Khái niệm khả năng vượt khó

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 43 - 49)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN

1.2.2. Hình thành khả năng vượt khó

1.2.2.1. Khái niệm khả năng vượt khó

Lịch sử phát triển của khá niệm vượt khó cho thấy các định nghĩa cũ mang tính toàn diện và tuyệt đối đã được thay thế dần bởi những những định nghĩa mang tính cụ thể, linh động và tương đối hơn. Quan điểm xem những khả năng này như ngoại lệ cũng đã thay đổi thành quan điểm cho khả năng vượt khó là những tiến

trình phát triển mang tính tự điều chỉnh và phổ quát trong mọi trẻ em (Pianta &

Walsh, 1998).

Trong giai đoạn đầu của lịch sử nghiên cứu khả năng này, một số tác giả đã dùng danh từ “bất khả xâm hại” (invulnerable) để chỉ khả năng thành công của trẻ dù phải đối đầu với những nghịch cảnh (Anthony, 1974). Từ này không chính xác vì nó mang tính tĩnh tại, cho rằng khả năng vượt nghịch cảnh là tuyệt đối và bất biến (Luthar, Cicchetti, và Becker, 2000). Các nghiên cứu sau đó cho thấy vượt khó là một tiến trình phát triển mà trong đó những mối hiểm nguy mới cũng như những năng lực mới luôn xuất hiện khi hoàn cảnh sống thay đối (Masten & Garmezy, 1985; Werner & Smith, 1982). Masten (2001) xem hiện tượng này là “sự mầu nhiệm bình thường” (ordinary magic) và cho rằng khả năng vượt khó là một sự kiện phổ quát và bình thường chứ không phải là một thiên phú của một số trẻ em may mắn hay đặc biệt. Vì vậy, từ “vượt khó” diễn tả chính xác hơn tính chất của khả năng này và nó cũng bao gồm luôn khái niệm “bất khả xâm hại” được dùng trước kia.

Trong những nghiên cứu khoa học xã hội, nhiều định nghĩa về vượt khó đã đề ra tùy theo hoàn cảnh lịch sử và văn hóa xã hội, những xu hướng khái niệm hóa của tác giả, và mẫu của tập thể được nghiên cứu (Fletcher, 2013). Có nhiều định nghĩa về khả năng vượt khó: Theo Rutter (1987, p.316) khả năng vượt khó là

“những yếu tố nhằm sửa chữa, giảm thiểu, hay thay đổi phản ứng của một người đối với những nghịch cảnh có khả năng dẫn đến những hậu quả thích nghi tiêu cực.”

Masten, Best, và Garmezy (1990, p426) cho rằng khả năng vượt khó là “tiến trình, khả năng, hay kết quả của việc thích ứng thành công bất chấp những hoàn cảnh đe dọa hay thách đố.” Sau đó Masten (2001, p. 228) định nghĩa lại khả năng vượt khó là “một loại hiện tượng mang đặc tính có kết quả tích cực mặc dù sự phát triển hay thích ứng gặp nhiều đe dọa.” Connor và Davidson (2003, p. 76) thì cho rằng khả năng vượt khó là “những đặc tính cá nhân tạo cho người đó có khả năng phát triển khi gặp khó khăn.” Bonnano (2004, pp. 20-21) cung cấp một định nghĩa khá dài:

“khả năng vượt khó là khả năng của một người trưởng thành có thể duy trì một hoạt

động tâm sinh lý tương đối ổn định và khỏe mạnh, cũng như khả năng tạo kinh nghiệm và tình cảm tích cực, trong hoàn cảnh khác thường phải đối phó với một biến cố đặc thù có khả năng làm rối loạn (tiến trình phát triển), chẳng hạn cái chết của một mối quan hệ gần gũi, một tình trạng bạo động hay đe dọa tính mạng.” Theo Agaibi và Wilson (2005 p. 197) khả năng vượt khó là “một tập hợp phức tạp của những xu hướng hành vi.” Theo Lee và Cranford (2008, p. 213) nó lại là “khả năng của cá nhân thích ứng thành công với những nguy cơ, khó khăn hay thay đổi quan trọng.” Gần đây nhất, Leipold và Greve (2009, p. 41) cho rằng khả năng vượt khó là

“sự ổn định hay phục hồi nhanh chóng (thậm chí lớn mạnh) của cá nhân trước những điều kiện khó khăn trầm trọng.”

Như đã thấy qua các định nghĩa trên, khái niệm vượt khó đã được định nghĩa khác nhau, khi thì như một đặc tính, khi thì là một tiến trình, hay khi như một kết quả. Khả năng vượt khó được xem như một đặc tính khi nó được xem như là một cá tính đặc thù tự thân của một cá nhân như trong định nghĩa của Rutter (1987), Connor và Davidson (2003), Bonnano (2004), Agaibi và Wilson (2005), hay Lee và Cranford (2008). Vượt khó còn được định nghĩa là một tiến trình với Masten, Best, và Garmezy (1990). Và cuối cùng vượt khó được xem như một thành quả khi nhà nghiên cứu chỉ chú ý nhấn mạnh đến kết quả cuối cùng như trong trường hợp của Masten (2001) hay của Leipold và Greve (2009).

