Nhóm giải pháp xây dựng môi trường học đường

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 194 - 198)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ

3. Nhóm giải pháp xây dựng môi trường học đường

Sau gia đình, học đường là mái nhà thứ hai của trẻ trong suốt 12 năm từ tiểu học đến năm cuối trung học phổ thông. Nó có thể xây dựng hay kìm hãm việc xây dựng tính cách vượt khó của trẻ.

Bickart và Wolin (1997) đã đề ra một mô hình xây dựng khả năng vượt khó cho trẻ ở bậc tiểu học gồm việc tao điều kiện cho trẻ tham gia vào việc tự đánh giá bài làm của mình dựa trên những tiêu chuẩn và mục tiêu tự đặt ra, sinh hoạt nhóm và làm việc tập thể, tham gia các buổi học động não giải quyết vấn đề, có dịp tự quyết định về những sinh hoạt trong lớp, cảm thấy gắn bó với lớp học được tổ chức như một cộng đồng thu nhỏ, và đóng vai trò chủ động trong việc đặt ra nội quy cho sinh hoạt trong lớp.

Tương tự như trách nhiệm của cha mẹ trong việc giúp phát triển trí tuệ của trẻ, nhà trường, đặc biệt là giáo viên cũng có trách nhiệm trong lĩnh vực này. Ở tuổi mẫu giáo, trẻ cần được dạy đọc, tự tay làm các thí nghiệm khoa học hay toán học, và thực tập sử dụng ngôn ngữ ngày cảng tinh tế và phức tạp. Giáo viên có thể cho trẻ chơi các trò chơi phát triển trí nhớ, khả năng phân loại, hay nhận diện mẫu trình tự. Trẻ đến tuổi này vẫn thích được nghe đọc sách, nhưng cũng đã có thể tự đọc hay đọc cho bạn

Lắng nghe thầy cô thuyết trình giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và hùng biện.

Nhớ một một đồ vật nằm ở đâu; hay xếp nhóm đồ vật theo kích cỡ, hình dáng, màu sắc hay chức năng là những hoạt động giúp trẻ phát triển trí tuệ. Những trò chơi giúp phát triển trí nhớ, chiến lược, hoạch định, hay phân loại đều giúp trẻ phát triển trí năng.

Tiêu chuẩn học tập cao cũng là một yếu tố bảo vệ tối quan trọng cho trẻ cả trong hoàn cảnh thuận lợi hay khó khăn. Không vì trẻ xuất thân từ gia cảnh khó khăn mà hạ thấp tiêu chuẩn đối với chúng. Trái lại, phải giữ tiêu chuẩn ở mức cao nhưng tạo điều kiện hỗ trợ học tập để chúng có thể đạt được những tiêu chuẩn này, như dạy kèm, hướng dẫn, tham vấn tâm lý,. . . Giáo viên cũng phải biết điểu chỉnh phương pháp sư phạm để đáp ứng tính đa dạng trong trình độ, kiến thức và cách học của học sinh trong lớp.

Trong nhà trường, nội dung của sách giáo khoa cần thể hiện được sự tôn trọng khác biệt của trẻ không chỉ từ thành phần xuất thân, bối cảnh gia đình mà còn bao gồm cả cách trẻ học tập là điều cần thiết để giúp trẻ hình thành khả năng vượt khó.

Sách giáo khoa như vậy cần được soạn thảo theo chủ đề, mang tính thực nghiệm, thách thức năng lực học sinh, tính toàn diện và sự bao dung. Đặc biệt, cần bao gồm nhiều cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề của các nền văn hóa và tập thể khác nhau.

Phương pháp giảng dạy trong lớp cũng cần chú tâm đến nhiều phương pháp học tập khác nhau của từng cá nhân; xây dựng trên ưu điểm, kinh nghiệm, và sự quan tâm của học sinh; tạo điều kiện cho học sinh đối thoại, tham gia tích cực, suy nghĩ và tự kiểm tra vấn đề một cách hợp lý. Việc học nhóm cần bao gồm các thành viên đa dạng trong nhóm, xây dựng tinh thần đồng đội tập thể, chia xẻ trách nhiệm trong hợp tác, và phương pháp tổ chức phân công phân nhiệm hợp lý. Điều cuối cùng là việc đánh giá kiểm tra học lực của học sinh cần chú tâm vào sự thông minh đa dạng khác nhau của mỗi học sinh, sử dụng phương pháp đánh giá thực tiễn, và nuôi dưỡng tinh thần tự kiểm tra, tự nhận xét.

Nhà trường cần hỗ trợ gia đình của học sinh bằng cách tạo điều kiện cho cha mẹ của trẻ có được thông tin đầy đủ về nhà trường và tham gia vào những buổi sinh hoạt hội họp của trường. Cần có những chương trình hướng dẫn cha mẹ cách dạy dỗ

với các phụ huynh gặp hoàn cảnh khó khăn, nhà trường cần tạo điều kiện trong việc giúp cha mẹ tham gia các hoạt động sinh hoạt tại trường bằng cách họp ngoài giờ làm việc, cung cấp người giữ trẻ, cung cấp phương tiện di chuyển, hay tổ chức họp ở một địa điểm ngay trung tâm cộng đồng.

