Nhận thức về năng lực cá nhân

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 172 - 175)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3. Thực trạng yếu tố bảo vệ và yếu tố rủi ro và kỹ năng vượt khó của học sinh THPT tại Tp. HCM

2.2.4.3. Nhận thức về năng lực cá nhân

Nhận thức về năng lực cá nhân có liên quan mật thiết và đôi khi được dùng thay thế cho nhau với các khái niệm về quyền tự chủ, tính tích cực, kiểm soát nội bộ, chủ động, tính tự hiệu quả, và làm chủ. Benard (2004) mô tả quyền tự quản như "... một khả năng hành động độc lập và cảm nhận được sự kiểm soát môi trường xung quanh của một người" (trang 20) và bao gồm điều này như là một trong bốn loại sức mạnh cá nhân hoặc hiện tượng. Quyền tự chủ cũng được mô tả là một trong những "dưỡng chất tinh thần"

được đề xuất trong thuyết tự quyết (Ryan & Deci, 2000). Ryan và Deci lập luận rằng cảm giác tự chủ quan trọng đối với bản chất hoặc động lực từ bên trong (Ryan & Deci, 2000).

Bảng 4.5. Nhận thức về năng lực cá nhân Câu Những câu này có đúng với

cá nhân em không?

Tần số

Điểm trung bình

Hoàn toàn không

Phần nào không

Phần nào đúng

Hoàn toàn đúng

Không trả lời Câu Những câu này có đúng với cá

nhân em không?

Tần số Điểm trung bình

Độ lệch

chuẩn Mức xác suất Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

55. Em thử tìm cách giải quyết vấn

đề bằng việc nói hay viết ra giấy 629 743 2,56 2,72 1,0 0,98 0,005 62. Khi cần giúp đỡ, em tìm một ai

đó để trò chuyện hay tư vấn 636 748 3,04 3,27 0,98 1,0 0,000

đúng đúng 56. Em có thể giải quyết các vấn

đề khó khăn của mình

1393 2,88 4,1 21,9 54,9 18,7 0,4 57. Em có thể làm hầu hết mọi

việc nếu em cố gắng 1385 3,26 2,2 12,3 42,0 42,5 1,0 58. Em có thể làm việc với

những người có ý kiến khác em

1394 2,59 14,4 27,2 43,0 15,1 0,4

59. Em làm được nhiều việc 1391 2,8 6,2 26,0 49,0 18,2 0,6 Bảng 4.5. Có sự khác biệt đáng chú ý trong cách học sinh trả lời các câu hỏi khác nhau đánh giá năng lực cá nhân. Đại đa số HS (73,6 - 84,5%) trả lời "hoàn toàn đúng"

hoặc "phần nào đúng" cho câu hỏi về sự tự tin của các em khi tìm ra giải pháp cho những vấn đề khó khăn của các em hoặc làm việc tốt nếu có cố gắng (câu số 56 và 57). Nhưng cũng có một tỷ lệ thấp hơn 58,1% HS cho rằng có thể làm việc với những người có ý kiến khác em và 67,2% HS có thể làm được nhiều việc. Ngược lại, có đến 41,6% HS (hai phần năm số HS) cho rằng không thể làm việc với những người có ý kiến khác và cũng có 32,2% HS không làm được nhiều việc. Điều này cho thấy rằng một số lượng lớn các HS THPT trong nghiên cứu này gặp khó khăn khi làm việc trong những tình huống có nguy cơ xung đột .

Bảng 4.6 Năng lực cá nhân theo giới tính

Bảng 4.6. cho thấy có sự khác biệt ý kiến giữa HS nam và HS nữ về năng lực cá nhân theo giới tính với mức xác suất P <0,05. HS nam có năng lực cá nhân cao hơn HS nữ khi

Câu Những câu này có đúng với cá nhân em không?