Sự khác biệt giữa các định nghĩa đã khiến việc nghiên cứu về khả năng vượt khó gặp nhiều khó khăn vì mỗi định nghĩa sẽ đem lại cho nhà nghiên cứu những phạm trù lý thuyết mang tính quyết định đối với tính chất, định hướng và cả sự trung thực trong việc nghiên cứu (Fletcher & Sarkar, 2013). Tuy vậy các định nghĩa trên đều dựa trên hai khái niệm cơ bản: nghịch cảnh và sự thích ứng tích cực.

Đây là 2 yếu tố chính trong dịnh nghĩa của Luthar, Ciccheti, và Becker (2000) về khái niệm “vượt khó”: “một tiến trình năng động bao gồm khả năng thích ứng tích cực trong nghịch cảnh” Định nghĩa này bao gồm hai điều kiện quan trọng: (a) gặp phải những đe dọa hay nghịch cảnh nghiệt ngã; và (b) những thành tựu trong khả năng thích ứng tích cực bất chấp những khó khan nghiêm trọng đến tiến trình phát

triển ((Garmezy, 1990; Luthar & Zigler, 1991; Masten, Best, & Garmezy, 1990;

Rutter, 1990; Werner & Smith, 1982,1992).

Về từ “nghịch cảnh,” Luthar và Cicchetti (2002) cho rằng nghịch cảnh bao gồm những hoàn cảnh sống tiêu cực mà theo thống kê có ảnh hưởng bất lợi đến khả năng thích ứng. Định nghĩa này mang tính tùy thuộc vào một điều kiện khác (threshold-dependent), trong trường hợp này là chỉ số thống kê, và do đó gần với khái niệm nguy cơ hơn. Trong khi đó những nhà nghiên cứu khác lại định nghĩa nghịch cảnh là bất cứ sự gian lao và đau khổ nào có liên quan đến khó khăn, bất hạnh, hay chấn thương tâm lý. Những định nghĩa của nghịch cảnh thường liên hệ những hoàn cảnh tiêu cực bất lợi với những hậu quả tiêu cực. Chúng tập trung vào những yếu tố mang tính tiên đoán về sự mất quân bình trong khả năng thích ứng và mang ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên càng ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy nghịch cảnh trong khái niệm vượt khó bao gồm cả những căng thẳng trong đời sống hàng ngày. Như Davis, Luecken và Lemery-Chalfant (2009) đã nhận xét, đối với hầu hết chúng ta những nghịch cảnh gặp phải không bao gồm những thảm họa lớn nhưng phần nhiều là những căng thẳng và trở ngại tồn tại trong đời sống hàng ngày của mọi người.

Thật sự trong cuộc sống, con người phải đối phó với những khó khăn ở các dạng và mức độ khác nhau, từ những khó chịu phiền toái trong đời sống hàng ngày đến những thảm họa hay thiên tai. Bonnano và Mancini (2008) cho rằng mỗi người đều có thể gặp phải một biến cố gây chấn thương tâm lý trong đời. Tuy nhiên những không phải ai cũng có những phản ứng tâm sinh lý tương tự như nhau khi cùng đối diện với cùng một nghịch cảnh. Trong khi có nhiều người không chịu nổi ngay cả những phiền toái của đời sống hàng ngày (DeLongis, Coyne, Dakof, Folkman, & Lazarus, 1982) thì một số khác lại có phản ứng tích cực đối với những biến cố khó khăn nhất (Bonnanno, 2004).

Khái niêm thứ hai của vượt khó, “khả năng thích ứng tích cực” được định nghĩa theo Luthar và Cicchetti (2000, tr. 858) là “năng lực xã hội biểu hiện qua hành vi và sự thành công trong việc đáp ứng những trách vụ quan trọng trong mỗi

giai đoạn phát triển” hay định nghĩa theo Masten và Obradovic (2006, tr.15) là những “triệu chứng liên quan đến sự khỏe mạnh nội tại.” Những chỉ dấu của khả năng thích ứng tích cưc phải được biểu hiện phù hợp với những nghịch cảnh được xem xét trong phạm trù giám định và những tiêu chí nghiêm nhặt. Về phạm trù giám định, khả năng vượt khó phải nằm trong giói hạn của đối tượng nghiên cứu.

Thí dụ, nghiên cứu về trẻ vượt khó phạm trù giám định sẽ là sự thành công trong học tập hay là sức khỏ tinh thần. Về tiêu chí, tính chất của nghịch cảnh sẽ quyết định một cá nhân cần biểu hiện năng lực trung bình hay xuất sắc. Cụ thể, biểu hiện của năng lực thích ứng tích cực phải được thể hiện qua sự vắng bóng của những triệu chứng hay chẩn đoán bệnh tinh thần hơn chỉ là những bằng chứng về hoạt động xuất sắc.

