Khái niệm những yếu tố rủi ro

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 38 - 43)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN

1.2.1.3. Khái niệm những yếu tố rủi ro

Khái niệm: Những yếu tố rủi ro là những yếu tố cản trở sự phát triển và thích ứng một phần hay toàn diện của trẻ.

Theo Fraser, Richman và Galinsky (1999) thì những yếu tô rủi ro là xác suất mô tả khả năng xảy ra của một biến cố trong tương lai khi có một điều kiện hay một chuỗi các điều kiện cụ thể. Chẳng hạn khả năng bị bệnh tâm thần phân liệt của trẻ có cha mẹ bị bệnh này là 10% hay 15% trong khi khả năng này ở trong tổng dân số chỉ là 1% thì chúng ta có thể nói rằng có cha mẹ bị tâm thần phân liệt là một rủi ro mắc bệnh của trẻ. Trẻ cùng chung yếu tố này được xem có khả năng mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn các trẻ khác. Trong trường hợp này yếu tố rủi ro này được gọi là yếu tố rủi ro chuyên biệt. Trong một số trường hợp khác, có nhiều yếu tố rủi ro có khả năng ảnh hưởng đến nhiều chứng rối loại khác nhau và có thể gọi là những yếu tố rủi ro không chuyên biệt vì chúng chỉ gia tăng rủi ro cho nhiều điều kiện khác nhau: Những rủi ro này gồm có bị ngược đãi bạo hành, xung đột kinh

niên trong gia đình, cha mẹ không biết dạy dỗ con cái, học hành thất bại, bị bạn bè hắt hủi, nghèo đói, bị phân biệt đối xử, sống trong cộng đồng hỗn tạp tội phạm, v.v.

Một số tác giả đã dùng khái niệm rủi ro nội tại và rủi ro ngoại tại. Chẳng hạn từ “nhược điểm” (vulnerability) dùng để chỉ những đặc tính sinh lý sẵn có của trẻ trong khi đó từ “rủi ro” (risk) thì được dùng để chỉ những yếu tố môi trường có tác hại đến sự phát triển và thích ứng của trẻ (chẳng hạn như theo Shannon, Beauchaine, Brenner, Neuhaus, & Gatzke-Kopp, 2007).

Nghiên cứu cho thấy việc tích lũy những rủi ro không chuyên biệt từ nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của trẻ có khả năng tổn hạn nhất đến khả năng vượt khó cũng như gây ra nhiều hậu quả tai hại trong cuộc đời của trẻ hơn là những rủi ro chuyên biệt (Fergusson, Horwood, và Lynskey, 1994; Rutter và Quinton, 1977; Sameroff, Bartko, Baldwin, Baldwin, & Seifer, 1998). Thậm chí Garmezy (1994) còn cho rằng việc nghiên cứu những điều kiện cụ thể như là tiền đề cho một chứng rối loạn hành vi phản ảnh một quan điểm lỗi thời.

Khái niệm rủi ro được dùng để chỉ những đặc điểm của môi trường thường liên hệ đến sự tăng gia những vấn đề về cảm xúc và hành vị của trẻ như bệnh trầm cảm của mẹ, những biến cố căng thẳng trong cuộc sống, thuộc về sắc dân thiểu số, và thu nhập thấp (Martinez-Torteya, Bogat, von Eye, & Levendosky, 2009).

So sánh với những nghiên cứu về yếu tố bảo vệ những nghiên cứu về rủi ro không chuyên biệt thường ít hơn vì tính chất hiển nhiên của chúng. Những nghiên cứu về rủi ro chuyên biệt thường gắn liền với những kết quả tiêu cực về bệnh lý, sự thành đạt trong học lực và cuộc sống, hay những hành vi của trẻ trong nhà trường và xã hội.

Chẳng hạn một nghiên cứu gần đây của Lee, Nam, Kim, Kim, Lee, & Lee (2013) cho thấy những rủi ro như lo âu, trầm cảm, cảm xúc tiêu cực, căng thẳng, căng thẳng hậu chấn thương tâm lý, v.v. . . có ảnh hưởng tai hại tương đối ở mức trung bình đối với việc hình thành khả năng vượt khó. Tương tự nhhững rủi ro dẫn đến việc suy yếu khả năng vượt khó của trẻ theo Herrman và đồng nghiệp (2011) gồm có: Lúc nhỏ thiếu sự chăm sóc, những mất mát và nghịch cảnh trong đời sống,

quan hệ với người chung quanh kém, những biến cố tiêu cực trong đời sống, chiến tranh, và thảm họa thiên nhiên.

