Thực trạng GDMN thành phố Hải Phòng (từ tháng 5/2010 đến tháng 3/2014)

Một phần của tài liệu Tăng cường xã hội hóa giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (Trang 62 - 75)

Chương 2: THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ GDMN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHềNG HIỆN NAY

2.2. Khái quát về thực trạng GDMN và xã hội hoá GDMN thành phố Hải Phòng và huyện Vĩnh Bảo

2.2.1. Thực trạng GDMN thành phố Hải Phòng (từ tháng 5/2010 đến tháng 3/2014)

- Về quy mô

Tính đến tháng 03/2014 Hải Phòng có 297 trường với 3.196 nhóm lớp (tăng 33 trường, 673 nhóm lớp so với năm 2010, chủ yếu tăng ở khối tư thục - tăng hơn 2 lần trong 4 năm qua), chia theo loại hình công lập: 238; Ngoài công lập: 59 (cơ quan xí nghiệp: 06; dân lập: 02; tƣ thục: 51).

Tăng cường chỉ đạo huy động trẻ đến trường bằng nhiều hình thức, đặc biệt chỉ đạo tập trung ưu tiên huy động trẻ 5 tuổi đến trường, chính vì vậy số trẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 52 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đi học không ngừng tăng mạnh hàng năm. Tháng 01/2014 huy động 95.751 trẻ đến trường (không tính trẻ ở những cơ sở chăm sóc giáo dục chưa được cấp giấy phép) (đạt tỷ lệ trên 55,13%), (so với năm 2010 tăng 13.698 trẻ (tập trung ở độ tuổi mẫu giáo - tăng 16.598 trẻ và giảm ở độ tuổi nhà trẻ - giảm 2.900 trẻ), trung bình tăng 3.400 trẻ/năm); trong đó huy động trẻ mẫu giáo: 81.390 - đạt 85,4%; nhà trẻ: 14.361 - 19,1%. Đặc biệt tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến trường luôn vượt chỉ tiêu phổ cập, đạt 99,05% - 30.987 trẻ (tăng hơn 6 nghìn trẻ - số trẻ huy động tăng 25% so với năm 2010).

- Về chất lượng giáo dục

Chăm sóc nuôi dưỡng: Trong năm học không để xảy ra trường hợp tai nạn thương tích hoặc ngộ độc thực phẩm nào trong trường mầm non; đặc biệt công tác phòng chống dịch bệnh theo mùa đạt hiệu quả; Tổng kết năm học 2012-2013 100% số trường mầm non Hải Phòng tổ chức ăn bán trú cho trẻ; Số trẻ được nuôi dƣỡng đạt tỷ lệ cao: 99,81%; tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân giảm mạnh xuống dưới 4%, thể thấp còi giảm xuống dưới 5%, góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng trong cộng đồng.

- Công tác quản lý nhà nước về GDMN

Những năm qua thành phố Hải Phòng tập trung chỉ đạo triển khai, kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo phát triển GDMN đến năm 2015: Đề án số 127/ĐA-UBND ngày 30/11/2009 về “Ổn dịnh và phát triển giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”; Nghị quyết số 30/NQ-TU ngày 03/12/2009 của Ban Thường vụ Thành uỷ; Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 của Hội đồng Nhân dân thành phố khoá 13 về phát triển giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng đến 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 408/QĐ- UBND ngày 17/3/2010 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 30/NQ- TU ngày 3/12/2009 của Ban thường vụ thành uỷ; Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 về chuyển đổi các trường mầm non bán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công trên địa bàn thành phố Hải Phòng sang công lập tự chủ (thực hiện cơ chế tự chủ bảo đảm một phần chi phí hoạt động theo Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25/6/2006 của Chính phủ); Quyết định số 836/QĐ-UBND ngày 03/6/2011 phê duyệt Kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi thành phố Hải Phòng đến năm 2015; Quyết định nâng mức hệ số hỗ trợ lương cho giáo viên mầm non hàng năm theo lộ trình 3 năm, đạt 1,86 từ tháng 01/2013 thực hiện Đề án số 128/ĐA-UBND ngày 10/01/2011 về chuyển đổi các trường mầm non bán công trên địa bàn thành phố Hải Phòng sang công lập tự chủ; Kế hoạch số 5695/KH-UBND ngày 04/9/2012 triển khai Quyết định 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 8264/KH-BCĐ ngày 05/11/2013 thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2015; công văn số 7130/UBND-VX ngày 27/9/2013 về việc tăng cường công tác quản lý các cơ sở GDMN ngoài công lập; Nghị quyết 07/2013/NQ-HĐND ngày 25/7/2013 về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách xã hội hóa giáo dục-đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục-thể thao trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 3013-2016, định hướng đến năm 2020…