Một yếu tố không kém phần quan trọng khi đánh giá khả năng thích ứng tích cực là phương pháp tiếp cận vấn đề. Ungar và Liebenberg (2011) cho rằng hiện nay hầu hết các định nghĩa về khả năng thích ứng tích cực thường chỉ nhấn mạnh đến cá nhân và những kỹ năng liên quan như kết quả học tập tốt hay mối liên hệ lành mạnh. Phuong pháp tiếp cận này đã bỏ qua các yếu tố văn hóa, cụ thể là các khối cư dân đã có những định nghĩa về vượt khó khác nhau và biểu hiện trong các tập tục khác nhau. Ungar và đồng sự đề nghị phải hiểu khả năng thích ứng tích cực trong tương quan với khung văn hóa mà từ đó năng lực này xuất hiện, một phương pháp tiếp cận mang tính sinh thái.

Khả năng vượt khó mang tính phổ quát, và phát triển của mỗi người. Khả năng phát triển tự nhiên này cần một môi trường bảo bọc mà ở đó trẻ em có thể đáp ứng được những nhu cầu tâm lý bản sinh như tính liên đới, cảm thấy có năng lực, độc lập tự chủ, và an toàn. Tất cả các yếu tố này sẽ tạo cho trẻ một niềm hy vọng vào chính mình và đời sống của mình. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những yếu tố thuộc về môi trường hoặc thúc đẩy hoặc ngăn cản sự phát triển khả năng vượt khó. Mối đe dọa lớ nhất cho trẻ em là những nghịch cảnh làm suy yếu hệ thống bảo vệ sự phát triển của con người (Masten & Reed, 2002).

Theo Ballenger-Browning và Johnson (2010), khả năng vượt khó đôi khi được định nghĩa như một tiến trình tâm lý phát triển để đáp ứng với những căng thẳng trong đời sống và tạo điều kiện cho sự hoạt động khỏe mạnh của trẻ. Khả năng vượt khó có khi được định nghĩa như là sự vắng mặt của các triệu chứng bệnh lý sau một chấn thương tâm lý (Bonanno, Galea, Bucciarelli, và Vlahov, 2006), hay việc duy trì khả năng hoạt động trong những giai đoạn thách đố về tâm sinh lý hay duy trì một cái nhìn tích cực cho dù đã trải qua những khó khăn nghiêm trọng (Luthar, Cicchetti, và Becker, 2000). Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người khi gặp phải các yếu tố căng thẳng đều không nhất thiết phải phát sinh các bệnh chứng liên quan đến căng thẳng. (Bonanno, 2004). Vì vậy từ vượt khó thường bị hiểu lầm và bất cứ hành vi hay yếu tố nào trong môi trường có thể tăng gia sức khỏe để bị cho là những yếu tố bảo vệ khả năng vượt khó.

Rutter (2012) cũng có nhận xét tương tự khi nói về hai thái cực trong việc định nghĩa khái niệm vượt khó. Một mặt là chủ trương hạ thấp tính chất quan trọng của những rối loạn tâm thần để tập trung vào các mức độ hạnh phúc vui vẻ khác nhau của quần chúng, và ví thế đã hạ thấp tính chất quan trọng của khả năng vượt khó trong các nghịch cảnh và căng thẳng nghiêm trọng. Điều này đã dẫn tới việc nhân diện những yếu tố bảo về và nguy cơ có tính vụn vặt và ít có giá trị như cho rằng gia đình hòa thuận là yếu tố bảo vệ và gia đình xung khắc là yếu tố nguy cơ.

Một mặt khác một số lại chủ trương nó đòi hỏi những khả năng hoạt động siêu việt, thay vì khả năng hoạt động tương đối tốt hơn khi so sánh với những người khác cũng gặp những nghịch cảnh ở mức độ tương tự.

Nhận diện những thành phần chính trong khả năng vượt khó, Ballenger- Browning và Johnson (2010) cho biết các nhà nghiên cứu cho khả năng vượt khó có ba phần chính: phẩm chất, tiến trình và bẩm sinh. Phẩm chất vượt khó đo lường những phẩm chất tâm lý-xã hội của những cá nhân có khả năng này. Tiến trình vượt khó mô tả làm thế nào một cá nhân có thể thích ứng với một biến cố chấn thương. Các yếu tố vượt khó bẩm sinh bao gồm việc nhận diện những những yếu tố mang tính động lực ảnh hưởng đến phản ứng của cá nhân đó. Tương tự, trong nỗ

lực tổng hợp những phát hiện chủ yếu của các nghiên cứu, Bernard (2004;p.4) đã đưa ra một khung khái niệm bao hàm các điều kiện của khả năng vượt khó

 Vượt khó là một khả năng mọi thanh thiếu niên đều có để phát triển khỏe mạnh và học hành thành công.

 Một số điểm mạnh cá nhân có liên hệ với sự phát triển khỏe mạnh và học hành thành công.

 Một số đặc tính của gia đình, nhà trường, và cộng đồng có liên hệ đến sự hình thành các điểm mạnh của cá nhân, và từ đó dẫn đến sự phát triển khỏe mạnh và học hành thành công.

 Thay đổi định hướng đời sống của trẻ em và thanh thiếu niên từ các nguy cơ đến khả năng vượt khó phải bắt đầu bằng việc thay đổi những quan niệm của người lớn trong gia đình, nhà trường và cộng đồng của các em.

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)