Hoàn cảnh gia đình là một trong những rủi ro được nghiên cứu nhiều nhất trong các cuộc khảo sát mang tính nhân khẩu xã hội. Yếu tố nghèo đói trong gia đình còn thể hiện và tác động một cách toàn diện hơn đối với đời sống của trẻ.

Nghiên cứu cho thấy trẻ em trong các gia đình nghèo khó không có hoặc ít có các điều kiện kích thích hay hỗ trợ việc học tập so sánh với trẻ em trong các gia đình khá giả hơn. Chẳng hạn các em nghèo khó ít đi viện bảo tang hay đến các thư viện hơn. (Dearing, Kreider, Simpkins, & Weiss, 2006; Garbarino, Dubrow, Kostolny,

& Pardo, 1992). Các nghiên cứu này cho thấy gia đình nghèo túng, cha mẹ ít học hay thất học, gia đình đông con, thuộc dân thiểu số, và cha mẹ đơn thân là những rủi ro thuộc về gia đình trực tiếp ảnh hưởng đối với con cái. (Rutter và Quinton, 1977; Sameroff, Seifer, Barocas, Zax, và Greenspan, 1987; West và Farrington, 1977). Những rủi ro khác bao gồm trong gia đình rối loạn hay bạo động, không có sự chăm sóc của cha mẹ, mẹ bị bệnh tâm thần hay dùng ma túy, cha mẹ chết hay ly hôn. (Goodman & Gotlib, 1999; Kessler & Magee, 1993; Lewinsohn, Roberts, Seeley, Rohde, Gotlib, & Hops, 1994; Reinherz, Giaconia, Hauf, Wasserman, &

Silverman, 1999).

Trong khi đó Wild, Fisher, và Robertson (2013) tìm thấy việc tích lũy những kinh nghiệm căng thẳng, cha mẹ qua đời vì nhiều lý do khác nhau, lớn lên với một người không phải bà con, có liên hệ tới những chứng tâm thần của trẻ; hay Mattison (1986) trong nghiên cứu về rối loạn cảm xúc dẫn đến việc bỏ học. Theo nghiên cứu của Crew, Gresham, Kern và Vanderderwood (2007) thì những rủi ro có liên quan đến hành vi lệch chuẩn của trẻ gồm có thiếu gắn bó với trường học, có bạn tội phạm, có một chứng tâm thần, có tiền sử chống đối xã hội, học kém, không có sự hỗ trợ từ gia đình, bị cha mẹ hành hạ đánh đập. Trái lại chỉ có 2 rủi ro liên quan đến các chứng tâm thần của trẻ là một anh chị em trong gia đình bị bệnh mãn tính và có một chứng lệch chuẩn.

Những rủi ro sau trong gia đình còn thấy có liên hệ tới chứng trầm cảm ở trẻ em (Denny, Clark, Fleming, và Wall, 2004): (a) chứng kiến bạo động trong gia đình, bị hành hạ về thể xác, bị lạm dụng tình dục (b) gia đình có không có tài sản như không có phương tiện di chuyển, không có điện thoại, không có điều kiện giặt sấy, cha mẹ không có công ăn việc làm, sống chung đụng chật chội, thiếu hụt tiền bạc, dọn nhà nhiều lần, thiếu ăn.

Milan, Zona, Acker, Turcios-Cotto (2013) tìm thấy trẻ có chứng căng thẳng hậu chấn thương tâm lý thường gặp phải những yếu tố nguy cơ được chia làm năm nhóm sau đây: (a) cộng đồng: tình trạng nghèo đói tội phạm; (b) gia đình: xung đột trong gia đình; (c) hành vi: lệch chuẩn đặc biệt do những chứng tâm thần khác; (d) trí tuệ: thiểu năng, trí tuệ thấp; và (e) quan hệ: thiếu sự hỗ trợ trong xã hội. Đặc biệt những rủi ro như có tiền sử bạo động, hành vi lệch chuẩn, giao du với bạn bè tội phạm không là những tiêu chí tốt nhất để tiên đoán những hành vi bạo động của trẻ nhưng nếu trẻ mắc các chứng rối loạn nhận thức, thuộc các chủng tộc thiểu số, hay gặp khó khăn từ phía xã hội thì rủi ro bị căng thẳng hậu chấn thương tâm lý sau khi bị bạo hành có rủi ro gia tăng rất nhiều.

