9. Dự kiến cấu trúc của Luận văn
1.4.2. Nội dung
Đến nay, xã hội hóa GDMN đã đƣợc triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nƣớc đã góp phần dựng xây nên một xã hội toàn dân tham gia vào các hoạt động GDMN. Nhân dân hiến đất làm trƣờng học, các đoàn thể, các tổ chức xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hăng hái mở trƣờng học, từ những trƣờng học tình thƣơng, đến các loại hình trƣờng mầm non khác. Rõ ràng xã hội hóa GDMN đã và đang là sự hợp tác có hiệu quả giữa nhà nƣớc và nhân dân và các tổ chức xã hội để thực hiện sự nghiệp GDMN dân chủ rộng mở cho tất cả mọi ngƣời trong xã hội, một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và giàu bản sắc dân tộc.
Tuy nhiên do quán triệt quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc chƣa đầy đủ và sâu sắc về xã hội hóa giáo dục nói chung và xã hội hóa GDMN nói riêng, việc thực hiện đã và đang có những biểu hiện phiến diện, không đồng bộ. Bằng chứng rõ nét nhất của những khiếm khuyết này là nhiều nơi, nhiều lúc thiên về vận động nhân dân đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trƣờng lớp, thiên về mở thêm trƣờng mới hoặc đóng góp tiền của để thực hiện những hoạt động ngoại khóa ... Những việc làm này, hết sức cần thiết trong hoàn cảnh đất nƣớc còn khó khăn, ngân sách quốc gia còn hạn hẹp, tuy nhiên nếu chỉ chú trọng vào các việc làm đó thì ý nghĩa tốt đẹp của việc thực hiện xã hội hóa sẽ mất đi rất nhiều.
Nhƣ vậy có thể nói xã hội hóa GDMN là hoạt động nằm trong hệ thống chung các hoạt động của nền giáo dục quốc gia và có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với tất cả các hoạt động giáo dục khác và rộng hơn, nó còn có mối quan hệ khăng khít với các nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội của đất nƣớc, thành phố và mỗi địa phƣơng. Nó bao gồm nhiều việc làm, mang tính toàn diện và đồng bộ.
Trƣớc nhất, là phải huy động toàn dân tham gia vào xây dựng môi trƣờng giáo dục toàn diện cho trẻ. Việc dạy học, chăm sóc trong nhà trƣờng không đơn thuần là việc của các thầy cô giáo, mà đó còn là việc của cha mẹ và các tổ chức đoàn thể ngoài xã hội. Cha mẹ, ngƣời lớn sống gƣơng mẫu, tôn trọng pháp luật, giữ gìn kỷ cƣơng phép nƣớc, có đời sống lành mạnh chính là sự đóng góp tốt nhất cho việc hình thành nên thói quen và dần hình thành nhân cách cho trẻ ngay từ đầu. Bởi vậy điều đáng quan tâm số một trong việc thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hiện xã hội hóa GDMN ở từng địa phƣơng chính là việc phải xây dựng bằng đƣợc môi trƣờng sống lành mạnh cho trẻ, có văn hóa. Không làm đƣợc việc này dù có xây trƣờng học đẹp, dù có cố gắng vận động tất cả trẻ em đi học, dù có cải thiện đời sống giáo viên bao nhiêu chăng nữa việc giáo dục con em trong các trƣờng học vẫn chỉ dừng ở kết quả phiến diện, bề ngoài mà thôi.
Thứ h , giáo dục
trẻ mầm non với sự phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh, cha mẹ của trẻ nhằm thực hiện đa dạng hoá phƣơng thức chăm sóc, giáo dục trẻ em. Từng bƣớc thực hiện đổi mới nội dung, phƣơng pháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc bảo đảm đồng bộ, phù hợp, tiên tiến, gắn với đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, góp phần tích cực, thiết thực nâng cao chất lƣợng giáo dục.
Thứ ba, đƣợc thể hiện ở phong trào toàn dân chăm lo cho sự nghiệp GDMN góp phần nâng cao chất lƣợng nuôi dạy trẻ. Những năm qua nhiều địa phƣơng, cơ quan chức năng các tổ chức chính tri-xã hội, xã hội nghề nghiệp, nhiều dòng họ… đã khởi xƣớng, duy trì và mở rộng phong trào xã hội học tập. Hội khuyến học Việt Nam đi đầu trong việc tổ chức các trung tâm giáo dục cộng đồng, các hội trong Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và nhiều hội khác đã mở nhiều trung tâm đào tạo, mở nhiều khóa đào tạo, phổ biến, nâng cao kiến thức cho mọi tầng lớp nhân dân ở từng địa phƣơng trong phạm vi toàn quốc. Phải khẳng định đây là một trong những thành công nổi trội của hoạt động xã hội hóa giáo dục trong thời gian qua.
:
Bên cạnh việc củng cố các trƣờng công lập giữ vai trò chủ đạo, lấy đó làm nòng cốt, cần mở ra nhiều hình thức giáo dục, phát triển các loại hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trƣờng ngoài công lập, tạo cơ hội cho mọi trẻ em đều có cơ hội đƣợc chăm sóc, giáo dục toàn diện, tiếp cận đƣợc những kiến thức ban đầu, khoa học kỹ thuật để từng bƣớc làm quen với nền tri thức và hình thành các kỹ năng sống...
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại trƣờng, lớp dân lập, tƣ thục tại những vùng có kinh tế thuận lợi.
Ban hành các chính sách cụ thể hỗ trợ các trƣờng ngoài công lập có điều kiện hoạt động tốt nhƣ: Hỗ trợ, tạo điều kiện về đất để các trƣờng ngoài công lập xây dựng trƣờng sở; các cơ quan nhà nƣớc cho các trƣờng ngoài công lập thuê các cơ sở, công trình hiện có để làm trƣờng sở học tập; nhân dân góp cổ phần để xây dựng trƣờng ngoài công lập; Ngân hàng cho trƣờng ngoài công lập vay vốn theo điều kiện ƣu đãi để đầu tƣ xây dựng cơ sở, mua sắm thiết bị giảng dạy, học tập; Các giáo viên trƣờng công khi chuyển sang các đơn vị bán công, dân lập, tƣ thục đƣợc tiếp tục hƣởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội.