáo dục. Khi cha mẹ đề cao giá trị của giáo dục cũng như sự thành đạt, thái độ này sẽ gieo vào tâm hồn trẻ niềm vui của nỗ lực học tập, cũng như sự tôn trọng và yêu mến thầy cô. Cha mẹ có thể làm việc này bằng cách đi họp phụ huynh, kiểm tra và giúp trẻ làm bài tập, đưa ra các tiêu chuẩn về học lực, . . . Cha mẹ cũng có thể làm gương bằng cách chính mình đi học thêm hay học lên.

Không trẻ nào sinh ra với khả năng vượt khó sẵn có mà chúng được hình thành qua tương tác với môi trường xung quanh. Newman và Blackburn (undated) đặc biệt nhấn mạnh một gia đình hỗ trợ tốt là yếu tố mạnh mẽ nhất để xây dựng khả năng này.

Gia đình là môi trường đầu tiên mà trẻ tương tác khi chào đời. Vì thế gia đình là trợ duyên đầu tiên và quan trọng đề hình thành tích cách này nơi trẻ.

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 190 - 194)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)