Khái niệm những yếu tố bảo vệ

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 30 - 38)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN

1.2.1.2. Khái niệm những yếu tố bảo vệ

Lúc đầu các nghiên cứu chỉ tập trung vào các phẩm chất tự thân của trẻ có khả năng vượt khó. Sau đó các nhà nghiên cứu nhận thấy yếu tố vượt khó còn được

hình thành nơi trẻ nhờ vào những yếu tố ngoại tại. Theo Masten và Garmezy (1985) và Werner và Smith (1982 và 1992) có ba nhóm yếu tố chính:

- Những phẩm chất tư thân của trẻ - Những yếu tố trong gia đình của trẻ - Những yếu tố trong môi trường xã hội

Để hiểu rõ hơn khả năng tác động của những yếu tố môi trường đối với sự phát triển của trẻ em, những yếu tố bảo vệ cũng như rủi ro đặc biệt trong khả năng vượt khó, chúng ta cần hiểu rõ mối tương quan giữa các hệ thống vi mô (microsystem), hệ thống tương liên (mesosystem), hệ thống ngoại tại (exosystem), và cả hệ thống vĩ mô (macrosystem) theo mô hình sinh thái của nhà tâm lý học Bronfenbrenner (1979). Điểm chính trong mô hình sinh thái của Bronfenbrenner là sự tương tác liên tục giữa một cá thể đang phát triển và nhiều tầng lớp trong môi trường chung quanh cá thể đó. Môt số cá nhân đã thích ứng và phát triển tốt bất chấp các rủi ro và nghịch cảnh trong môi trường chung quanh.

Theo Dyer và McGuinness (1996) các yếu tố bảo vệ có thể được định nghĩa là những phẩm chất hay hoàn cảnh chuyên biệt cấn thiết để tiến trình hình thành khả năng vượt khó được xảy ra. Các điều kiện hay yếu tố, gọi là yếu tố bảo vệ, để hình thành khả năng vượt khó có thể được xếp vào hai loại chính: các yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường (Bernard, 2004). Yếu tố cá nhân còn được gọi là các ưu điểm của cá nhân như sự hiếu học, sức khỏe, v.v. . . trong khi các yếu tố môi trường như trình độ học vấn của cha mẹ. Các yếu tố cá nhân lại có thể chia ra thành 4 lãnh vực:

năng lực xã hội, khả năng giải quyết vấn đề, tính tự chủ, và ý thức mục đích của cuộc sống. Những yếu tố môi trường gồm có các yếu tố thuộc về gia đình, cộng đồng, hay trường học: chẳng hạn sự quan tâm trong các quan hệ, những kỳ vọng tích cực và rõ ràng từ gia đình, nhà trường hay cộng đồng về sự thành công của các em, và cơ hội tham gia, tham gia và đóng góp.

a. Nhng yếu t bo v ngoi ti

Nghiên cứu cho thấy khả năng vượt khó là khả năng phát triển bẩm sinh tồn tại trong mọi cá nhân. Tuy nhiên để những khả năng này có thể hình thành và phát

triển giúp cho một cá nhân đạt được những thành quả phát triển tốt đẹp, cá nhân đó phải được sống trong một môi trường mang tính chất bảo bọc mà trong dó cá nhân được thỏa mãn những nhu cầu tâm lý bẩm sinh để từ đó có thể cảm thấy thân thuộc và an toàn, có năng lực và tự chủ, và quan trọng nhất là để hình thành sự hy vọng (Benard, 2004).

Như vậy môi trường vừa có thể là nghịch cảnh cản trở sự phát triển bình thường bằng cách ngăn chặn một cá nhân thỏa mãn những nhu cầu tâm lý tự nhiên của mình vừa là nơi cung cấp những yếu tố bảo vệ giúp cho cá nhân đó phát triển lành mạnh. Đe dọa trầm trọng nhất đối với một cá nhân là những nghịch cảnh làm suy yếu hệ thống tự bảo vệ của con người cho sự phát triển của con người (Masten

& Reed, 2002).

Một số yếu tố môi trường gồm có: thiếu sự gắn bó với nhà trường, quen với bạn phạm pháp, bị các bệnh tâm lý như trầm cảm hay có một anh chị em bị bịnh mãn tính (Crews, Bender, Cook, Gresham, Kern & Vanderwood, 2007).

Benard (2004) xếp các yếu tố bào vệ trong môi trường vào ba loại chính:

quan hệ chăm sóc, quan tâm kỳ vọng, và cơ hội tham gia và đóng góp. Ông ta tin rằng mô hình này giúp chúng ta có thể đánh giá các nghiên cứu về khả năng vượt khó và làm nguyên tắc chỉ đạo cho những biện pháp phòng ngừa và giáo dục.