Cùng trong đề tài bạo động của trẻ, trong một nghiên cứu khác của Christle, Jolivette, và Nelson (2000), mặc dầu không có yếu tố chuyên biệt duy nhất nào có thể dẫn đến việc trẻ có hành vi gây gần và bạo động, những yếu tố rủi ro chuyên biệt dẫn đến những hành vi này của trẻ bao gồm sự tương tác giữa những đặc tính sau:

(a) Bản thân trẻ: tăng động giảm chú tâm, khả năng tập trung kém, bất an, khiếm khuyết khả năng học tập, rối loại cảm xúc, thích mạo hiểm, kỹ năng xã hội kém, một số thái độ và tín lý phản xã hội như báo thù.

(b) Gia đình: xung đột trong gia đình, cha mẹ là tội phạm, bị cha mẹ kỷ luật khắc nghiệt và không hiệu quả, bị bạo hành hay bỏ rơi.

(c) Cộng đồng/nhà trường: nhà trường không có nội quy hay theo dõi vấn đề kỷ luật và khen thường rõ ràng, sự hỗ trợ từ ban giám hiệu yếu kém và không

liên tục, nhà trường không chấp nhận sự khác biệt cá nhân mà bắt buộc trẻ theo một khuôn mẫu duy nhất, trẻ không tham gia vào sinh hoạt ở trường và thua sút trong học tập hay quan hệ xã hội trong môi trường này.

Những yếu tố rủi ro thường có liên hệ đối lập với những yếu tố bảo vệ. Việc thiếu những yếu tố bảo vệ trong đời sống của trẻ có thể được xem như là những rủi ro ảnh hưởng tai hại đến khả năng vượt khó. Dưới đây là một danh sách tiêu biểu những yếu tố bào vệ và rủi ro đối lập nhau

Rủi ro Bảo vệ

Bản thân:

Sinh non Sinh đủ tháng khỏe mạnh

Tính khí khó chịu khi sơ sinh Tính khí dễ chịu khi sơ sinh

Thiếu trí tuệ Thông minh

Mắc các chứng rối loạn cảm xúc tâm thần

Có tình trạng sức khỏe tinh thần tốt

Học hành thất bại Học hành thanh công

Nghi kỵ, bi quan, tự ti, mặc cảm Có đầu óc khôi hài, tự tín cao vào chính mình

Quan hệ kém gần gũi cha mẹ không vững tâm

Thân thiết với cha mẹ

Gia đình

Nghèo khó Đầy đủ điều kiện sống

Gia huấn không nhất quán và độc đoán Gia huấn bảo bọc và ấm áp Gia đình xào xáo Gia đình hòa thuận

Mâu thuẫn với cha mẹ, cha mẹ ly dị, đơn thân

Hòa hợp với cha mẹ, cha mẹ gắn bó và đầy đủ

Chạ mẹ ngược đãi hay bỏ bê Cha mẹ chăm sóc tận tình và thương yêu Cha mẹ bị bệnh mãn tính, bịnh tâm thần Cha mẹ khỏe mạnh, tinh thần lẫn thể

chất

Cha mẹ thất học, nghiện ngập, tội phạm Cha mẹ có văn hóa, gương mẫu, và đạo đức

Trường học

Không có bạn và bị cô lập Nhiều bạn bè và hỗ trợ Nội quy bất minh và bất bình đẳng Nội quy rõ ràng bình đẳng Nhân viên nhà trường khắc nghiệt hay

bỏ mặc

Nhân viên nhà trường quan tâm chăm sóc

Không có các sinh hoạt ý nghĩa Có các chương trình sinh hoạt ý nghĩa Bỏ bê học sinh để bạo lực bắt nạt xảy ra Kiểm soát việc học tập và an toàn của

học sinh

Không khí chia rẽ phân biệt đẳng cấp Không khí hòa thuận đoàn kết và bình đẳng

Xã hội

Sống trong khu vực nhiều bạo lục Khu phố có trật tự trị an

Láng giềng lạnh nhạt thù địch Chòm xóm hỗ trợ quan tâm lẫn nhau Bị phân biệt đối xử trong chính sách xã

hội

Không có sự phân biệt đối xử

Thiếu cơ hội học tập và làm việc Có điều kiện tiếp cận việc học tập và công việc

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)