Thực trạng GDMN huyện Vĩnh Bảo

Một phần của tài liệu Tăng cường xã hội hóa giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (Trang 75 - 82)

Chương 2: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ GDMN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHềNG HIỆN NAY

2.2. Khái quát về thực trạng GDMN và xã hội hoá GDMN thành phố Hải Phòng và huyện Vĩnh Bảo

2.2.2. Thực trạng GDMN huyện Vĩnh Bảo

Trong những năm qua (từ năm 2010 đến nay) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội XXIV của Đảng bộ huyện, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện và đạt đƣợc kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực: Kinh tế phát triển khá, giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng khá cao;

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt đƣợc nhiều kết quả thiết thực. Quốc phòng an ninh đƣợc bảo đảm. Hệ thống chính trị được tăng cường, củng cố đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện. Đặc biệt, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện được tập trung cao, thường xuyên tổ chức triển khai với những chủ trương, giải pháp thực hiện có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của huyện đảm bảo đúng định hướng phát triển GDMN của huyện đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của thành phố và đất nước do tác động của suy giảm kinh tế thế giới, với điều kiện là huyện còn khó khăn về mọi mặt so với mặt bằng chung trong thành phố, vì vậy nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo nói chung, nguồn lực đầu tƣ cho sự nghiệp giáo dục mầm non còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.

2.2.2.1. Về quy mô trường lớp Về Số trường:

Trong 5 năm qua, mạng lưới các trường Mầm non của huyện luôn ổn định, với 1 trường công lập và 30 trường bán công. Đến năm học 2011 - 2012, thực hiện Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 của UBND thành phố,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 65 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

100% số trường bán công trên địa bàn huyện đã chuyển đổi sang hình thức công lập tự chủ một phần tài chính.

Việc thực hiện quy hoạch khu học tập tập trung đó cú chuyển biến rừ rệt, đến nay, toàn huyện có 9 trường có 1 điểm trường (tăng 4 trường so với năm 2010), 9 trường có 2 điểm trường, 9 trường có 3 điểm trường, 2 trường có 4 điểm trường (An Hòa, Trung Lập) và 2 trường có 5 điểm trường (Vinh Quang, Dũng Tiến). Tỷ lệ số trường có nhiều hơn 2 điểm trường còn khá cao (42%) là do một số nguyên nhân cơ bản: các xã trong huyện có địa bàn rộng, dân cƣ phân bố không tập trung và sự đầu tư của nhà nước cho các địa phương còn hạn chế.

Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn huyện còn có 1 trường mầm non tư thục Hoa Phƣợng đi vào hoạt động từ năm học 2012 - 2013 (đặt tại xã Hùng Tiến) và 61 nhóm trẻ gia đình. Các trường học và nhóm trẻ gia đình được phân bố đều trên địa bàn huyện, cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu nuôi dạy trẻ của nhân dân trong huyện.

Về số nhóm, lớp và số trẻ được huy động đến lớp:

Việc huy động trẻ đến lớp, đặc biệt là độ tuổi mẫu giáo và trẻ 5 tuổi đƣợc quan tâm. Đến nay, trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp là 10.223/10.963 cháu đạt 93,3%, trong đó, số trẻ 5 tuổi đến lớp là 2.675/2.675 cháu đạt 100%.

Riêng việc huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đến lớp có xu hướng giảm và đạt thấp, năm học 2013 - 2014 có 1.738/7.241 trẻ đến trường đạt 24%, nếu tính cả nhóm trẻ gia đình số lƣợng trẻ đến lớp là 2.955/7.241 đạt 40,8%.

Tỷ lệ trẻ huy động đến lớp đạt thấp là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

các cơ sở giáo dục thiếu phòng học, thực hiện cơ chế ƣu tiên phòng học cho trẻ 5 tuổi đảm bảo công tác phổ cập, sự chỉ đạo của thành phố, trực tiếp là Sở GD- ĐT về việc thực hiện Điều lệ trường mầm non về số lượng cháu trên lớp.

2.2.2.2. Chất lượng giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 66 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công tác giáo dục, chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ đã đƣợc các cấp ủy đảng, chính quyền, nhà trường và phụ huynh học sinh quan tâm đầu tư, có chuyển biến khỏ rừ rệt.

Về chất lượng nuôi dưỡng: Số trẻ ăn bán trú tại trường tăng qua từng năm (không tính nhóm trẻ gia đình): từ 93% (9.259/9.964 cháu) tăng lên 97,7%

(9.077/9.286 cháu). Về cân nặng: Kênh bình thường từ 88,6% (8.828/9.964 cháu) tăng lên 94% (8.728/9.286 cháu); Kênh suy dinh dƣỡng từ 11,4%

(1.136/9.964 cháu) giảm còn 6% (558/9.286 cháu). Về chiều cao: Kênh bình thường từ 86,8% (8.649/9.964 cháu) tăng lên 91% (8.450/9.286); Thể thấp còi từ 13,2% (1.315/9.964) giảm xuống còn 9% (836/9.286 cháu).