- Việc chuyển đổi loại hình trường trong hệ thống GDMN.

Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-TU ngày 03/12/2009 của Ban Thường vụ Thành uỷ; Nghị quyết số 17/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 của Hội đồng Nhân dân thành phố khoá 13 về phát triển giáo dục mầm non thành phố Hải Phòng đến 2015, định hướng đến năm 2020; Ủy ban nhân đân TP Hải Phòng đã ra Quyết định nâng mức hỗ trợ lương cho giáo viên mầm non hàng năm thực hiện theo Đề án số 128/ĐA-UBND ngày 10/01/2011 về chuyển đổi các trường mầm non bán công trên địa bàn thành phố Hải Phòng sang công lập tự chủ theo lộ trình từ 0,8-1,0 năm 2010 lên 1,30 vào năm 2011, 1,65 năm 2012 và 1,86 vào năm 2013 và Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 về chuyển đổi 159 trường mầm non bán công trên địa bàn thành phố Hải Phòng sang công lập tự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chủ (thực hiện cơ chế tự chủ bảo đảm một phần chi phí hoạt động theo Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 25/6/2006 của Chính phủ). Kết thúc năm học 2010-2011 đã hoàn thành chuyển đổi 159 trường mầm non bán công sang công lập trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học tại các cơ sở GDMN.

Hải Phòng tập trung chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong GDMN góp phần đổi mới và nâng cao chất lƣợng công tác quản lý và tổ chức hoạt động giáo dục. Công tác bồi dưỡng tin học chương trình A và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động giáo dục mầm non, quản lý nuôi, tài chính trong trường mầm non cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đƣợc tích cực triển khai. Tháng 5/2013 đã có 6119 (86.38%) cán bộ giáo viên biết sử dụng máy vi tính, 5199 (73.39%) cán bộ giáo viên có chứng chỉ hoặc bằng A tin học trở lên, 30% cán bộ quản lý và giáo viên dạy lớp 5 tuổi được bồi dưỡng ứng dụng phần mềm Mind Manager để quản lý chương trình và các công tác khác theo hệ thống. Các cơ sở GDMN thực hiện tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý trường mầm non và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, sử dụng các phần mềm hữu ích để quản lý tài chính, quản lý hồ sơ trẻ, quản lý nhân sự, quản lý chế độ dinh dƣỡng, điều hành các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Tính đến tháng 5/2013 đã có 100% trường đã được trang bị máy vi tính và nối mạng internet, trong đó 100% trường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.

- Việc quản lý cơ sở GDMN ngoài công lập

Tính đến tháng 1/2014 hệ thống trường lớp mầm non ngoài công lập Hải Phòng có tổng số 59 trường mầm non (trong đó tư thục có 51 trường; cơ quan xí nghiệp: 6 trường và 2 trường dân lập) với 352 nhóm lớp, 9963 trẻ. Ngoài ra còn có 366/926 nhóm lớp tƣ thục độc lập đủ điều kiện đã đƣợc cấp phép thành lập và hoạt động với 7147 trẻ (không tính 8162 trẻ trong 560 nhóm lớp chƣa đủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

