9. Dự kiến cấu trúc của Luận văn
2.3.1. Quan điểm chỉ đạo
- Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em. Cần quán triệt quan điểm coi đầu tƣ cho giáo dục mầm non là đầu tƣ cho phát triển chiến lƣợc, lâu dài; cũng là đầu tƣ cho chiến lƣợc con ngƣời nhằm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 83 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố và đất nƣớc.
- Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân và toàn xã hội nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em, thực hiện tốt mục tiêu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” và đảm bảo các mục tiêu về an sinh xã hội.
- Các cấp chính quyền và các ngành chức năng có trách nhiệm quản lý, tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục mầm non; hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ nhà giáo; đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non. Ƣu tiên đầu tƣ cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
- Phát triển giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, xu hƣớng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, của từng vùng miền, của mỗi địa phƣơng trên nguyên tắc đảm bảo công bằng trong quyền đƣợc thụ hƣởng giáo dục mầm non một cách toàn diện, khoa học, hiệu quả.
- Đổi mới toàn diện, mạnh mẽ giáo dục mầm non theo nguyên tắc bảo đảm sự đồng bộ, tiên tiến, phù hợp với đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn bị tốt cho trẻ vào bậc tiểu học và có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục. Mở rộng thƣờng xuyên và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh, cộng đồng xã hội nhằm phối hợp, đa dạng hoá các phƣơng thức chăm sóc, giáo dục trẻ em.