Môi trường học đường

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 147 - 155)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3. Thực trạng yếu tố bảo vệ và yếu tố rủi ro và kỹ năng vượt khó của học sinh THPT tại Tp. HCM

2.2.3.1. Môi trường học đường

Kết quả phỏng vấn ý kiến của giáo viên về môi trường học đường như sau:

Bảng 3.1 Môi trường học đường

Câu Nhà trường:

Tần số

Điểm trung bình

Không liên quan

Rất không đồng ý

Không đồng ý

Đồng ý

Rất đồng ý

Không trả lời

6 Là một nơi thân thiện và hết lòng giúp đỡ học sinh

227 4,52 1,2 0 1,2 36,4 51,0 10,3

29 Là một nơi an toàn cho học sinh

227 4,45 0,8 0,4 4,3 36,4 47,8 10,3

30 Là một nơi an toàn cho giáo viên/nhân viên

226 4,42 1,2 0,8 4,0 36,4 47,0 10,7

31 Tạo điều kiện thuận lợi và mời gọi sự tham gia của phụ huynh vào công tác của trường

225 4,24 4,0 0,4 4,0 43,5 37,9 10,3

32 Có cơ sở vật chất sạch đẹp và được bảo quản chu đáo

226 4,2 2,4 2,0 5,5 45,1 34,8 10,3

Quan sát bảng 3.1 về môi trường học đường cho thấy đại đa số giáo viên/nhân viên đếu có thái độ rất tích cực về môi trường học đường với tỷ lệ phần trăm đồng ý rất cao: Có 87,4% giáo viên/nhân viên cho rằng trường học là nơi thân thiện và hết lòng giúp đỡ học sinh; 84,2% cho rằng trường học là nơi an toàn cho học sinh và giáo viên/ nhân viên; 81,1% nói rằng trường học đã tạo điều kiện thuận lợi và mời gọi sự tham gia của phụ huynh vào công tác của trường; và 79,9% giáo viên/nhân viên cho rằng trường học có cơ sở vật chất sạch đẹp và được bảo quản chu đáo. Tuy nhiên, cũng có một tỷ lệ nhỏ (7,5%) giáo viên/nhân viên cho rằng trường học có cơ sở vật chất sạch đẹp và được bảo quản chu đáo, đây cũng là một tỷ lệ ý kiến đáng quan tâm, cho thấy công tác quản lý, giữ gìn môi trường học đường sạch đẹp chưa được quan tâm đúng mức.

Như vậy, có bốn phần năm giáo viên/nhân viên đánh giá rất tích cực về môi

trường học đường. Chỉ có tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể giáo viên/nhân viên tham gia khảo sát đánh giá thiếu tích cực về môi trường học đường.

Bảng 3.2. Sự hỗ trợ của trường học đối với học sinh

Câu Nhà trường:

Tần số

Điểm trung bình

Không liên quan

Không đồng ý

Đồng ý

Không trả lời

Xếp hạng

10 Cung cấp đầy đủ các dịch vụ tham vấn và hỗ trợ cho học sinh

225 3,99 7,5 7,1 74,7 11,1 5

11 Chú trọng việc dạy những bài học mà học sinh có thể áp dụng trong thực tế

226 3,99 8,3 9,3 72,7 10,3 6

16 Tạo cơ hội cho học sinh tự quyết định những

226 3,59 7,5 27,5 54,5 10,3 11

vấn đề như nội quy lớp học hay các hoạt động trong giờ học

17 Công bằng trong việc tạo cơ hội cho học sinh tham gia thảo luận và các hoạt động khoác trong giờ học.

225 4,09 4,0 7,1 78,7 10,3 4

18 Tạo các cơ hội công bằng để tất cả học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa và tham quan thực tế.

226 4,12 5,9 2,8 80,2 10,3 3

19 Tạo điều kiện cho học sinh “tạo ra những chuyển biến tích cực”

bằng cách giúp đỡ người khác, trường học hay cộng đồng (ví dụ học tập thông qua hoạt động phục vụ cộng đồng)

227 3,78 11,5 6,7 71,1 10,7 7

20 Khuyến khích học sinh đăng ký các khóa học nâng cao, không phân biệt dân tộc, thành phần, quốc tịch)

227 3,57 19,8 4,0 66,0 10,3 9

21 Chú trọng sử dụng tài liệu giảng dạy phản ánh bản sắc văn hóa, dân tộc của học sinh.

227 3,5 19,0 7,9 62,9 10,3 10

23 Đặt ưu tiên cho việc thu hẹp khoảng cách về thành tích giữa các nhóm dân tộc/vùng, miền