Chúng có thể xem những yếu tố bảo vệ này như những tài sản ngoại tại (external assets) hay vốn xã hội (social capital) của một cá nhân.

Ba loại yếu tố bảo vệ này tương tác với nhau trong một tiến trình bảo vệ năng động. Nếu trẻ em dược quan tâm chăm sóc và đặt nhiều kỳ vọng nhưng không có cơ hội đóng góp và tham gia những khả năng và ước mơ của chúng sẽ lần hồi mai một. Tương tự, nếu trẻ em được đặt nhiều kỳ vọng và tạo cơ hội đóng góp nhưng không được quan tâm chăm sóc, trẻ sẽ không có cơ hội hình thành những kiến thức và kỹ năng để đóng góp và chuốc lấy thất bại, cuối cùng những thất bại này sẽ làm giảm niềm tin vào khả năng của chính mình. Cuối cùng, nếu trẻ em được chăm sóc và trao cho cơ hội đóng góp nhưng không có kỳ vọng cao, chúng sẽ

thỏa mãn với những thành quả giới hạn, không có ý chí phấn đấu vượt lên trên chính mình.

Trong nhà trường, các yếu tố bảo vệ ngoại tại đã được nhiều nhà nghiên cứu xác định trong hơn 40 năm qua. Người ta thấy trường nhỏ là một yếu tố bảo vệ tránh việc trẻ bỏ học (Zimmerman và Arunkumar, 1994). Nhà trường cần có tiêu chuẩn học tập cao và hỗ trợ học sinh và cả gia đình học sinh để trẻ đạt những tiêu chuẩn này (Alva, 1989; Clark, 1983; Luthar và Zigler, 1991; Rutter, 1985; Werner và Smith, 1982; Zimmerman và Arunkumar, 1994). Bạn bè hỗ trợ và thân thiết với nhau, cũng như sự hỗ trợ từ giáo viên và nhân viên nhà trường, là các yếu tố bảo vệ quan trọng (Alva, 1989; Clark, 1983; Garmezy và Rutter, 1983; Taylor, 1991;

Werner, 1984; Werner, 1989; Werner, 1990; Werner và Smith, 1982, Zimmerman và Arunkumar, 1994).

Không khí chung của nhà trường rất quan trọng, cũng như việc tạo cho học sinh cảm giác thành công trong những công tác có ý nghĩa, với những trải nghiệm tích cực, thành công, trách nhiệm, mang tính tự trọng và tự tin, có kỷ luật và trật tự và sự hỗ trợ việc xây dựng những kỹ năng xã hội và giải quyết vấn đề (Clark, 1983;

Garmezy và Rutter, 1983; Luthar và Zigler, 1991; Pines, 1984; Rutter, 1985;

Werner, 1984; Werner, 1990; Zimmerman and Arunkumar, 1994).

Giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của sinh viên học sinh nên đó cũng là một yếu tố bảo vệ ngoại tại thiết yếu. Người giáo viên tiểu học tích cực động viên học sinh học tập, đóng vai người hướng dẫn tinh thần, không phân biệt đối xử trong khen thưởng hay kỷ luật, có kỳ vọng và tiêu chuẩn cao đối với mỗi em học sinh, tạo cơ hội cho các em tham gia sinh hoạt trong lớp một cách tự chủ, khen ngợi và hướng dẫn cho ý kiến hiệu quả tích cực, sẽ có tác động lâu dài đến các em tận nhiều năm sau khi các em đã vào trung học (Alva, 1989; Werner, 1984, 1990). Học sinh cần phải thấy chúng được tôn trọng, có thể chia xẻ những quan tâm cá nhân với thầy cô, được tham gia trong tinh thần làm chủ, tự quyết định những vấn đề trong tập thể, cảm nhận nhà trường là một gia đình thứ hai có thể tin cậy

được cũng là những yếu tố bảo vệ quan trọng ((Rutter, Maughan, Mortimore, Ouston, và Smith, 1979).

b. Nhng yếu t bo v ni ti

Các nhà nghiên cứu đã định nghĩa những “yếu tổ bảo vệ nội tại” là những đặc tính trong tính cách của đứa trẻ chẳng hạn như mức hoạt động, xu hướng, phản ứng đối với người khác, khuynh hướng xã hội, kỹ năng truyền đạt, khả năng tập trung, khái niệm về chính mình, khuynh hướng tự chủ (internal locus of control), và ước muốn tự cải thiện (Cove, Eiseman, & Popkin, 2005), Ngoài ra Buckner, Mezzacappa, và Beardslee (2003) cũng thấy rằng trẻ có khả năng vượt khó còn có tính tự tin, kỹ năng tự điều chỉnh, cũng như nhận được sự kiểm soát của cha mẹ.

