9. Dự kiến cấu trúc của Luận văn
2.1.1. Khái quát về huyện Vĩnh Bảo
Vĩnh Bảo là huyện xa trung tâm thành phố Hải Phòng, đƣợc bao bọc quanh huyện là sông Luộc, sông Hóa, sông Thái Bình và cũng là ranh giới tự nhiên với huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ (Hải Dƣơng); Quỳnh Phụ, Thái Thụy (Thái Bình); Tiên Lãng (Hải Phòng), nhân dân sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Huyện có 30 đơn vị hành chính xã, thị trấn, dân số khoảng 19 vạn ngƣời. Đảng bộ huyện có 85 tổ chức cơ sở. Toàn huyện có 5 trƣờng trung học phổ thông; 01 trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thƣờng xuyên; 28 trƣờng trung học cơ sở; 01 trƣờng tiểu học và trung học cơ sở; 30 trƣờng tiểu học; 31 trƣờng mầm non. Tổng số học sinh từ mẫu giáo đến Trung học phổ thông trên 34.000 học sinh; là một huyện có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng của thành phố Hải Phòng. Ngay từ thủa khai đất, lập làng, xây dựng cộng đồng, ngƣời dân Vĩnh Bảo đã sớm khẳng định vai trò chủ nhân của mình ở một miền đầy sóng gió, thử thách. Những yếu tố văn hóa và truyền thống trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã đƣợc vun đắp, truyền nối qua các thế hệ.
Truyền thống đó càng đƣợc phát huy trong điều kiện lịch sử mới dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 08/8/1938, chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ra đời ở huyện Vĩnh Bảo. Từ đó, cán bộ, đảng viên và nhân dân Vĩnh Bảo đoàn kết, đồng lòng đứng lên tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến công vào nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng quê hƣơng theo định hƣớng chủ nghĩa xã hội. Những chiến công vang dội trong những ngày đánh Pháp, đánh Mỹ, những thành tựu trong công cuộc xây dựng quê hƣơng sẽ không bao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
giờ phai mờ trong ký ức của mỗi ngƣời dân. Đó cũng chính là cơ sở truyền thống, những kinh nghiệm, bài học quý báu cho Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Bảo vững bƣớc trong sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo, nhằm mục tiêu: “Dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.