Khái niệm về xã hội hóa và xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Tăng cường xã hội hóa giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (Trang 36 - 39)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý luận về xã hội hóa giáo dục trong quản lý giáo dục

1.2.3. Khái niệm về xã hội hóa và xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa là quá trình hội nhập của một cá nhân vào xã hội hay một trong các nhóm của xã hội thông qua quá trình học các chuẩn mực và các giá trị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 26 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xã hội. Đó cũng là quá trình tiếp thu và phê phán các giá trị chuẩn mực và khuôn mẫu hành động mà trong đó mỗi thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì đƣợc năng lực hành động xã hội.

Khái niệm trên đây đã nêu lên nội dung cơ bản thuộc phạm trù xã hội hóa. Từ đó ta có thể rút ra:

Xã hội hóa là quá trình học tập suốt đời của cá nhân. Trong đó, cá nhân với tư cách là chủ thể hành động không chỉ tiếp thu mà còn làm phong phú thêm các quan hệ xã hội, các giá trị vật chất và tinh thần dưới hình thức cá nhân.

Xã hội hóa có mục tiêu chủ yếu là: huy động sức mạnh của toàn xã hội, tạo ra nhiều nguồn lực đa dạng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, làm cho các lĩnh vực này thực sự gắn bó với dân, do dân và vì dân để nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

1.2.3.2. Khái niệm về xã hội hóa giáo dục

Xã hội hóa giáo dục là huy động lực lƣợng của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, tạo điều kiện để mọi người dân được thụ hưởng các thành quả do giáo dục đem lại; huy động sự đóng góp của người dân. Đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình trường lớp, phát triển hệ thống trường lớp ngoài công lập, tổ chức tốt việc phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội.

Nhà nước giữ vai trò định hướng, tạo cơ chế, chính sách cho sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lƣợng giáo dục.

Xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược về giáo dục, chỉ đạo quá trình xây dụng và phát triển giáo dục nhằm tạo ra chuyển biến sâu sắc, có tính

"cách mạng” trong hoạt động thực tiễn giáo dục, biến hoạt động giáo dục vốn mang tính chuyên biệt trong một lĩnh vực, một thiết chế xã hội (ngành giáo dục) trở thành một hoạt động xã hội rộng lớn, sâu sắc đi vào tất cả các lĩnh vực của đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội.

Trong một số văn kiện của Đảng, xã hội hóa giáo dục đƣợc xác định là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 27 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Nhưng qua thực tiễn việc thực hiện xã hội hóa giáo dục có những thời điểm chƣa đạt đƣợc kết quả mong muốn. Trong sự hạn chế đó một phần do nhận thức của một bộ nhân dân và một số cán bộ cấp cơ sở chƣa thấy hết vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương. Đôi lúc còn

...

Ngày 21-8-1997, Thủ Tướng Chính phủ ký ban hành Nghị quyết số 90- CP của Chính phủ đã xác định khái niệm xã hội hóa giáo dục, đó là:

- Là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục;

- Là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh thuận lợi cho hoạt động giáo dục;

- Là mở rộng các nguồn đầu tƣ, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội (kể cả từ nước ngoài ); phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này và Gồm 3 nội dung chủ yếu:

Một là, tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động thực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành xã hội học tập.

Hai là, vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo môi trường giáo dục tốt lành, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội; tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 28 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ban nhân dân, các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp… đối với sự nghiệp giáo dục.

Ba là, nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân, của mỗi người đối với giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục để phục vụ tốt việc học tập của nhân dân.

Nhƣ v xã hội hóa giáo dục không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Xã hội hóa giáo dục không là một giải pháp ngắn hạn trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lƣợc. Xã hội hóa giáo dục nhằm đến thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ trẻ mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi tổ chức chính trị-xã hội phát huy cao nhất trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục. Xã hội hóa giáo dục còn nhằm đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên đất nước,

.[2]

1.3. Xã hội hóa giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Tăng cường xã hội hóa giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)