Truyền thống lịch sử, văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu Tăng cường xã hội hóa giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (Trang 59)

9. Dự kiến cấu trúc của Luận văn

2.1.2. Truyền thống lịch sử, văn hóa, giáo dục

Vùng đất Vĩnh Bảo gắn liền với các giai đoạn phát triển của đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình, cách nay khoảng 4.500 năm. Theo những cứ liệu lịch sử và tƣơng truyền của dân gian vào thời kỳ các vua Hùng dựng nƣớc, vùng đất Vĩnh Bảo ngày nay đã có ngƣời sinh sống và tham gia tích cực vào cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trƣng (40-44). Thực hiện chủ trƣơng khai khẩn đất đai của các triều đại phong kiến, Nhân dân Vĩnh Bảo tích cực hƣởng ứng vừa mở mang kinh tế, vừa tạo lực lƣợng tại chỗ để bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, nhiều bia ký, thần phả, gia phả, truyền thuyết ở những làng quê Vĩnh Bảo hiện còn lƣu giữ đƣợc là chứng cứ lịch sử về công cuộc khai khẩn ở các thế kỷ X-XI.

Hiện nay, Vĩnh Bảo có 29 xã và 1 thị trấn. Vĩnh Bảo là vùng đất trẻ ven biển, đồng đất phần nhiều bị nhiễm chua, tiềm năng kinh tế không đa dạng, trồng trọt, chăn nuôi và nghề thủ công là căn bản. Ngoài cấy lúa còn có cây ăn quả và cây đặc sản thuốc lào. Vĩnh Bảo có nhiều nghề thủ công cổ truyền, có tiếng là nghề dệt vải khổ nhỏ ở Cổ Am, Hội Am, chiếu cói làng Bào và tạc tƣợng, làm con rối ở Linh Đông. Xã Đồng Minh có phƣờng điêu khắc, tạc tƣợng, làm con rối, đồ sơn mài khá nổi tiếng, tiêu biểu là phƣờng Bảo Hà. Nghề này đƣợc du nhập từ thế kỷ thứ XV-XVI và mau chóng chiếm đƣợc vị trí xứng đáng trong lịch sử. Sản phẩm điêu khắc đã có mặt ở nhiều nơi trong nƣớc và ngoài nƣớc.

Những công trình văn hoá - lịch sử của Vĩnh Bảo là sự kết tinh tài hoa và khiếu thẩm mỹ trên lĩnh vực kiến trúc dân gian, phản ánh đời sống tinh thần phong phú của các thế hệ ngƣời Vĩnh Bảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhớ tới Bảo Hà Vào chùa xem tượng mới tô Thăm đền tổ phụ, thăm từ Linh Lang

Bàn tay khắc gỗ nên vàng…

Từ xƣa Vĩnh Bảo đã đƣợc đánh giá là “Đất học, đất quan”. Quả thế, đời nào cũng vậy, Vĩnh Bảo có đội ngũ trí thức đông đảo, học vấn cao ở nhiều lĩnh vực khoa học hoặc làm quan nổi tiếng thanh liêm. Nhiều cử nhân, bảng nhãn, thám hoa, tiến sỹ, trạng nguyên sinh ra và lớn lên từ Vĩnh Bảo. Chƣa có ai thống kê thật chính xác, từ nơi đây đã có bao nhiêu ngƣời học hành giỏi giang thành đạt, có những đóng góp vào nền khoa học và văn hoá của dân tộc. Những ngƣời tiêu biểu đã đƣợc sử sách nhà nƣớc ghi chép nhƣng còn rất nhiều ngƣời chỉ đƣợc ghi lòng tạc dạ trong mỗi dòng họ, cộng đồng làng xã và bia kí ở làng quê mình.

Học hành đã trở thành truyền thống của ngƣời Vĩnh Bảo. Việc học hành đƣợc coi là đƣơng nhiên nhƣ việc cấy cày của nhà nông vậy. Trẻ em nhà khá giả cũng nhƣ nhà nghèo khó đều đua nhau mà học. Nhiều ngƣời học liên tục từ trƣờng làng, trƣờng huyện, trƣờng tỉnh lên cả kinh thành tiếp tục đèn sách thành tài. Có ngƣời trở thành nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu nghệ thuật, nhà toán học, sử học… (cả tự nhiên và xã hội), cũng có ngƣời làm quan. Dù ở cƣơng vị nào họ cũng giữ đƣợc bản lĩnh và lƣơng tâm nhƣ tấm lòng trong sáng, trung trinh của những ngƣời ở làng quê đã sinh ra và nuôi dƣỡng mình. Một số ngƣời đỗ đại khoa đƣợc sử sách lƣu truyền, trong đó đặc biệt phải kể đến Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585). Ông là “Nhà thơ, nhà văn, một thầy giáo, một nhà hiền triết, một nhà dự báo, một danh nhân văn hoá nhƣ cây đại thụ bóng trùm cả thế kỷ XVI”. Phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, từng lớp thế hệ ngƣời dân Vĩnh Bảo luôn xác định mục tiêu thoát nghèo với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 50 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

con đƣờng duy nhất và ngắn nhất là học. Ngƣời dân Vĩnh Bảo luôn xác định quan điểm “đi ra từ học”.

Một phần của tài liệu Tăng cường xã hội hóa giáo dục Mầm non trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)