Một số đặc điểm phát triển nổi bật trong giai đoạn tuổi học sinh

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 75 - 79)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN

1.2.3. Đặc điểm tâm lý của học sinh trung học phổ thông

1.2.3.7. Một số đặc điểm phát triển nổi bật trong giai đoạn tuổi học sinh

Thời niên thiếu là giai đoạn chuyển tiếp giữa thời thơ ấu và trưởng thành.

Các nhà phát triển học thường xem thời niên thiếu là giai đoạn căng thẳng và bão tố về tâm lý xã hội, giai đoạn thanh thiếu niên chịu đựng sự dằn xé của ước muốn trở thành người lớn trong khi còn một thời gian dài nữa chúng mới đến giai đoạn này. Nhiều khả năng, ngày nay các nhà phát triển xem thời niên thiếu là một giai đoạn thuận lợi của cơ hội và tăng trưởng, khi hầu hết thanh thiếu niên trải qua giai đoạn này mà không gặp bất kỳ vấn đề hay sự rạn nứt nghiêm trọng nào với cha mẹ. S. Freud đặt tên cho giai đoạn phát triển sinh lý xã hội bắt đầu ở tuổi dậy thì là giai đoạn sinh dục. Trong suốt giai đoạn này, sự phát triển về tình dục đã đạt đến độ trưởng thành, dẫn đến khả năng yêu và làm việc nếu

cá nhân vượt qua giai đoạn này thành công. Bởi vì những người tiên phong trong quá trình phát triển lý thuyết này chỉ quan tâm đến thời thơ ấu nên Freud giải thích rằng giai đoạn sinh dục bao gồm cả tuổi trưởng thành, bên cạnh đó ông còn chỉ ra rằng không có sự khác nhau giữa giai đoạn thanh thiếu niên và trưởng thành. Ngược lại, E. Erikson chú ý rằng mâu thuẫn cơ bản đối mặt với thanh thiếu niên giai đoạn này là cái tôi chứ không phải là cái tôi bối rối/nhầm lẫn cái tôi. Vì thế, nhiệm vụ tâm sinh lý đối với thanh thiếu niên là phát triển đặc tính cá nhân. Để hình thành được cái tôi, thanh thiếu niên phải định nghĩa được vai trò của một cá nhân trong xã hội và kết hợp nhiều khía cạnh nhân cách về một điểm chung nhất. Họ phải vật lộn với những vấn đề như thế khi chọn một công việc, một trường đại học, một hệ thống tôn giáo và đảng chính trị.

Hai nhà nghiên cứu Carol Gilligan và Deborah Tannen đã tìm ra được sự khác nhau trong cách thức mà nam giới và nữ giới đạt được sự công nhận/cái tôi. Gilligan nhấn mạnh rằng nữ giới thích tìm kiếm các mối quan hệ thân mật, trong khi đó nam giới lại đi tìm kiếm sự tự lập và thành công. Deborah Tannen giải thích những khác biệt này, ít nhất là một phần nào đó, do các cách khác nhau mà nam giới và nữ giới hòa nhập vào xã hội.

Sự thay đổi hoóc môn ở tuổi dậy thì ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của thanh thiếu niên. Cùng với sự biến đổi về mặt tình cảm và tình dục, thanh thiếu niên có nhu cầu tìm hiểu về quyền hạn và giá trị xã hội cũng như kiểm tra giới hạn của các mối quan hệ hiện tại. Điều này được thể hiện rõ ở cấp độ gia đình, nơi nhu cầu được tự lập với cha mẹ và anh chị em của thanh thiếu niên có thể gây ra rất nhiều mâu thuẫn và căng thẳng.

Tập tục và đòi hỏi của xã hội trong suốt giai đoạn thanh thiếu niên đã ngăn cản sự tò mò của trẻ vì vậy tính cách của trẻ nhỏ rất mãnh liệt, mặc dù chịu áp lực từ bạn cùng lứa trong việc cố gắng thử những điều mới lạ và cư xử theo những cách nhất định. Thêm vào đó, những ước muốn ngày càng cháy bỏng về trách nhiệm và sự tự lập khỏi cha mẹ cùng với ham muốn tình dục không thể cưỡng lại được của thanh thiếu niên.