226 3,12 27,3 9,9 52,5 10,3 12

24 Dạy thái độ chấp nhận sự khác biệt giữa các em học sinh và xây dựng thái độ tôn trọng dành cho nhau.

225 3,79 11,9 7,5 70,4 10,3 8

25 Có thái độ tôn trọng đối với niềm tin văn hóa và phong tục tập tập quán của tất các em học sinh

226 4,19 4,0 2,8 83,0 10,3 2

27 Xử lý các vấn đề về kỷ luật một cách công bằng.

227 4,44 2,0 3,6 84,2 10,3 1

Quan sát bảng 3.2 ta thấy giáo viên/nhân viên đã có ý kiến khác nhau về sự hỗ trợ của nhà trường đối với học sinh. Có thể nhận thấy ở đây có 3 nhóm ý kiến với tỷ lệ phần trăm đồng ý cao thấp khác nhau. (1) Nhóm 1 là nhóm những ý kiến được giáo viên/nhân viên đồng tình cao với tỷ lệ phần trăm ý kiến đồng ý trên 80%. Đó là ý kiến nhận xét về việc trường học "Xử lý các vấn đề về kỷ luật một cách công bằng" với 84,2% đồng ý và chỉ có 3,6% không đồng ý; "Có thái độ tôn trọng đối với niềm tin văn hóa và phong tục

tập tập quán của tất các em học sinh" với 83,0% đồng ý và chỉ có 2,8% không đồng ý; và trường học "Tạo các cơ hội công bằng để tất cả học sinh có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa và tham quan thực tế" với 80,2% đồng ý và chỉ có 2,8% không đồng ý.

(2) Nhóm 2 là nhóm có tỷ lệ phần trăm ý kiến trên 70%. Đó là ý kiến trường đã

"Công bằng trong việc tạo cơ hội cho học sinh tham gia thảo luận và các hoạt động khác trong giờ học" với 78,7% đồng ý và có 7,1% không đồng ý; trường học "Cung cấp đầy đủ các dịch vụ tham vấn và hỗ trợ cho học sinh" với 74,7% đồng ý và chỉ có 7,1% không đồng ý; trường học "chú trọng việc dạy những bài học mà học sinh có thể áp dụng trong thực tế" với 72,7% đồng ý và có 9,3% không đồng ý. Bên cạnh đó, trong nhóm 2 còn có những câu hỏi có tỷ lệ phần trăm giáo viên/nhân viên không trả lời hoặc cho rằng câu hỏi không liên quan với học đường cao (với 22,2%, trong đó có11,5% cho rằng không liên quan và 10,7% bỏ qua không trả lời). Đó là câu: Trường học "Tạo điều kiện cho học sinh

“tạo ra những chuyển biến tích cực” bằng cách giúp đỡ người khác, trường học hay cộng đồng (ví dụ học tập thông qua hoạt động phục vụ cộng đồng)" với 71,1% đồng ý và có 7,1% không đồng ý; và câu: trường học "Dạy thái độ chấp nhận sự khác biệt giữa các em học sinh và xây dựng thái độ tôn trọng dành cho nhau" với 70,4% đồng ý và 7,5%

không đồng ý và cũng có một tỷ lệ đáng kể với 22,2% không lựa chọn.

(3) Nhóm 3 là nhóm có tỷ lệ phần trăm đồng ý của giáo viên/nhân viên dưới 70%.

Đây là nhóm có ý kiến không đồng ý khá cao. Câu: "Tạo cơ hội cho học sinh tự quyết định những vấn đề như nội quy lớp học hay các hoạt động trong giờ học" với 54,5%

đồng ý, 27,5% không đồng ý và 7,5% cho rằng không liên quan. Với tỷ lệ giáo viên/nhân viên không đồng tình cao cho thấy đây là một điểm đáng chú ý trong trường học hiện nay, học sinh không được tạo nhiều điều kiện để tự quyết định những hoạt động trong giờ học và việc học của các em phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức lớp học của giáo viên. Bên cạnh đó, ở nhóm 3, cũng giống như nhóm 2, với những câu hỏi có kết quả lựa chọn

"không liên quan" cao với tỷ lệ phần trăm ý kiến chiếm khoảng 1/5 tổng số ý kiến trả lời.