93%88.60%

11.40%

86.80%

13.20%

97.70%

94%

6%

91%

9%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Năm học 2010-2011 Năm học 2013-2014

Trẻ ăn bán trú Cân nặng: kênh bình thường Cân nặng: kênh suy dinh dưỡng Chiều cao: kênh bình thường Chiều cao: thể thấp còi

Biểu đồ 2.1. So sánh chất lƣợng nuôi dƣỡng trẻ

Mức tiền ăn và chất lượng bữa ăn của trẻ được quan tâm, đã bước đầu có cải thiện nâng cao chất lƣợng dinh dƣỡng cho trẻ. Trung bình mức tiền ăn của trẻ năm học 2010 - 2011 trong toàn huyện là 4.400 đồng/1 trẻ/1 ngày, năm học 2012 - 2013 đạt 6.200 đồng/1 trẻ/1 ngày, đến năm học 2013 - 2014, mức ăn thấp nhất của 1 trẻ trong ngày là 6.000 đồng + gạo (Dũng Tiến, Thắng Thủy, Vinh Quang, Lý Học), cao nhất là trường 20/8 đạt 11.000 đồng và các trường (Tân Hƣng, Tân Liên, Tam Đa, Nhân Hòa, Hiệp Hòa) đạt 10.000 đồng + gạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 67 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4400

6200

9000

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000

Năm học 2010- 2011

Năm học 2012- 2013

Năm học 2013- 2014

Tiền ăn/1 trẻ/1 ngày (đv tính: VN đồng)

Biểu đồ 2.2. So sánh mức tiền ăn của trẻ

Bên cạnh đó, bếp ăn của các trường cũng được quan tâm đầu tư, năm học 2010 - 2011, 100% số trường sử dụng bếp than, bếp củi; đến nay, toàn huyện đã có 28/31 trường xây dựng được bếp ăn có bếp ga, tủ cơm ga, tủ cơm điện (3 đơn vị chƣa có là Cao Minh, Tam Đa, Vinh Quang).

Về chất lượng giáo dục

Để nâng cao chất lượng giáo dục, ngoài việc thực hiện chương trình giáo dục theo quy định, các trường còn tạo điều kiện cho giáo viên chủ động trong việc xây dựng các hoạt động giáo dục; động viên giáo viên tự giác bổ sung thêm đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động giảng dạy, tích cực đổi mới phương pháp, vận dụng sáng tạo, hiệu quả, khai thác tốt các tình huống trong thực tế cuộc sống để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trẻ một cách phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ chủ động tìm tòi, khám phá, khuyến khích trẻ sáng tạo.

Kết quả, tỷ lệ trẻ học chuyên cần ngày một cao. Trẻ tích cực, chủ động trong các hoạt động, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp; ngôn ngữ, trí tuệ ngày một phát triển. Tỷ lệ bé sạch 99%, bé ngoan 99%, bé khỏe 90%, bé phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ 85%. Riêng đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, qua kiểm tra, đánh giá, tỷ lệ trẻ đạt các tiêu chuẩn về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 68 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngữ, thẩm mỹ, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội hằng năm đều đạt trên 90%. Phần lớn trẻ đã biết tƣ duy, biết tự giải quyết một số vấn đề đơn giản trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.

2.2.2.3. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và việc thực hiện chính sách Xỏc định rừ vai trũ quyết định của đội ngũ cỏn bộ, giỏo viờn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, Huyện ủy, UBND huyện, các địa phương đã tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ và giáo viên trên địa bàn huyện, trong đó có đội ngũ cán bộ, giáo viên bậc học mầm non.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục của bậc học. Từ 2010 đến nay, phòng GD-ĐT đã kết hợp với các đơn vị tổ chức mở tại huyện đƣợc 01 lớp Đại học, 02 lớp Cao đẳng và 01 lớp Trung cấp sƣ phạm mầm non với số học viên là 284 (hiện vừa tổ chức thi tuyển sinh 01 lớp Trung cấp với 106 học viên) và cử một số cán bộ quản lý tham gia học bồi dưỡng quản lý nhà nước, quản lý giáo dục...

kịp thời bổ sung đội ngũ đáp ứng nhu cầu cũng nhƣ yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, Phòng GD-ĐT và các đơn vị còn tích cực tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn như: sinh hoạt chuyên môn thường kỳ cấp trường, cấp huyện; thi giáo viên dạy giỏi các cấp; thi làm đồ dùng dạy học;

viết sáng kiến kinh nghiệm; tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm.... Thông qua các hoạt động đó, trình độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên đƣợc nâng lên rừ rệt. Đến nay, tỷ lệ đạt chuẩn là 99,55%, trong đú trờn chuẩn 51,3%.