Nếu trong gia đình cha mẹ đóng vai trò quan trọng trực tiếp đối với con cái, thì trong nhà trường giáo viên có vai trò tương tự đối với học sinh trong việc phát triển khả năng vượt khó. Ngoài những tiêu chuẩn cao trong học tập áp dụng đồng đều với học sinh trong lớp, giáo viên cần thưởng phạt cụ thể và nhất quán với ý kiến đóng góp để trẻ ý thức về những gì chúng đã làm, hậu quả hay kết quả của nó, và lý do khen thưởng hay xử phạt. Cách thầy cô quản lý lớp học cũng cực kỳ quan trọng. Giáo viên cần bắt đầu đúng giờ, tương tác với học sinh đồng đều và công bằng, bày tỏ nhiệt tình trong khi giảng dạy, làm mẫu cho trẻ phát triển khả năng tư duy như phân tích tổng hợp hay đánh giá, cho trẻ thời gian suy nghĩ và trả lời, góp ý phản hồi ngay để trẻ có thể học hỏi,.. . .Giáo viên còn là người mà trẻ có thể tâm sự khi trẻ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, không có người thân để nương tựa và chia sẻ. Tương tự, giáo viên còn là người hướng dẫn tinh thần và là hình mẫu xã hội khi trẻ không có người lớn nào trong gia đình có thể đóng vai trò đó. Giáo viên cũng tạo điều kiện cho trẻ xây dựng các đức tính đã kể trên, như độc lập, tự chủ, công hiến, v.v. . . qua các sinh hoạt chính khóa và ngoại khóa trong lớp và trong trường.

Bạn bè trong trường lớp có thể giúp trẻ hình thành khả năng vượt khó nếu chúng quan tâm và chăm sóc đến nhau, cùng nhau học hành và vui chơi một cách có chừng mực, chung vui với những thành công của nhau, động viên khuyến khích khi bạn thất bại, đối xử với nhau trong tinh thần bình đẳng, và tôn trọng sự đa dạng trong hoàn cảnh xuất thân, tính cách và học lực của nhau.

Khả năng giao tiếp trong xã hội rất quan trọng trong việc hình thành khả năng vượt khó. Nhà trường có thể xây dựng khả năng này bằng cách tạo dựng một môi trường thân ái trong đó mọi đứa trẻ khác nhau đều được chấp nhận và tôn trọng, đặc biệt kể cả trẻ khuyết tật hay đồng tính. Khả năng giao tiếp có thể được tập cho trẻ ngay từ nhỏ bằng cách cho trẻ tham gia nhiều sinh hoạt và gặp gỡ nhiều người ở nhiều môi trường khác nhau; chẳng hạn như mời khách đến nói chuyện trong lớp hay

không chỉ giúp trẻ biết cách giao tiếp với nhiều người ở các môi trường khác nhau mà còn giúp trẻ có khuynh hướng xã hội và nhạy cảm với cảm xúc của người khác.

Những hành động mang tính xã hội như chia xẻ hay nói thật cần được người lớn làm gương và khen thưởng khi trẻ làm được.

Không khí chung của trường học cũng là một yếu tố bảo vệ nếu nó mang tính hỗ trợ, đoàn kết, không phân biệt, không cạnh tranh đấu đá. Trong mỗi lớp giáo viên có thể tạo ra không khí thân thiết, đồng tâm và bình đẳng qua cách đối xử của mình với học trò và khuyến khích cách cư xử tích cực giữa những học trò với nhau. Trong trường, trẻ cần sống trong bầu không khí tích cực học tập, tôn trọng, kỷ luật và biết kiềm chế bản thân. Những sinh hoạt và chương trình huấn luyện toàn trường giúp trẻ xây dựng những kỹ năng sống và giải quyết vấn đề cũng như xây dựng lòng tự tin cần được tổ chức thường xuyên.

Những sinh hoạt ngoại khóa nhằm phát huy kỹ năng học tập, tổ chức, lãnh đạo, xã hội và điều tiết cảm xúc sẽ giúp trẻ có tinh thần trách nhiệm, khả năng giải quyết vấn đề, tự tin vào năng lực của mình, và ý thức về một bản ngã chủ động có khả năng thay đổi môi trường chung quanh mình. Trẻ sẽ được củng cố niềm tin vào giá trị của chính mình qua những hoạt động có ý nghĩa trong tinh thần phục vụ không chỉ bạn bè thầy cô mà cả cộng đồng nơi em sinh sống hay học hành.

Vấn đề kỷ luật trong nhà trường không thuần túy chỉ là công cụ để giữ trật tự trong trường mà ý nghĩa chính là để chuẩn bị cuộc sống của trẻ sau này trong xã hội.

Kỷ luật ở mức cao nhất là ý thức tự nguyện vì lợi ích công cộng, vì tinh thần vị tha và nhu cầu xây dựng một xã hôi lành mạnh tiến tới một môi trường sống tích cực cho mình và cho người. Vì vậy, phương pháp kỷ luật trong nhà trường cần đánh thức tinh thần chủ động của học sinh, áp dụng một cách nhất quán và bình đẳng, và giúp học sinh hiểu được tương quan nhân quả giữa hành động và tác động của nó đối với sự bình an của người khác.

Một yếu tố không kém phần quan trọng của môi trường học đường là sĩ số học sinh. Trường nhỏ là yếu tố bảo vệ được nhiều nghiên cứu phát hiện vì nó tạo cho học sinh cảm giác gần gũi, thân thiết, gắn bó, và được quan tâm đúng mức. Trường lớn cũng có thể khắc phục yếu tố này nếu mỗi học sinh trong trường đều được biết đến và

phải chỉ là một con số một cái tên trên sổ điểm danh. Trường lớn cũng có thể thu hoạch được những lợi ích như trường nhỏ nếu sĩ số học sinh trong mỗi lớp không đông và trường có các chuyên viên tham vấn tâm lý hỗ trợ trong việc quan tâm và chăm sóc học sinh.

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 194 - 198)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)