Câu: trường học "Khuyến khích học sinh đăng ký các khóa học nâng cao, không phân

biệt dân tộc, thành phần, quốc tịch)" với 66,0% đồng ý và 4,0% không đồng ý và 19,8%

cho rằng không liên quan; câu: "Chú trọng sử dụng tài liệu giảng dạy phản ánh bản sắc văn hóa, dân tộc của học sinh" với 62,95 đồng ý, 7,9% không đồng ý và 19,0% chọn không liên quan; và câu: "Đặt ưu tiên cho việc thu hẹp khoảng cách về thành tích giữa các nhóm dân tộc/vùng, miền" với 52,5% đồng ý, 9,9% không đồng ý và 27,3% chọn không liên quan. Kết quả này cho thấy những câu hỏi này liên quan đến sự đối xử công bằng trong trường học (đó là sự công bằng về dân tộc, vùng, miền...) là những câu hỏi mà giáo viên/nhân viên cho rằng không xảy ra trong trường học và vì vậy họ chọn "không liên quan".

Như vậy, với những câu hỏi về sự hỗ trợ của trường học đối với học sinh, giáo viên/nhân viên các trường được khảo sát đã có mức độ đồng tình khác nhau. Nhóm những câu hỏi đạt được sự đồng tình cao của giáo viên/nhân viên với bốn phần năm trên tổng số ý kiến về việc xử lý kỷ luật công bằng, thái độ tôn trọng niềm tin và phong tục tập quán của học sinh, và cơ hội cho học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nhóm những câu hỏi liên quan đến việc tham vấn, học tập có tính thực tế, và nhất là tạo cơ hội cho học sinh tự quyết định những vấn đề như nội quy lớp học hay các hoạt động trong giờ học là những chủ đề đang thiếu ở trường học. Bên cạnh đó, có những chủ đề được đề cập đến khi được các nhà nghiên cứu coi là cần có sự đáp ứng của trường học thì trong nghiên cứu này, giáo viên/nhân viên cho rằng không có liên quan, đó là những chủ đề về sự đối xử công bằng trong trường học (đó là sự công bằng về dân tộc, vùng, miền...) và dạy học sinh có thái độ chấp nhận sự khác biệt của người khác.

Bảng 3.3. Đòi hỏi của trường học đối với học sinh

Câu Nhà trường:

Tần số

Điểm trung bình

Không liên quan

Không đồng ý

Đồng ý

Không trả lời 8 Tạo điều kiện để học sinh thành công

trong học tập

227 4,43 2,0 2,0 85,7 10,3 26 Có phân tích rõ ràng cho học sinh 227 4,43 1,6 3,2 85,0 10,3

thấy hậu quả của việc vi phạm nội quy nhà trường

9 Chú trọng giúp đỡ học sinh học tập khi các em cần

226 4,42 1,2 3,6 84,6 10,7 28 Giải quyết hiệu quả những vi phạm

kỷ luật và các vấn đề về hành vi của học sinh.

227 4,32 1,6 4,4 83,0 11,1

7 Yêu cầu cao đối với việc học của tất cả học sinh

227 4,02 2,8 13,4 73,5 10,3 Quan sát bảng 3.3 cho thấy có tỷ lệ ý kiến đồng tình rất cao. Vì có tỷ lệ giáo

viên/nhân viên không trả lời chiếm trên 10% người trả lời nên tỷ lệ ý kiến đồng tình với những câu hỏi về những yêu cầu của nhà trường đối với học sinh rất cao. Có 85,7 % ý kiến đồng ý về việc trường học "tạo điều kiện để học sinh thành công trong học tập";

85% ý kiến đồng ý rằng trường học "có phân tích rõ ràng cho học sinh thấy hậu quả của việc vi phạm nội quy nhà trường"; 84,6 % ý kiến đồng ý trường học "chú trọng giúp đỡ học sinh học tập khi các em cần"; có 83 % ý kiến đồng ý rằng trường học "Giải quyết hiệu quả những vi phạm kỷ luật và các vấn đề về hành vi của học sinh"; và 73,5 % ý kiến đồng ý trường học "yêu cầu cao đối với việc học của tất cả học sinh". Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là có 13,4% giáo viên/nhân viên không đồng ý khi cho rằng trường học có yêu cầu cao đối với việc học của tất cả học sinh.

