CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ
1. Nhóm giải pháp 1: Xây dựng khả năng vượt khó của học sinh THPT
1.3. Giải pháp xây dựng khả năng vượt khó: Mô hình 7 chữ C
Mô hình 7 chữ C (Competence, Confidence, Character, Connection, Contribution, Coping, Control). Mô hình này gồm có: tạo điều kiện cho thanh thiếu niên phát triển năng lực (competence), xây dựng tự tin (confidence), quan hệ thân thiết với mọi người (connection), có tính cách trung thực và hiểu biết đúng sai (character), cống hiến đóng góp cho sự an sinh của mọi người (contribution), có những chiến lược thích ứng đối phó với áp lực (coping), và kiểm soát bản thân (control) (Ginsburg và Jablow, 2011).
phải được hình thành từ kinh nghiệm thực sự của trẻ chứ không phải chỉ là những ấn tượng mơ hồ về một khả năng nào đó của bản thân. Trẻ sẽ không hình thành năng lực nếu không hình thành những kỹ năng cần thiết để có thể đối diện với những tình huống khó khăn, chọn lựa hành động có trách nhiệm, và tin tưởng vào khả năng phán đoán của chính mình.
Người lớn sẽ giúp trẻ hình thành năng lực nếu giúp trẻ xây dựng những kỹ năng dựa trên ưu điểm của chúng; chú ý vào ưu điểm thay vì khuyết điểm; phê bình khuyết điểm một cách cụ thể thay vì võ đoán và tổng quát; tập trung giúp trẻ xây dựng những kỹ năng giúp chúng thành công trong cuộc sống; tạo sức mạnh cho trẻ tự phán đoán và quyết định thay vì cung cấp thông tin vượt tầm của trẻ; rộng lượng để trẻ phạm sai lầm có điều kiện tự học tự sửa chứ không tìm cách bảo bọc trẻ; bảo vệ trẻ nhưng không làm trẻ thấy bất lực; và nhận diện năng lực đích thực của mỗi trẻ thay vì so sánh để khen chê.
Tự tín: Là niềm tin vững chắc vào khả năng của bản thân; kết quả năng lực của mình trong những tình huống đã trải nghiệm chứ không phải một cảm giác chung chung phát xuất từ sự khen tặng tán tụng của những người xung quanh. Trẻ có năng lực và biết chúng được bảo vệ an toàn sẽ hình thành sự an tâm và tự tín đối phó với mọi nghịch cảnh. Khi trẻ được giúp nhận diện những lĩnh vực mà chúng có năng lực, chúng sẽ sinh ra lòng tự tin để chấp nhận những hoàn cảnh mới lạ và tin tưởng vào quyết định chọn lựa của mình.
Người lớn có thể giúp trẻ xây dựng lòng tự tin nếu giúp được trẻ nhận ra những ưu điểm của mình; trẻ được khuyến khích và kỳ vọng vào những phẩm chất tốt đẹp như công bằng, trung thực, kiên trì, và tử tế; nhận diện được những kế hoạch và hành động hiệu quả; tin tưởng vào khả năng tự xoay sở của mình, được khen ngợi một cách thành thật khi không bảo mà vẫn rộng lượng và tử tế; không bị áp lực quá mức và sau đó bị trừng phạt khi không đạt được những mục tiêu quá khó khăn; được tán thưởng khả năng làm đúng hơn là chỉ trích hành động làm sai; và không bị chế giễu, mỉa mai, hay nhục mạ.
Quan hệ: Trẻ có quan hệ gắn bó với gia đình, bạn bè, trường lớp và hàng xóm sẽ có cảm giác an toàn để từ đó tự trẻ sẽ xây dựng cho mình những giá trị vững chắc
quan hệ xã hội khác sẽ giúp trẻ cảm thấy mình là một thành viên của cộng đồng, của thế giới bên ngoài.
Người lớn có thể giúp trẻ xây dựng các mối quan hệ gắn bó này khi giúp trẻ tự đánh giá lại gia đình như một nơi bảo đảm an toàn thể xác và tinh thần cũng là nơi thương yêu và đùm bọc. Khi hiểu được những khó khăn do trẻ gây ra trong gia đình là hành trình thử nghiệm sự độc lập của trẻ; khi chấp nhận và cảm thông những cảm xúc đa dạng của trẻ, dạy cho trẻ việc tìm kiếm sự nương tựa tinh thần khi khó khăn là điều tự nhiên có ích; cố gắng giải quyết những xung đột trong gia đình để bảo đảm sự an toàn của trẻ;, tạo điều kiện cho các sinh hoạt ở gia đình trong tinh thần tập thể; giúp cho trẻ hãnh diện về nguồn gốc văn hóa vùng miền của gia đình; và tạo điều kiện cho trẻ tạo dựng những mối quan hệ lành mạnh ngoài gia đình.
Tính cách: Trẻ cần ý thức được cái đúng, cái sai để bảo đảm có thể đưa ra quyết định khôn ngoan, đóng góp cho xã hội, và trở thành một người trưởng thành và vững vàng. Điều này cũng giúp trẻ củng cố lòng tự tin và biết được những giá trị của mình để kiên định với những giá trị riêng của bản thân nhưng đồng thời biết tôn trọng và quan tâm đến người khác.