Waaktarr và đồng nghiệp thì cho rằng trẻ vượt khó trong những hoàn cảnh sống bất lợi thường có những quan hệ bạn bè tích cực, tự tin vào khả năng của mình, sáng tạo, hợp lý và nhất quán.

Riêng Bell (2000) đã trình bày một danh sách dài các đặc điểm cá nhân cần thiết cho khả năng vượt khó:

(a) có tính tò mò và tinh làm chủ trí tuệ;

(b) có lòng từ bi – nhưng không lệ thuộc vào người khác;

(c) có khả năng khái niệm hóa;

(d) tin tưởng về quyền được tồn tại của chính mình;

(e) có khả năng ký ức và hồi tưởng những hình ảnh của những người tốt lành và hỗ trợ;

(f) có khả năng tiếp cận với cảm xúc của mình, không phủ nhận hoặc ức chế các cảm xúc chính khi chúng phát sinh;

(g) có một mục tiêu để sống;

(h) có khả năng thu hút và vận dụng các nguồn hỗ trợ;

(i) có một tầm nhìn về khả năng và ước muốn khôi phục lại trật tự và đạo đức trong xã hội;

(j) có nhu cầu và khả năng giúp đỡ người khác;

(k) có nhiều cảm xúc đa dạng;

(l) tháo vát;

(m) có lòng vị tha đối với người khác; và

(o) có khả năng để biến sự bất lực do các chấn thương trong quá khú thành những kinh nghiệm hữu ích.

Gân đây hơn, Anderson (2012) cũng đã đề ra một danh sách các yếu tổ bảo vệ nội tại dẫn đến sự hình thành khả năng vượt khó.

(a) Quan hệ: giao hảo tốt với mọi người, có khả năng làm bạn tốt tạo quan hệ tích cực.

(b) Tinh thần phục vụ: phục vụ mọi người hay cho một lý tưởng.

(c) Kỹ năng sống: sử dụng các kỹ năng sống bao gồm kỹ năng quyết quyết định, khẳng định và kiềm chế xung động bản thân tốt.

(d) Khôi hài: có óc khôi hài, có thể cười trong hoàn cảnh khó khăn.

(e) Định hướng tự thân: xác định những quyết định và chọn lựa của mình dựa vào những đánh giá bản thân.

(f) Nhận thức: có khả năng nhận biết thấu đáo về con người và hoàn cảnh.

(g) Độc lập: có thể tránh xa những người và hoàn cảnh xấu, tự chủ và chọn con đường mình đi.

(h) Có cái nhìn tích cực về tương lai cá nhân: lạc quan, nhìn về tương lai tích cực.

(i) Linh động: có thể thích ứng với những thay đổi, uyển chuyển khi cần thiết để đáp ứng với các tình huống một cách tích cực.

(k) Hiếu học: cho thấy có khả năng và gắn bó với chuyện học.

(l) Có động lực: chủ động và có động lực nội tại.

(m) Có khả năng: giỏi một thứ gì đó.

(n) Tự tin: tự tin và biết mình có giá trị.

(o) Tâm linh: có đức tin vào một giá trị tinh thần cao cả.

(p) Sáng tạo: có khả năng biểu lột qua hoạt động nghệ thuật hay biết dùng trí tưởng tượng và suy nghĩ sáng tạo,

Ở một mức độ trừu tượng hơn, Grotberg (1999) trình bày một mô hình khả năng vượt khó giúp mỗi cá nhân hình thành các tiến trình đối phó với nghịch cảnh của cuộc sống. Mô hình này bao gồm ba thành phần:

(a) Tôi Có bao gồm Niềm Tin: là sự tin tưởng và tin cậy vào người hoặc vật khác.

(b) Tôi Là bao gồm Tự Chủ và Bản Sắc: tự chủ là sự độc lập hay tự do - khả năng tự quyết định của chính mình, và bản sắc là sự tương ứng với sự phát triển của mỗi cá nhân trong suốt những năm thiếu niên của với những câu hỏi sau: tôi là ai? sự khác biệt của tôi với trẻ khác? các mối quan hệ mới của tôi với cha mẹ của tôi là gì?

tôi đã thành đạt được những gì? tôi sẽ đi về đâu?