điều kiện cấp phép hoạt động). Tất cả các trường, lớp mầm non tư thục đủ điều kiện đã được cấp phép hoạt động và được kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ, đƣợc khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các hoạt động chuyên môn, đƣợc định kỳ kiểm tra tƣ vấn hỗ trợ của các cơ quan quản lí giáo dục các cấp, được bình đẳng trong đánh giá thi đua khen thưởng; 93,68% các nhóm lớp tư thục có phép thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới; 100% trẻ được ăn bán trú tại trường mầm non tư thục, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục;

99,77% trẻ đƣợc theo dừi biểu đồ; 97,98% trẻ đƣợc khỏm sức khỏe định kỳ.

- Việc quản lý, tổ chức chăm sóc trẻ dưới 36 tháng tuổi tại các cơ sở GDMN.

Các nhóm trẻ trong trường mầm non công lập và công lập tự chủ một phần đƣợc quản lý đảm bảo chất lƣợng tổ chức nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục và an toàn tuyệt đối. Toàn thành phố có tỷ lệ huy động trẻ độ tuổi nhà trẻ đến trường đạt rất thấp, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 18 tháng tuổi trở lên (19,1%) và có chiều hướng giảm huy động theo từng năm trong 4 năm gần đây; (Trong tổng số 14.361 trẻ nhà trẻ, trẻ dưới 1 tuổi: 31; 12-24 tháng tuổi: 2.397; 25-36 tháng tuổi 11.933; các trường công lập huy động 10.104 trẻ, các trường MN ngoài công lập: 4.257trẻ). Trẻ dưới 18 tháng tuổi hầu như không có điều kiện được tiếp nhận trong trường công lập; nguyên nhân do thiếu phòng học, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, mức thu học phí không đủ để trả chế độ hợp đồng cho GV.

- Về công tác thanh tra, kiểm tra

Năm học 2012-2013 Sở Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra chuyên môn đƣợc 100% số quận huyện; phòng Giáo dục và Đào tạo đã kiểm tra đƣợc 230 trường mầm non (79%). Kết quả kiểm tra như sau: loại tốt 76 trường (33%), loại khá 121 trường (52,6%), loại đạt yêu cầu 33 trường (14,3%).

Các cơ sở GDMN đã thực hiện tự đánh giá chất lƣợng giáo dục nhà trường làm cơ sở để thực hiện đánh giá ngoài. Đến nay đã có 31 trường mầm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 56 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

non đƣợc UBND thành phố công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng giáo dục cấp độ 2.

- Tình hình phát triển đội ngũ, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ

Quan tâm tuyển bổ sung, sắp xếp đội ngũ giáo viên theo quy định của Điều lệ trường mầm non. Hiện nay toàn ngành học có 10.017 cán bộ giáo viên, nhân viên tăng 3.146 người (45% so với năm 2010), trong đó số cán bộ giáo viên, nhân viên trong 238 trường mầm non công lập và công lập tự chủ là:

8.445 người, số còn lại thuộc các trường mầm non ngoài công lập. Tính theo thông tƣ 71 còn thiếu gần 300 giáo viên. Số giáo viên dạy mẫu giáo 5 tuổi đạt 1885 người, tăng 798 giáo viên so với năm 2010. Định biên giáo viên dạy lớp 5 tuổi/lớp đạt 2.05.

Đánh giá tình hình phát triển đội ngũ trong 238 trường MN công lập và công lập tự chủ:

Thứ nhất, về chế độ lao động: trong tổng số 8.445 người có 1.597 biên chế (bằng 18,9% tổng số có mặt); 6.848 hợp đồng (bằng 81,1% tổng số có mặt) gồm: 4.778 giáo viên, 2.024 nhân viên.

