Dự báo xu thế phát triển xã hội hóa GDMN

Một phần của tài liệu Tăng cường xã hội hóa giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (Trang 96)

9. Dự kiến cấu trúc của Luận văn

2.4. Dự báo xu thế phát triển xã hội hóa GDMN

2.4.1. Những xu hướng chung về xã hội hóa GDMN

Trong điều kiện hiện nay của nƣớc ta, việc huy động tiền của, vật chất, đất đai, sức lực của toàn dân, của toàn xã hội vào phát triển giáo dục nói chung và GDMN nói riêng là hết sức cần thiết, và đây có thể xem nhƣ là một trong những nhiệm vụ cụ thể của xã hội hóa giáo dục. Trên thực tế những năm qua nhiệm vụ này đã đƣợc triển khai rất hiệu quả, góp phần xây thêm nhiều trƣờng học, bảo đảm có chỗ học cho con em chúng ta. Tuy nhiên việc mở thêm trƣờng mới vẫn chƣa đủ đáp ứng nhiệm vụ đào tạo chung của quốc gia, và ngay việc các trƣờng đã mở vẫn chƣa bảo đảm đúng quy cách của một cơ sở giáo dục đào tạo toàn diện. Đại đa số các trƣờng học dân lập mở ra với mục tiêu cao cả là góp phần cùng nhà nƣớc giáo dục, chăm sóc thế hệ trẻ, đây đó vẫn có trƣờng mở ra với mục đích kinh doanh, kiếm lời, hoặc lợi dụng cơ chế, chính sách để chiếm dụng đất đai.

Xã hội hóa GDMN phải đặt trong sự quản lý của nhà nƣớc, đây là một nguyên tắc bất di bất dịch. Nhà nƣớc quản lý các hoạt động giáo dục thông qua hệ thống pháp luật, thông qua các cơ chế chính sách, tạo mọi điều kiện để các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân có thể tham gia đóng góp vào phát triển giáo dục. Bởi vậy nêu cao trách nhiệm quản lý của chính quyền và của nghành giáo dục từ trung ƣơng xuống địa phƣơng, chính là tạo ra động lực tốt nhất cho xã hội hóa giáo dục. Chính quyền và ngành giáo dục các cấp nên thƣờng xuyên hợp tác chặt chẽ và khuyến khích các tổ chức đoàn thể, các tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 86 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chức xã hội, các cộng đồng dân cƣ, các dòng họ có nhiều sáng kiến và việc làm cụ thể đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục ở từng địa phƣơng.

Trong những năm tới, việc triển khai thực hiện xã hội hóa GDMN vẫn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Các lƣợc lƣợng xã hội và nhân dân tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất; tham gia trực tiếp vào các hoạt động giáo dục về nội dung, chƣơng trình, kế hoạch… góp ý xây dựng hệ thống hành lang pháp lý tạo điều kiện thuật lợi về phát triển GDMN.

2.4.2. Một số vấn đề cơ bản đặt ra về xã hội hóa GDMN

2.4.2.1. Về nhận thức

Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập hiện nay, tình hình thế giới có nhiều biến động, thì việc giáo dục lý luận Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về triết lý giáo dục và đặc biệt là các quan điểm của Bác về sự nghiệp GDMN là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhận thức đầy đủ các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, các chƣơng trình của ngành giáo dục để từ đó có ý thức chính trị vững vàng, tinh thần độc lập tự chủ cao trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa.

2.4.2.2. Về nội dung, chương trình

Xã hội hóa GDMN là một hoạt động nằm trong toàn bộ hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trƣờng và ngoài xã hội. Nó đƣợc thực hiện tuân theo quy luật nhận thức của con ngƣời từ thấp đến cao, từ hẹp đến rộng, từ nông đến sâu... Việc xây dựng nội dung chƣơng trình xã hội hóa giáo dục cần phải tuân theo quy luật nhận thức đó. Vì vậy cần tìm ra và trang bị cho mọi tầng lớp nhân dân những cách thức thực hiện mới phổ biến trong xã hội, đang diễn ra mạnh mẽ phù hợp với xu hƣớng phát triển của thế giới hiện đại. Vì thế không thể bảo thủ, trì trệ hoặc đƣa mọi cái mới bất kỳ vào một cách thiếu chọn lọc làm cho không những không thực tế, thiếu hiệu quả mà còn phản tác dụng. Xã hội hoá giáo dục là xây dựng nội dung, chƣơng trình giáo dục phù hợp, thiết thực, có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 87 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiệu quả với từng loại đối tƣợng trong xã hội và xã hội phát huy tốt vai trò của mình trong quá trình giáo dục.