Việc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý giáo dục, tin học đƣợc quan tâm đã có chuyển biến tích cực. Hiện nay, tỷ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ tin học A trở lên là 71,3% tăng 225 cô so với năm học 2010 - 2011 và đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Số cán bộ quản lý có Chứng chỉ quản lý giáo dục là 84, tăng 10 cô so với năm học 2010 - 2011.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 69 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc tuyển dụng biên chế, hợp đồng giáo viên, nhân viên bậc học mầm non đảm bảo các quy định và đáp ứng yêu cầu của công việc. Đến nay, toàn huyện có 1.102 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (tăng 404 ngƣòi so với năm 2010). Trong đó, biên chế là 94 người chiếm 8,5%, hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng hưởng trợ cấp của thành phố là 843 người chiếm 76,5%, còn lại là hợp đồng thời vụ do các đơn vị tự thực hiện với người lao động. Với số lƣợng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hiện có đã đảm bảo các quy định về số cán bộ quản lý, số giáo viên/lớp, số cô nuôi đối với bậc học mầm non.

Thực hiện các quyết định 282/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 của UBND thành phố về chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công sang công lập và các quyết định số 766/QĐ-UBND ngày 23/5/2011, 2146/QĐ-UBND ngày 30/12/2011, 1496/QĐ-UBND ngày 7/8/2013 của UBND thành phố về điều chỉnh lương, phụ cấp đối với giáo viên bậc học mầm non, lương và phụ cấp của giáo viên mầm non trên địa bàn huyện đã đƣợc cải thiện đáng kể. Đến nay, giáo viên diện biên chế đã được xếp đúng thang bảng lương quy định của nhà nước, đối với lực lượng giáo viên ngoài biên chế được hưởng hỗ trợ của thành phố lương hưởng tăng dần từ 1,0 lên 1,3; 1,65 và hiện nay là 1,86 (từ tháng 01/2013).

Việc thực hiện nghiêm túc chế độ đối với cán bộ, giáo viên đã tạo tâm lý ổn định hơn trong công tác đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên bậc học mầm non trên địa bàn huyện.

2.2.2.4. Về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trẻ em, xây dựng trường chuẩn quốc gia

Đến nay, 100% các xã, thị trấn hoàn thành việc quy hoạch cơ sở giáo dục mầm non theo quy chuẩn. Có 18/31 cơ sở trường đã xây dựng đảm bảo quy hoạch trường mầm non có 1 hoặc tối đa 2 điểm trường, so với kế hoạch đạt 58%. Diện tích các trường mầm non đã được các địa phương quan tâm mở rộng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ở khu trung tâm, một số trường được quy hoạch ở vị trí mới. Hiện có 22 xã đủ diện tích/trẻ theo quy định.

Thực hiện mục tiêu xoá phòng học tạm, phòng học nhờ, phòng học cấp IV hoặc xuống cấp, kiên cố hoá trường lớp học và xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn. Trong thời gian 2010 - 1013 toàn huyện đã huy động đầu tƣ kinh phí 64.227 triệu đồng cho việc cải tạo và xây mới trường lớp Mầm non với kết quả:

xây mới 72 phòng, cải tạo 17 phòng và 1 khu phụ trợ, đồng thời đầu tƣ 2.551 triệu đồng mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Chỉ tính riêng năm học 2013 - 2014, toàn huyện đã xây mới và sửa chữa, cải tạo đƣợc 17 phòng học từ nguồn kinh phí thành phố cấp và sự hỗ trợ của huyện; các phòng học xuống cấp nặng đã đƣợc phắc phục bằng nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau; số phòng hiệu bộ, phòng chức năng, bếp ăn, công trình vệ sinh đã đƣợc đầu tƣ xây mới, cải tạo nâng cấp một cách đáng kể, so với năm 2010, tăng 22 phòng hiệu bộ, 02 phòng chức năng, 14 bếp đạt chuẩn về quy trình bếp một chiều, 56 công trình vệ sinh khép kín đúng quy cách.

Công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường đã có chuyển biến tích cực, tạo cảnh quan hài hòa, cây xanh, bóng mát cho trẻ hoạt động; đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời đƣợc đầu tƣ gia tăng thông qua các chương trình đầu tư của Sở GD&ĐT và xã hội hóa giáo dục.

100% các trường có máy tính với tổng số 288 máy, tăng 158 máy so với năm học 2010 - 2011, đa số các trường đã có máy tính cho lớp 5 tuổi. 100% các trường thực hiện nối mạng từ năm học 2009 - 2010. Với việc đầu tư máy móc, thiết bị và bồi dƣỡng đào tạo cán bộ quản lý và giáo viên đến nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy đƣợc thực hiện khá hiệu quả tại 100% số trường.

Công tác xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt kết quả bước đầu, toàn huyện hiện có 6/31 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia chiếm 19,4%, đạt 64,5% kế hoạch. Gồm các trường: 20/8, Thanh Lương, Nhân Hòa,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 71 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tam Cường, Trấn Dương và Tân Hưng. Kế hoạch trong năm học 2014 - 2015 phấn đấu đạt chuẩn 02 trường mầm non Tam Đa và mầm non Tân Liên. (Theo báo sơ kết 5 năm thực hiện NQ 30-NQ/TU)

Một phần của tài liệu Tăng cường xã hội hóa giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)