Người lớn có thể giúp trẻ xây dựng tính cách khi dạy trẻ biết được những ảnh hưởng do hành vi của chúng gây ra cho những người xung quanh; trẻ biết tự nhận diện tính cách của mình, tự xây dựng những giá trị tích cực, cân nhắc đúng sai thay vì hành động theo cảm tính ích kỷ, thấy được tầm quan trọng của việc quan tâm đến người khác, xây dựng tín ngưỡng tâm linh, tránh những quan điểm hay thái độ mang thành kiến kỳ thị phân biệt, và cân nhắc nhu cầu của người khác khi quyết định về cách hành xử của mình.
Cống hiến: Trẻ cần hiểu thế giới này tốt đẹp hơn là vì chúng là một thành viên trong thế giới đó. Giá trị của việc cống hiến cho xã hội giúp trẻ có ý thức về mục đích của cuộc sống, khiến trẻ có cảm giác được động viên. Từ đó trẻ có thể lựa chọn và hành động cải thiện thế giới, đồng thời ta8g cường được năng lực, tính cách và quan hệ xã hội của chúng. Khi trẻ có được những đóng góp cho cộng đồng thì chúng sẽ nhận được sự tôn trọng và tri ân. Ngược lại, trẻ sẽ gặp phải thái độ coi thường mà tuổi trẻ hay gặp phải từ những người lớn tuổi.
biết một cách phù hợp với mức độ phát triển của chúng về sự bất bình đẳng trong tình cảm thương yêu, kính trọng, giàu nghèo, tự do, nhân quyền, an ninh, . . . đang tồn tại trong xã hội và trên thế giới; người lớn dạy cho trẻ về sự công bằng, dạy trẻ tinh thần phục vụ, làm gương nhân ái khoan dung rộng lượng; người lớn tin trẻ có khả năng cải thiện thế giới, tạo điều kiện cho trẻ đóng góp để thay đổi hoàn cảnh môi trường, và hướng dẫn trẻ noi gương cũng như tiếp cận với những người lớn đã có cống hiến cho xã hội.
Ứng phó: Trẻ học được nhiều cách ứng phó với những khó khăn một cách có hiệu quả sẽ có khả năng vượt qua được những nghịch cảnh trong cuộc sống và tránh được những hành vi lệch chuẩn sau này.
Người lớn có thể giúp trẻ xây dựng nhiều biện pháp ứng phó và giảm căng thẳng bằng cách giúp trẻ hiểu được sự khác biệt về mức độ khẩn cấp hay nghiêm trọng của những tình huống khác nhau; làm gương cho trẻ với những động thái tích cực giải quyết các tình huống; cho trẻ chơi đùa dùng trí tưởng tượng để giải quyết vấn đề của mình; hướng dẫn trẻ phát triển khả năng ứng phó tích cực; giúp trẻ hiểu một số hành vi phá phách mạo hiểm của trẻ chỉ là cách thức tiêu cực để giảm căng thẳng và đau khổ; làm mẫu cho trẻ thấy cách giải quyết vấn đề từng bước một cách khôn ngoan bình tĩnh thay vì hành động do xung động cảm tính; cho trẻ thấy không nhất thiết phải cầu toàn muốn giải quyết mọi vấn đề; dạy trẻ quan tâm chăm sóc thân thể và tinh thần bằng thể dục, dinh dưỡng, ngủ nghỉ, thư giãn; khuyến khích trẻ biểu hiện sự sáng tạo;
tạo một không khi gia đình và khuyến khích lắng nghe; trình bày và chia sẻ một cách an toàn thoải mái và có hiệu quả.
Kiểm soát: Khi trẻ biết rằng chúng có thể kiểm soát được hoàn cảnh bằng hành động của mình thay vì hoàn toàn phó mặc cho tình huống đưa đẩy, chúng sẽ có khả năng tự phục hồi và vượt qua nghịch cảnh. Nếu cha mẹ quyết định hết mọi việc thay cho trẻ, trẻ sẽ thấy mọi chuyện ngoài tầm tay của chúng từ đó dẫn đến thái độ bi quan và thụ động. Chúng sẽ thấy mọi cố gắng tác động vào hoàn cảnh đều vô ích và không hiệu quả. Trẻ có khả năng vượt khó biết chúng có thể quyết định được kết quả bằng sự chọn lựa và bằng hành động của chính mình
chúng thấy các biến cố trong cuộc sống không xảy ra ngẫu nhiên nhưng là kết quả của sự chọn lựa và hành động của con người; giúp trẻ hoạch định tương lai nhưng hành động từng bước; giúp trẻ nhận diện và hãnh diện ở mỗi bước thành công; hiểu được không ai có thể kiểm soát mọi hoàn cảnh nhưng có thể tác động để có kết quả tích cực bằng hành động tích cực và chủ động, kỷ luật trẻ dựa trên nguyên lý nhân quả để trẻ hiểu được hành động xấu của chúng tạo ra những hậu quả tiêu cực, và khen thưởng những hành động mang tính trách nhiệm của trẻ.
Những biện pháp đề nghị về việc xây dựng khả năng vượt khó của trẻ cũng có thể xếp vào hai môi trường quan trọng của trẻ ở lứa tuổi đang phát triển là gia đình và học đường.