2.4.2.3. Huy động tài chính, kinh phí của xã hội

Ở nhiều nƣớc trên thế giới, ngƣời ta thực hiện xã hội hoá giáo dục trong lĩnh vực này bằng cách huy động các nguồn đóng góp tài chính của xã hội qua thuế và các nguồn thu khác để nhà nƣớc trực tiếp quản lý, đầu tƣ cho giáo dục. Vì vậy họ thực hiện hệ thống giáo dục thống nhất, nhà nƣớc chi phí đầy đủ, thƣờng xuyên cho mọi nhà trƣờng. Học sinh không phải đóng học phí. Kinh phí nhà trƣờng gồm tiền lƣơng giáo viên, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động đều đƣợc nhà nƣớc chăm lo, xã hội chăm sóc bằng nguồn tài chính do xã hội đóng góp. Hiện nay, ở nƣớc ta hiện nay, GDMN đang thực hiện đa dạng hoá các loại hình cho phù hợp với kinh tế thị trƣờng. Đây cũng là một cách để xã hội hoá giáo dục. Vì thế những cơ sở, cơ quan giáo dục thực hiện tốt, thật sự vì mục tiêu giáo dục con ngƣời mới toàn diện, tức là đã huy động những thành viên xã hội, huy động các thành phần kinh tế tham gia hoạt động giáo dục. Ngƣợc lại, nếu cơ sở, cơ quan, nhà trƣờng nào đó lập ra với mục đích kinh doanh, lấy mục tiêu lỗ lãi về tài chính, coi nhẹ chất lƣợng giáo dục toàn diện là trái với xã hội hoá giáo dục và thực chất đó là thị trƣờng hoá giáo dục sẽ thất bại trong việc huy động tài chính của xã hội.

2.4.2.4. Phương thức hoạt động giáo dục

Xã hội hoá giáo dục là thực hiện phƣơng châm, phƣơng thức giáo dục mang tính xã hội rộng lớn. Các hoạt động giáo dục đƣợc tiến hành trong xã hội và toàn xã hội thực hiện. Bởi vì mọi biến đổi về kiến thức, sự hội nhập về kinh tế, văn hoá, văn minh, tiến bộ đều diễn ra trong xã hội ở những phạm vi mức độ khác nhau. Xã hội sẽ "dạy" cho con ngƣời những kiến thức ấy, những tiến bộ, tri thức mới mẻ ấy một cách trực tiếp, tự nhiên và cập nhật. Để xã hội hoá giáo dục cần có cơ chế, chính sách, định hƣớng cho con ngƣời say sƣa, tự nguyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 88 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

học tập trong cuộc sống hàng ngày. Xã hội cùng với nhà trƣờng và gia đình kết hợp chặt chẽ trong các hoạt động giáo dục, nhất là GDMN.

2.4.2.5. Xã hội hoá giáo dục là xây dựng xã hội học tập

Mọi ngƣời trong xã hội ở mọi lứa tuổi, mọi cƣơng vị đều tự giác, say sƣa, có nhu cầu học tập mà thế giới hiện nay đang trở thành xu thế phổ biến. Ở nƣớc ta, hình thức xã hội hoá giáo dục này cần đƣợc khuyến khích, có chính sách và cơ chế, chế tài thích hợp để cổ vũ mọi ngƣời tự học. Học dƣới nhiều hình thức, học những tri thức mới và những tri thức với mình còn thiếu hụt... ở bất cứ điều kiện nào, dƣới bất kỳ hình thức nào.