Thứ hai, cơ cấu, chất lƣợng đội ngũ:

Cán bộ quản lý: Tổng số: 644 người, trong đó 598 biên chế (bằng 93%

số cán bộ quản lý) và 46 hợp đồng theo Quyết định 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Trình độ: Đại học và trên đại học 551 người = 85,6%; Cao đẳng 84 người = 13% và Trung cấp 9 người = 1,4%;

Giáo viên: Tổng số: 5.597 người, trong đó 819 biên chế (bằng 15% số giáo viên hiện có) và 4.778 hợp đồng; Trình độ: Đại học 1.783 người = 32%;

Cao đẳng: 1.068 người = 19%; Trung cấp 2.457 người = 44%; Giáo viên chưa đạt chuẩn 289 người = 5%.

Nhân viên (chưa bao gồm lao công, bảo vệ: 1.664 người, trong đó 180 biên chế (bằng 11% số nhân viên hiện có), 1.484 hợp đồng. Trong đó nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 57 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viên nấu ăn: 1.224 người và nhân viên văn phòng (Kế toán, Văn thư, Y tế):

440 người.

Nhƣ vậy, tổng lao động mầm non có mặt đến tháng 9/2013 mới đạt 88%

tổng lao động cần có theo quy đinh tại Thông tƣ 71/TTLT-BGDĐT-BNV. Tuy nhiên, số cán bộ quản lý hiện có bằng 96% so định mức, giáo viên hiện có bằng 94% so định mức, nhân viên nấu ăn hiện có bằng 99% so định mức; nhân viên kế toán hiện có bằng 100% so định mức quy định; lao động mầm non thiếu chủ yếu ở cơ cấu nhân viên văn thƣ thủ quỹ, y tế bằng 46% so định mức.

Thứ ba, công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý: Từ năm 2003, thực hiện Quyết định 161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các trường mầm non thực hiện chuyển đổi sang mô hình trường bán công và không thực hiện tuyển dụng giáo viên mầm non, mà chuyển sang chế độ hợp đồng hưởng mức hỗ trợ của thành phố; ở các huyện ngoại thành, mỗi huyện chỉ có 01 trường mầm non công lập có số giáo viên cơ hữu trong biên chế; các trường mầm non theo mô hình bán công chỉ có Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trong biên chế, còn lại là hợp đồng lao động. Do đó, lao động trong biên chế trong ngành học mầm non giảm dần và thay thế bằng lao động hợp đồng (số biên chế chiếm 18,9% so với tổng lao động mầm non hiện có mặt). Số biên chế hiện có chủ yếu tập trong ở đội ngũ cán bộ quản lý và ở một số trường công lập tại các quận.

Thứ tƣ, chế độ chính sách: Đối với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên trong biên chế được hưởng các chế độ chính sách theo quy định hiện hành đối với viên chức ngành giáo dục và đào tạo; đối với đội ngũ lao động hợp đồng thực hiện Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban nhân dân thành phố đã thực hiện việc xét duyệt chính sách đối với giáo viên mầm non; trước mắt xét duyệt chính sách đối với 3.911 giáo viên mầm non có mặt đến 31/8/2011 theo lộ trình: Năm 2012 xét duyệt 40%, năm 2013 xét duyệt 30% và năm 2014 xét duyệt 30%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 58 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ năm: Thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục mầm non; tập trung đào tạo bồi dƣỡng nâng cao chất lƣợng đội ngũ; hàng năm thực hiện đánh giá chất lƣợng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Toàn thành phố có 7195/7700 cán bộ giáo viên trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (đạt 93,4%, tăng 2.600 giáo viên đạt chuẩn so với năm 2010), trong đó có 50,8% đạt trình độ trên chuẩn (tăng 1427 giáo viên). Hiện toàn ngành có khoảng 24% cán bộ giáo viên đang theo học cao đẳng, đại học, sau đại học và các lớp chuẩn hóa trình độ chuyên môn.