Như vậy, đại đa số giáo viên/nhân viên đều cho rằng trường học là nơi tạo điều kiện cho học sinh thành công trong việc học, trường học có phân tích rõ ràng cho học sinh thấy hậu quả của việc vi phạm nội quy nhà trường, trường học chú trọng giúp đỡ học sinh học tập khi các em cần, trường học giải quyết hiệu quả những vi phạm kỷ luật và các vấn đề về hành vi của học sinh và có khoảng một phần mười giáo viên/nhân viên không đồng ý ý kiến cho rằng trường học có yêu cầu cao đối với việc học của tất cả học sinh.

Bảng 3.4. Sự hỗ trợ của trường học đối với đội ngũ giáo viên/nhân viên

Câu Nhà trường: Tần

số Điểm trung bình

Không liên quan

Không

đồng ý Đồng ý Không trả lời Xếp

hạng

12 Là một nơi thân thiện và tạo điều kiện cho giáo viên/ nhân viên làm việc tốt

227 4,26 2,4 7,4 82,2 10,3 1

14 Có các thiết bị, tài liệu, các khóa tập huấn chuyên môn cần thiết để thầy/cô làm việc hiệu quả

227 4,07 4,3 7,5 78,3 10,3 2

13 Thúc đẩy sự tin cậy và thân ái trong quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau

227 4,05 7,1 7,2 77,5 10,7 3

22 Có tổ chức những buổi tập huấn/hội thảo, qua đó giúp giáo viên / nhân viên tìm hiểu thái độ thảnh kiến về văn hóa của mình

227 3,7 13,4 6,7 69,2 11,1 4

15 Có các thiết bị, tài liệu, đồ dùng dạy học, các khóa tập huấn chuyên môn cần thiết để giảng dạy chương trình giáo dục đặc biệt

227 2,28 34,8 11,9 43,5 10,7 5

Bảng 3.4 cho thấy giáo viên/nhân viên có ý kiến khác nhau khi trả lời những câu hỏi về sự hỗ trợ của trường học đối với họ. Có 82,2% giáo viên/nhân viên đồng ý cho rằng trường học là một nơi thân thiện và tạo điều kiện cho giáo viên/ nhân viên làm việc tốt và chỉ có 7,4% ý kiến không đồng ý. Có 78,3% ý kiến đồng ý là trường học có các thiết bị, tài liệu, các khóa tập huấn chuyên môn cần thiết để thầy/cô làm việc hiệu quả và 77,5% ý kiến đồng ý rằng trường học thúc đẩy sự tin cậy và thân ái trong quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau; và chỉ có từ 7,2% đến 7,5% không đồng tình với những nhận định này. Tuy nhiên, có những nhận định có vẻ khá xa lạ với giáo viên/nhân viên nên tỷ lệ ý kiến đồng tình cũng giảm đi, đó là nhận định trường học "Có tổ chức những buổi tập huấn/hội thảo, qua đó giúp giáo viên/nhân viên tìm hiểu thái độ thành kiến về văn hóa của mình' với 69,2% đồng ý và 6,7% không đồng ý và 13,4% cho rằng không liên quan.

Đặc biệt, do trường học, nhất là trường THPT rất hiếm khi có học sinh khuyết tật học tại trường nên chỉ có 43,5% ý kiến đồng ý rằng trường học có các thiết bị, tài liệu, đồ dùng dạy học, các khóa tập huấn chuyên môn cần thiết để giảng dạy chương trình giáo dục đặc biệt và có một tỷ lệ cao giáo viên/nhân viên cho rằng nhận định này không có liên quan với họ với 34,8% ý kiến và 11,9% không đồng ý.

Như vậy, phần lớn giáo viên/nhân viên cho rằng trường học là một nơi thân thiện và tạo điều kiện cho giáo viên/ nhân viên làm việc tốt; trường có các thiết bị, tài liệu, các khóa tập huấn chuyên môn cần thiết để thầy/cô làm việc hiệu quả; trường thúc đẩy sự tin cậy và thân ái trong quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau. Tuy nhiên, trường học THPT ít có học sinh khuyết tật học hoặc trường chưa tổ chức những hoạt động liên quan đến

"thành kiến văn hóa" nên có một tỷ lệ đáng kể giáo viên/nhân viên cho rằng những nội dung này không liên quan đến họ.

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 147 - 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)