2.4.2.6. Xã hội hóa văn hóa trong nhà trường

Hiện nay hoạt động “Diễn biến hòa bình” đang đƣợc các thế lực thù địch đẩy mạnh nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa của Nhà nƣớc ta bằng nhiều con đƣờng, cách thức khác nhau. Song con đƣờng đƣợc các thế lực lựa chọn nhiều nhất là vấn đề văn hóa và giáo dục. Vì vậy, việc xây dựng và giáo dục văn hóa trong nhà trƣờng là hết sức cần thiết. GDMN với đối tƣợng đặc thù là trẻ nhỏ, sự nhận diện các thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” chƣa có. Trong khi đó sự bùng nổ về thông tin qua Internet, nhiều kênh truyền hình chƣa đƣợc kiểm soát chặt về nội dung… Bên cạnh công tác giáo dục về văn hóa, truyền thống thì môi trƣờng văn hóa có tác động trực tiếp đến trẻ. Từ cách ứng xử, ăn mặc… của các cô giáo, cô nuôi đến việc trang trí lớp học, trƣờng học có tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của trẻ.

2.4.3. Xu hướng và vấn đề đặt ra với công tác xã hội hóa GDMN ở huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng hiện nay

Nằm trong xu thế chung của cả nƣớc và thành phố, công tác xã hội hóa GDMN huyện Vĩnh Bảo hiện nay và thời gian tới có những thuật lợi cơ bản: Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện ban hành nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 89 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

văn bản thực hiện phát triển GDMN; các lực lƣợng xã hội tăng cƣờng huy động các nguồn lực cho phát triển GDMN; chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đƣợc hoàn thành. Bên cạnh đó vấn đề đặt ra đối với công tác xã hội hóa GDMN của huyện cũng gặp không ít khó khăn, thách thức: Kinh tế tăng trƣởng chậm; nhận thức của nhân dân về xã hội hóa chƣa đồng đều; nhiều xã dân cƣ phân bố không đều dẫn đến có nhiều điểm trƣờng nên việc đầu tƣ dàn trải, thiếu phòng học, trang thiết bị thiếu thốn... Một số xã đội ngũ cán bộ lãnh đạo chƣa thật quan tâm đến GDMN, công tác xã hội hóa GDMN chỉ dừng lại ở việc huy động tài chính từ nhân dân. Lớp mầm non tƣ thục, nhóm trẻ gia đình hoạt động vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn phòng chống dịch bệnh, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn và tai nạn thƣơng tích cho trẻ. Chất lƣợng giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập và tƣ thục chƣa đồng đều…

Vì vậy, vấn đề đặt ra với công tác xã hội hóa GDMN huyện Vĩnh Bảo là rất khó khăn. Cần có những biện pháp cụ thể để công tác này thực sự góp phần xây dựng sự nghiệp GDMN theo hƣớng chuẩn hóa góp phần phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội địa phƣơng hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 90 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua khảo sát thực trạng xã hội hóa GDMN huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng nhận thấy:

Công tác xã hội hóa GDMN huyện Vĩnh Bảo hiện nay đã thu đƣợc những kết quả nhất định, song vẫn có những tồn tại hạn chế do các nguyên nhân chủ quan và khách quan nhƣ: Nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý địa phƣơng, giáo viên và các lực lƣợng tham gia xã hội hóa GDMN chƣa đầy đủ và đồng bộ. Kế hoạch, nội dung, phƣơng pháp thực hiện chƣa tốt. Phƣơng pháp, biện pháp tổ chức, quản lý xã hội hóa GDMN thiếu tính sáng tạo, phong phú và chậm đổi mới. Nhà trƣờng chƣa năng động trong tham mƣu đề xuất các biện pháp thực hiện; công tác bồi dƣỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho giáo viên còn hạn chế; công tác phối hợp kiểm tra đánh giá kết quả xã hội hóa chƣa kịp thời, thƣờng xuyên; chƣa khuyến khích, vận động đƣợc sự vào cuộc của toàn dân với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ…

Từ kết quả khảo sát đánh giá công tác xã hội hóa GDMN của huyện Vĩnh Bảo ở chƣơng 2 đã chứng minh làm rõ các vấn đề lý luận ở chƣơng 1, là cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học để tác giả đề xuất các biện pháp tăng cƣờng xã hội hóa GDMN huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng đạt hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 91 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH BẢO,

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp thực hiện

3.1.1. Bảo đảm tính mục đích

Các biện pháp phải nhằm vào việc xây dựng và phát triển GDMN cả về chất lƣợng và số lƣợng; huy động đƣợc toàn bộ lực lƣợng xã hội tham gia vào sự nghiệp GDMN dƣới sự quản lý trực tiếp của nhà nƣớc và sự lãnh đạo của Đảng.