TIỂU KẾT

Những yếu tố bảo vệ là những phẩm chất hay hoàn cảnh chuyên biệt cần thiết để tiến trình hình thành khả năng vượt khó được xảy ra. Các điều kiện hay yếu tố, gọi là yếu tố bảo vệ, để hình thành khả năng vượt khó có thể được xếp vào hai loại chính: các yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường. Yếu tố cá nhân còn được gọi là các ưu điểm của cá nhân như sự hiếu học, sức khỏe, v.v. . . trong khi các yếu tố môi trường như trình độ học vấn của cha mẹ. Các yếu tố cá nhân lại có thể chia ra thành 4 lĩnh vực: năng lực xã hội, khả năng giải quyết vấn đề, tính tự chủ, và ý thức mục đích của cuộc sống. Những yếu tố môi trường gồm có các yếu tố thuộc về gia đình, cộng đồng, hay trường học: chẳng hạn sự quan tâm trong các quan hệ, những kỳ vọng tích cực và rõ ràng từ gia đình, nhà trường hay cộng đồng về sự thành công của các em, và cơ hội tham gia, tham gia và đóng góp.

Những yếu tố rủi ro là những yếu tố cản trở sự phát triển và thích ứng một phần hay toàn diện của trẻ. Khái niệm rủi ro được dùng để chỉ những đặc điểm của môi trường thường liên hệ đến sự tăng gia những vấn đề về cảm xúc và hành vị của trẻ như bệnh trầm cảm của mẹ, những biến cố căng thẳng trong cuộc sống, thuộc về sắc dân thiểu số, và thu nhập thấp. Hoàn cảnh gia đình là một trong những rủi ro được nghiên cứu nhiều nhất trong các cuộc khảo sát mang tính nhân khẩu xã hội.

Yếu tố nghèo đói trong gia đình còn thể hiện và tác động một cách toàn diện hơn đối với đời sống của trẻ. Nghiên cứu cho thấy trẻ em trong các gia đình nghèo khó không có hoặc ít có các điều kiện kích thích hay hỗ trợ việc học tập so sánh với trẻ em trong các gia đình khá giả hơn.

Khái niệm vượt khó được dựa trên cơ sở: nghịch cảnh và sự thích ứng tích cực. Do đó, vượt khó là một tiến trình năng động bao gồm khả năng thích ứng tích cực trong nghịch cảnh. Định nghĩa này bao gồm hai điều kiện quan trọng: (a) gặp phải những đe dọa hay nghịch cảnh nghiệt ngã; và (b) những thành tựu trong khả năng thích ứng tích cực bất chấp những khó khan nghiêm trọng đến tiến trình phát triển. Khả năng vượt khó mang tính phổ quát, và phát triển của mỗi người. Khả năng phát triển tự nhiên này cần một môi trường bảo bọc mà ở đó trẻ em có thể đáp

ứng được những nhu cầu tâm lý bản sinh như tính liên đới, cảm thấy có năng lực, độc lập tự chủ, và an toàn. Tất cả các yếu tố này sẽ tạo cho trẻ một niềm hy vọng vào chính mình và đời sống của mình

Trong công tác giáo dục học sinh THPT, cần chú ý đến ảnh hưởng của nhóm, hội tự phát ngoài nhà trường. Nhà trường không thể quán xuyến toàn bộ cuộc sống của thế hệ đang trưởng thành. Hơn nữa học sinh THPT còn bị ảnh hưởng rất mạnh từ những nhóm được kết bạn trên mạng xã hội. Những nhóm tự phát có những đặc điểm riêng. Để tránh được những hậu quả xấu của nhóm tự phát thì cần tổ chức chọ học sinh THPT tham gia sinh hoạt trong những nhóm chính thống (nhóm chính thức) thật phong phú, sinh động... khiến cho các hoạt động đó phát huy được tính tích cực của thanh niên mới lớn. Vì vậy, tổ chức Đoàn và Hội thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)