- Triển khai tốt công tác đánh giá chất lượng hiệu trưởng, giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp hằng năm.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phòng học, đồ dùng thiết bị đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục mầm non. Nhiều trường lớp mầm non được xây dựng theo hướng kiên cố, chuẩn và hiện đại; thiết bị phục vụ công tác ăn, ngủ, tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non đƣợc đầu tƣ tích cực đáp ứng yêu cầu chăm sóc nuôi, dạy trẻ và thực hiện công tác phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi. Kết quả trong 4 năm qua đã xây mới 564 phòng học, 53 bếp ăn; cải tạo sửa chữa 926 phòng học, 59 bếp; Đầu năm học 2013-2014 (tháng 9/2013) có 3044 phòng học đang đƣợc sử dụng, trong đó có 2076 phòng học kiên cố (68,2%, tăng 820 phòng so với năm 2010); tỷ lệ phòng học tạm học nhờ, phòng học cấp 4 giảm đáng kể, số phòng học cấp 4 còn 852 (28%, giảm 344 phòng); số phòng học xuống cấp: 116 (3,8%, giảm 41 phòng);

có 95% bếp nấu ăn đảm bảo qui trình bếp 1 chiều, trong đó có 71,1% bếp đƣợc thiết kế theo đúng quy chuẩn bếp 1 chiều; 68,4% số lớp mầm non có công trình vệ sinh đạt yêu cầu; 51% trường có phòng hoạt động chức năng dành cho trẻ;

92,3% trường mầm non có đồ chơi ngoài trời. Công tác chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm. Hải Phòng hiện có 58 trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, đạt 19,5% (tăng 18 trường so với tháng 5/2010).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 59 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh đóng góp nguồn lực lớn cho phát triển giáo dục mầm non thành phố. Hệ thống trường mầm non tư thục phát triển mạnh mẽ. Chất lƣợng hoạt động trong các cơ sở mầm non tƣ thục dần được quan tâm đúng mức. Đặc biệt hầu hết các trường mầm non tư thục mới đƣợc xây dựng đều có qui mô lớn, phòng học chuẩn và đầu tƣ hiện đại.

Tổng kinh phí từ nguồn xã hội hóa giáo dục trong 3 năm (2010-2013) là 558 tỷ (trong đó, đầu tƣ đồ dùng, thiết bị, cải tạo cơ sở vật chất: 208 tỷ; Học phí và các khoản khác: 350 tỷ). Trong tổng kinh phí đầu tƣ hàng năm cho GDMN, nguồn kinh phí từ xã hội hóa giáo dục (phụ huynh và các lực lƣợng xã hội đóng góp) chiếm tỷ trọng từ 35-40%.

- Bố trí kế hoạch ngân sách tăng dần hàng năm, tập trung kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục, Đề án ổn định và phát triển GDMN đến năm 2015… và phối hợp lồng ghép các nguồn vốn khác để đầu tư cho GDMN . Đã có 149 phòng học đƣợc cải tạo sửa chữa, 192 phòng học đƣợc xây mới từ nguồn ngân sách nhà nước cấp 71,9 tỷ thực hiện lộ trình xóa phòng học tạm, học nhờ, phòng học xuống cấp từ nguồn kinh phí của Đề án ổn định và phát triển GDMN đến năm 2015. Tập trung kinh phí mua sắm trang thiết bị đồ chơi trong lớp, ngoài trời, trong đó có 18,7 tỷ từ nguồn Thông tƣ 30, hơn 17 tỷ từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư cho phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi.

Tổng kinh phí đầu tƣ cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị của toàn ngành học trong 03 năm (2010-2013) đạt hơn 629 tỷ đồng, trong đó xây mới gần 411 tỷ, cải tạo sửa chữa gần 102 tỷ và mua trang thiết bị hơn 116 tỷ. Kinh phí trên được lấy từ các nguồn: ngân sách nhà nước hơn 421 tỷ đồng (66,7%), phụ huynh đóng góp gần 106 tỷ đồng (16,8%), các tổ chức cá nhân hơn 102 tỷ đồng (16,5%).

Một phần của tài liệu Tăng cường xã hội hóa giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)