3.1.2. Bảo đảm tính khoa học

Các biện pháp thực hiện phải đƣợc xây dựng dựa trên các cơ sở khoa học, đặc biệt là khoa học quản lý và vận dụng linh hoạt các thành tựu khoa học của các ngành khác nhau phù hợp với đặc điểm từng địa phƣơng… Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học khi thực hiện phải đảm bảo tính hệ thống và tính tổng hợp các biện pháp với nhau.

3.1.3. Bảo đảm tính đồng bộ

Các biện pháp phải đƣợc xây dựng và thực hiện một cách có hệ thống và có tính liên hoàn nhằm phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp của các lực lƣợng xã hội (cả trong và ngoài nhà trƣờng) cùng tham gia vào công tác xã hội hóa. Nguyên tắc này đòi hỏi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Ba lực lƣợng này phải đƣợc liên kết, phối hợp chặt chẽ và thống nhất cả về mục đích, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động.

3.1.4. Bảo đảm tính khả thi

Các biện pháp đề ra đƣợc xuất phát từ thực tiễn của mỗi nhà trƣờng và địa phƣơng. Nguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo việc điều tra nắm bắt thông tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời, cụ thể, không xa rời thực tiễn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 92 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.5. Bảo đảm tính hiệu quả

Các biện pháp phải phù hợp với từng đối tƣợng tham gia xã hội hóa, phù hợp với chủ trƣơng của địa phƣơng, nhà trƣờng trong việc quản lý các hoạt động dạy học thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở các nhà trƣờng mầm non hiện nay.

3.2. Các biện pháp chủ yếu

3.2.1. Biệp pháp 1: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền đối với công tác xã hội hóa GDMN

3.2.1.1. Mục tiêu

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải xác định công tác xã hội hóa GDMN là là một nội dung lãnh đạo, chỉ đạo trọng tâm, quan trọng; hằng năm xây dựng các chỉ tiêu về phát triển giáo dục mầm non trong hệ thống chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện và các xã, thị trấn. Tăng cƣờng công tác quản lý giáo dục, rèn luyện nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, giáo viên mầm non; thƣờng xuyên nắm chắc tình hình đội ngũ cán bộ trƣờng mầm non, tập trung xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ và tích cực phát hiện tạo nguồn, đào tạo bồi dƣỡng xây dựng đội ngũ cán bộ, gắn với việc đánh giá, sắp xếp bố trí, sử dụng cán bộ một cách hợp lý.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Ban hành các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản chỉ đạo về phát triển GDMN và công tác xã hội hóa GDMN trƣớc mắt và lâu dài. Xây dựng hệ thống hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức trong và ngoài xã hội đƣợc tham gia vào phát triển GDMN bằng nhiều hình thức khác nhau.

Tăng cƣờng giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện các quy định trong hoạt động quản lý GDMN, nhất là các trƣờng mầm non dân lập, bán công, nhóm trẻ gia đình để đảm bảo quyền lợi cho trẻ em; tạo sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành chức năng trong công tác chăm lo phát triển giáo dục mầm non.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 93 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chú trọng chức năng giám sát của nhân dân trong quá trình triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non. Chỉ đạo tốt công tác sơ, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về GDMN.

Tranh thủ nguồn đầu tƣ tài chính của thành phố và Nhà nƣớc về thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong tiêu chí giáo dục để từng bƣớc hiện đại hóa các trƣờng mầm non và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công

Một phần của tài liệu Tăng cường xã hội hóa giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (Trang 96)