(c) Tôi Có Thể bao gồm Chủ động và Cần Mẫn: là khả năng và sẵn sàng hành động và làm việc chăm chỉ kiên trì trong một công việc.

c. Tiến trình và s tương tác gia các yếu t bo v ni ti và ngoi ti Vance và Sanchez (1998) thì nhấn mạnh khía cạnh tương tác của các yếu tố nội tại và ngoại tại trong tương quan tâm lý xã hội qua bảng phân loại sau:

Tính chất của trẻ Đặc điểm gia đình Sự hỗ trợ xã hội ngoài gia đình

Tích cực, tính khí dễ chịu Sống với cha mẹ Có người hướng dẫn tinh thần ngoài gia đình

Tự chủ và độc lập ngay từ nhỏ

Nối kết an toàn giữa mẹ và con ngay từ nhỏ

Có người lớn giúp chăm sóc gia đình

Có hy vọng và kỳ vọng cao về tương lai

Có quan hệ nồng ấm với cha mẹ

Có bạn bè giúp đỡ trẻ

Ngay từ thiếu niên có ý thức tự chủ về cuộc sống

Được cha mẹ áp dụng kỷ luật nhất quán và hợp lý

Có một người hướng dẫn tình thần tại trường giúp trẻ

Gắn bó và và làm cho người chung quanh thích

Thấy rằng cha mẹ quan tâm

Có một cơ sở tôn giáo hỗ trợ cho gia đình

Có óc khôi hài Gia đình có nề nếp trong sinh hoạt

Gia đình nhận sự hỗ trợ từ sở làm của cha mẹ

Có khả năng cảm thông với ngưới khác

Được thấy là có năng lực Có trí thông minh trên trung bình (Điểm trên 100) Đọc sách báo

Giao hảo với người chung quanh

Có khả năng giải quyết vấn đề từ thời đi học

Chúng ta cần chú ý tính chất tương liên giữa các yếu tố nội và ngoại tại của một cá thể. Chẳng hạn xét đến yếu tố nội tại là tính nhút nhát và yếu tố ngoại tại là sự quan tâm hỗ trợ của một người lớn Một đứa trẻ rụt rè nhút nhát sẽ có ít giao tiếp bày tỏ các nhu cầu của mình và từ đó sẽ ít có cơ hội tìm được một người lớn quan tâm và hỗ trợ hơn là một đứa trẻ cởi mở và hoạt bát.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý về hiệu quả của các yếu tố bảo vệ khi xét đến tác dụng của chúng khi hình thành tính vượt khó của trẻ em. Rutter (1987) cho rằng chúng ta phải cẩn thận khi xét đến ý nghĩa của những yếu tố này. Theo ông ta, mặc dầu sự hiện hữu của các yếu tố bảo vệ trong đời sống của một học sinh rất quan trọng trong việc tiên đoán khả năng vượt khó của em đó, thật ra tiến trình bảo vệ mới thật sự có giá trị để quyết định những phương hướng gia tăng tính vượt khó và do đó ngăn chận được những hậu quả tiêu cực.

Johnson và Wiechelt (2004) thì đi xa hơn trong việc định rõ tính chất của các yếu tố bảo vệ: các yếu tố bảo vệ vốn tùy thuộc vào bối cảnh, hoàn cảnh và mỗi cá nhân để từ đó dẫn đến các kết quá khá nhau. Những yếu tố bảo vệ hiện diện và hữu ích cho một cá nhân này chưa chắc đã hiện diện hay hữu tích với một cá nhân khác giống như vậy. Tương tự, các yếu tố bảo vệ dẫn đến những kết quá tích cực cho

một cá nhân trong một hoàn cảnh này chưa chắc đã dẫn đến những kết quả tích cực cho cùng cá nhân đó nhưng trong một hoàn cảnh khác.

Trong hai thập niên trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào việc tìm hiểu tiến trình các yếu tố bảo vệ này tác động và hình thành khả năng vượt khó của trẻ thay vì chỉ nhận diện những yếu tố này (Cowen et al. 1997; Luthar, 1999) hay tiến trình cá nhân vượt qua nghịch cảnh mà họ gặp phải (Luthar, Cicchetti, &

Becker, 2000). Những nghiên cứu này không chỉ mang tính trọng yếu trong việc phát triển các lý thuyết và nghiên cứu trong chủ đề mà còn trong việc thiết kế những phương cách phòng ngừa và can thiệp cho trẻ gặp nghịch cảnh (Cicchetti & Toth, 1991, 1992; Luthar, 1993; Masten & Garmezy., 1990; Rutter, 1990).

Gần đây nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng như Rutter (e.g., 1999), Ungar (e.g., 2004), Resnick (e.g., Resnick, Ireland, & Borowsky, 2004) và Luthar (e.g., 2006) đã đóng góp thêm nhiều ý kiến cho chủ đề này như đánh giá lại các chứng cứ hay tập trung tìm hiểu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh học, tương quan giữa di truyền và môi trường, môi trường văn hóa khác nhau, và khái niệm vượt khó trong yếu tố xã hội (social construct) và những yếu tố bảo vệ khác trong đời sống của tuổi trẻ.

Một phần của tài liệu Những yếu tố rủi ro và những yếu tố bảo vệ trong việc hình thành khả năng vượt khó của học sinh trung học phổ thông tại tp hồ chí minh = risks and protective factors in development of resiliency in hig (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)