Tần số Điểm trung bình

Độ lệch

chuẩn Mức xác suất Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

56. Em có thể giải quyết các vấn đề

khó khăn của mình 635 749 2,97 2,81 0,72 0,77 0,000 57. Em có thể làm hầu hết mọi việc

nếu em cố gắng 635 741 3,3 3,22 0,76 0,75 0,044 58. Em có thể làm việc với những

người có ý kiến khác em 636 749 2,67 2,52 0,92 0,9 0,001

giải quyết những vấn đề khó khăn của mình (ĐTB=2,97), cố gắng làm việc (ĐTB=3,3) và làm việc với những người có ý kiến khác (ĐTB=2,67).

Bảng 4.7. Năng lực cá nhân theo trường và lớp

Bảng 4.7 cho thấy HS trường THPT An Lạc (Quận Bình Tân) và HS trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Quận 6) (với ĐTB lần lượt là 2,71 và 2,66) có khả năng làm việc với những người có ý kiến khác với mình và có khả năng làm được nhiều việc cao hơn HS đến từ các trường khác. Đặc biệt, HS trường THPT Nguyễn Văn Linh (Quận 8) và HS

Câu Những câu này có đúng với cá nhân em không?

Tần số

Điểm trung bình

Độ lệch

chu ẩn

Điểm F

Mức xác suất 58. Em có thể làm việc với những người có

ý kiến khác em

THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1) 299 2,61 .86 3,332 0,010 THPT Nguyễn Văn Linh (Quận 8) 322 2,45 1.0

THPT Nguyễn Hữu Thọ (Quận 4) 269 2,58 .95 THPT Mạc Đĩnh Chi (Quận 6) 302 2,66 .82 THPT An Lạc (Quận Bình Tân) 202 2,71 .87 Tổng 1394 2,59 .91 59. Em làm được nhiều việc

THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1) 299 2,78 .81 2,952 0,019 THPT Nguyễn Văn Linh (Quận 8) 321 2,90 .82

THPT Nguyễn Hữu Thọ (Quận 4) 267 2,69 .84 THPT Mạc Đĩnh Chi (Quận 6) 302 2,76 .77 THPT An Lạc (Quận Bình Tân) 202 2,85 .76 Tổng 1391 2,80 .80 56. Em có thể giải quyết các vấn đề khó

khăn của mình

Lớp 10 411 2,76 0,79 8,303 0,000 Lớp 11 429 2,92 0,73

Lớp 12 535 2,94 0,72

Tổng 1375 2,88 0,75 57. Em có thể làm hầu hết mọi việc nếu em

cố gắng

Lớp 10 410 3,21 0,78 3,167 0,042 Lớp 11 424 3,33 0,73

Lớp 12 533 3,24 0,76

Tổng 1367 3,26 0,76

trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Quận 4) thể hiện năng lực cá nhân thấp hơn HS các trường còn lại (với ĐTB lần lượt là 2,45 và 2,69). Điều này có thể giải thích cho chúng ta thấy tại sao kết quả nghiên cứu từ những phần trước rằng HS trường THPT Nguyễn Văn Linh (Quận 8) và HS trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (Quận 4) thường có ...

Xét theo lớp học, HS lớp 12 có khả năng giải quyết những vấn đề khó khăn của bản thân (ĐTB=2,94) cao hơn HS từ các khối lớp khác; và HS lớp 11 nhận thức rằng các em có thể làm hầu hết mọi việc nếu các em có cố gắng (ĐTB=3,33) cao hơn HS lớp 10 và 12.

Như vậy, hơn ba phần tư HS thể hiện sự tự tin khi tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề và khoảng ba phần năm HS trong mẫu nghiên cứu có thể làm được nhiều việc và làm việc với những người có ý kiến khác với mình. Tuy nhiên có một tỷ lệ không nhỏ với hai phần năm HS không thể làm việc trong môi trường có những tình huống xung đột. HS nam có năng lực cá nhân cao hơn HS nữ. Có sự khác biệt về năng lực cá nhân của HS đến từ các trường khác nhau và đến từ các khối lớp khác nhau.

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 172 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)